Lưỡi trắng biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị
Hiện tượng rêu lưỡi trắng phổ biến ở rất nhiều người, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là hậu quả do quá trình vệ sinh răng miệng kém nhưng cũng rất có thể là triệu chứng của một dạng bệnh lý trong cơ thể. Thắc mắc về tình trạng lưỡi trắng sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây, bạn đọc hãy cùng theo dõi.
Nguyên nhân gây nên tình trạng lưỡi trắng
Lưỡi là cơ quan cảm nhận vị giác quan trọng của con người, đây là nơi đầu tiên tiếp nhận thức ăn vào cơ thể. Cũng bởi vậy, các vi khuẩn tập trung trên bề mặt lưỡi khá lớn khiến nơi đây có nguy cơ phát bệnh cao. Một vài nguyên nhân được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng rêu lưỡi màu trắng gồm:
Mất nước
Khi cơ thể một người bị thiếu nước, lưỡi sẽ bị khô và xuất hiện tình trạng rêu trắng. Hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào và nhanh chóng khỏi khi được bổ sung nước đầy đủ.
Tình trạng mất nước còn có thể là do tác dụng phụ của một số quá trình điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị, dùng thuốc kháng sinh liều cao. Việc đưa hóa chất vào người khiến người bệnh trở nên háo nước, khát nước, lưỡi có màu trắng. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh cũng nên uống thêm nước để cơ thể được cân bằng.
Rối loạn tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa được biểu hiện khá rõ ràng thông qua lưỡi. Khi chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều hoặc quá no vào buổi tối, để bụng quá đói rồi mới ăn,… dạ dày sẽ gặp phải một số vấn đề nhất định như viêm loét, trào ngược dạ dày, ợ hơi,…
Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua đều là nguyên nhân khiến rêu lưỡi có màu trắng và kèm theo hơi thở có mùi khó chịu.
Sự thiếu hụt vitamin
Lưỡi trắng có thể là biểu hiện của việc cơ thể đang thiếu hụt trầm trọng một số loại vitamin dưỡng chất nhất định. Hiện tượng này thường xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, khi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm cho toàn bộ cơ thể. Thường lưỡi trắng được chẩn đoán là do thiếu hụt vitamin B9 hoặc vitamin B12.
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo
Răng miệng cần được vệ sinh mỗi ngày do phải tiếp nhận nhiều dạng thức ăn khác nhau liên tục. Vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ các tổn dư của thức ăn ở các ngóc ngách khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Khi răng miệng không được vệ sinh sạch, lớp nhú papille sẽ sưng lên và gây nên hiện tượng rêu lưỡi trắng, hôi miệng. Một số vấn đề khiến rêu lưỡi trắng thường thấy gồm: Không vệ sinh lưỡi, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, đánh răng không đúng cách, thở bằng miệng,…
Lưỡi trắng do liên quan đến bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng lưỡi trắng còn là biểu hiện cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Bệnh răng miệng: Sâu răng, nấm trên lưỡi, nha chu,…
- Bệnh mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm họng hạt,…
- Bệnh hô hấp: Viêm phế quản,…
- Bệnh đường tiêu hóa: Trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày,…
Các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến chứng lưỡi trắng
Chắc chắn câu hỏi “Lưỡi trắng bị bệnh gì?”rất được quan tâm. Khi vấn đề khởi nguồn từ việc vệ sinh kém người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu tình trạng này đang cảnh báo bệnh lý nào đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bệnh lý viêm nhiễm khoang miệng
Đây là tình trạng các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương do vi khuẩn tấn công hoặc bị trầy xước. Đa số các trường hợp viêm vùng khoang miệng đều có thể tự khỏi khi chúng ta vệ sinh răng miệng đúng cách.
Bệnh viêm nhiễm khoang miệng thường sẽ đi kèm với các triệu chứng như lưỡi trắng, miệng đau rát, mất vị giác, cơ thể mệt mỏi, khó nhai nuốt,…
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh lý này khá phổ biến ngày nay và có thể gặp ở hầu như tất cả mọi người. Khi quá trình trào ngược diễn ra, acid dạ dày có thể theo thức ăn trào ngược lên thực quản, vòm họng khiến niêm mạc họng tổn thương.
Trào ngược dạ dày khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu, nước bọt tiết ra liên tục, rêu lưỡi trắng. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ thường xuyên cảm thấy nóng rát ngực, đau vùng thượng vị, đắng miệng, khó nuốt,…
Nấm miệng
Là tình trạng nhiễm nấm Candida khiến khoang miệng xuất hiện các mảng bám trên lưỡi và nhiều vị trí khác. Các mảng bám sẽ có màu trắng hoặc vàng nhạt và kèm theo mùi khó chịu. Nấm miệng xảy ra với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang trong quá trình dùng thuốc kháng sinh.
Nấm miệng bên cạnh triệu chứng lưỡi trắng còn khiến miệng có mùi khó chịu, đau rát khi ăn uống.
Bệnh giang mai
Ít ai biết rằng lưỡi trắng là một biểu hiện của bệnh giang mai – bệnh lý lây qua đường tình dục. Bệnh giang mai rất nguy hiểm và lây rất nhanh nên cần phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Giang mang sẽ có biểu hiện rõ ràng nhất ở vùng cơ quan sinh dục với các đốm da, vùng da có màu đỏ hồng, có viền rõ ràng so với vùng da xung quanh.
