Viêm Amidan Mãn Tính: Các Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm nhiễm amidan kéo dài, tái phát nhiều lần sau các đợt viêm amidan cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết và ung thư vòm họng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nhận diện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm amidan mãn tính.

Bị viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan mãn tính (hoặc viêm amidan mạn tính) là tình trạng viêm hai tuyến amidan nằm ở hai bên của họng, thường kéo dài hơn 2 tuần hoặc tái phát nhiều lần trong năm (ít nhất 5 lần/năm).

Amidan là các mô lympho nằm ở phần sau của cổ họng, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Khi bị viêm, amidan có thể trở nên sưng tấy, đỏ và gây ra các triệu chứng khó chịu.

Bị viêm amidan mãn tính gây ra các triệu chứng khó chịu
Bị viêm amidan mãn tính gây ra các triệu chứng khó chịu

Phân loại thể bệnh amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính được chia thành 3 thể chính dựa trên hình thái và diễn biến của bệnh:

  • Viêm amidan xơ teo: Amidan nhỏ, teo lại, bề mặt sần sùi, có nhiều chỗ lõm nông hoặc các khe hở chứa chất bã đậu màu trắng.
  • Viêm amidan mãn tính hốc mủ: Amidan sưng to, bề mặt lồi lõm, có nhiều hốc chứa mủ trắng đục hoặc vàng, dễ dàng nặn ra. Người bệnh cảm giác đau rát họng, nuốt vướng, ho khạc đờm, hôi miệng, sưng hạch cổ, sốt nhẹ.
  • Viêm amidan mãn tính quá phát: Amidan to, che lấp một phần hoặc toàn bộ vòm họng, gây tắc nghẽn đường thở. Người bệnh thường ngáy ngủ, ngừng thở khi ngủ, khó thở, chảy nước mũi, giọng nói thay đổi.

Việc phân loại thể bệnh viêm amidan mạn tính có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biến

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan mạn tính là do viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần không được điều trị dứt điểm. 

Vậy nên, khi xét về nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, bác sĩ phân tích tập trung vào nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính bao gồm:

Nhiễm trùng:

  • Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan mãn tính. Các virus thường gây viêm amidan bao gồm enterovirus, adenovirus và virus cúm.
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây bệnh bao gồm Streptococcus pyogenes (vi khuẩn liên cầu lợn) và Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng).

Yếu tố khác:

  • Tiền sử mắc các bệnh truyền nhiễm: Những người đã từng mắc các bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi hoặc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản có nguy cơ cao bị viêm amidan mãn tính hơn.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng và cổ họng, dẫn đến viêm amidan.
  • Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất hoặc các chất ô nhiễm khác trong không khí làm tăng nguy cơ viêm amidan mãn tính.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả viêm amidan.
  • Cấu trúc amidan: Những người có amidan có nhiều khe, hốc hoặc có kích thước lớn hơn bình thường có nguy cơ cao bị viêm amidan mãn tính hơn vì vi khuẩn và virus dễ dàng trú ẩn và phát triển tại những vị trí này.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh như HIV/AIDS hoặc đang điều trị ung thư có nguy cơ cao bị viêm amidan mãn tính hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính

Các dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hình

Những dấu hiệu, triệu chứng viêm amidan mãn tính phổ biến bao gồm:