Bệnh bạch cầu
Tên khoa học là bệnh Leukoplakia – chứng bệnh gây xuất hiện các mảng trắng dày trên lưỡi và trong toàn bộ khoang miệng. Bệnh thường do các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá gây nên, một số trường hợp viêm do trầy xước.
Mảng trắng gây ra bởi bệnh bạch cầu khá an toàn nhưng để lâu không can thiệp cũng có thể khiến bệnh biến chứng.
Bị lưỡi trắng cần xử lý thế nào?
Tất nhiên vấn đề rêu lưỡi trắng không nên để kéo dài, sẽ có nhiều biến chứng ngoài ý muốn mà người bệnh không thể lường trước được có thể xảy ra. Tùy theo nguyên nhân, hiện tượng rêu lưỡi trắng sẽ được điều trị bằng các cách sau đây.
Khắc phục tại nhà
Biện pháp điều trị tại nhà sẽ phù cho những tình trạng lưỡi trắng thể nhẹ, mới được phát hiện và được xác định do quá trình vệ sinh răng miệng kém hoặc cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Một vài mẹo bạn đọc có thể áp dụng như:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối loãng có tính sát khuẩn rất tốt lại an toàn khi sử dụng. Đây là một cách loại bỏ các tế bào chết có trên bề mặt lưỡi đơn giản, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả rất tốt:
- Dùng baking soda: Kết hợp kem đánh răng và baking soda mỗi ngày sẽ giúp làm sạch răng miệng rất hiệu quả.
- Bột nghệ: Tinh bột nghệ còn có công dụng kháng nấm ngoài những tính năng làm đẹp chúng ta vẫn thường nhắc đến. Dùng tinh bột nghệ chà xát và vệ sinh lưỡi sẽ làm giảm hiện tượng lưỡi trắng hiệu quả.
Điều trị chuyên khoa
Khi đã thực hiện tăng cường vệ sinh răng miệng và sử dụng một số mẹo dân gian nhưng hiện tượng lưỡi trắng vẫn không được cải thiện có thể bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó. Lúc này việc thăm khám chuyên khoa nên được tiến hành ngay. Hãy đến gặp các bác sĩ và nói cho họ về các triệu chứng sức khỏe để được chẩn đoán và đưa ra cách điều trị bệnh tốt nhất.
Do tình trạng này liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh không nên tự phán đoán và dùng thuốc tại nhà khi chưa được sự chỉ định của các bác sĩ.
Phòng ngừa chứng rêu lưỡi màu trắng hiệu quả
Những phương án phòng ngừa sau đây sẽ cần thiết với những người đã từng mắc bệnh và chưa mắc bệnh vì chứng lưỡi trắng hoàn toàn có thể tái phát lại nhiều lần nếu bạn quá chủ quan.
- Chú ý khi vệ sinh răng miệng cần lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh trầy xước. Vệ sinh tất cả các bề mặt răng, lợi nướu và lưỡi. Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ đều đặn mỗi ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tránh bỏ sót thức ăn
- Không nên sử dụng quá nhiều các loại nước uống đóng chai, nước ngọt, nước có gas,… Hạn chế cà phê, thuốc lá và các loại trà đặc.
- Không nên ăn quá nhiều các loại đồ ăn mùi nặng khiến khoang miệng có mùi như hành, tỏi. Tăng cường rau xanh cho mỗi bữa ăn, bổ sung thêm trái cây giàu vitamin đặc biệt là B6, B9, B12.
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày đối với người trưởng thành
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để đảm bảo duy trì trạng thái ổn định nhất.
Có thể thấy, tình trạng lưỡi trắng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và để biết được đâu là nguyên nhân chính bạn cần phải theo dõi biểu hiện sức khỏe cũng như để ý thói quen hàng ngày của chính mình. Khi xuất hiện tình trạng này, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn phương án điều trị có lợi nhất.
Viêm xoang hàm có nguy hiểm không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Để giải đáp vấn đề này, chuyên gia tại Trung Tâm Đông Y Việt Nam tiến hành phân tích và tổng hợp kết quả trong bài viết dưới đây. Đồng thời hướng dẫn phòng tránh […]
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính có nguy hiểm không ắt hẳn là mối quan tâm của nhiều bạn đọc. Hiện nay, còn rất nhiều người chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Vậy viêm amidan mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thế nào? Bệnh […]
Xem chi tiếtKhám viêm xoang ở đâu tốt nhất ắt hẳn là vấn đề mà nhiều người bệnh cần được giải đáp. Bởi bất kỳ bệnh nhân nào cũng mong muốn nhận được phác đồ điều trị tốt, được khám chữa bởi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm. Dưới đây là […]
Xem chi tiếtViêm mũi dị ứng có lây không ắt hẳn là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi đây là căn bệnh có xu hướng ngày càng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Để giải đáp được vấn đề này cũng như biết cách phòng tránh bệnh, mời bạn đọc cùng […]
Xem chi tiết“Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?” là nỗi lo luôn thường trực của người bệnh mắc viêm phế quản lâu ngày. Trước hết, cần khẳng định, đây là bệnh lý hô hấp phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu thêm về những biến chứng đó và […]
Xem chi tiết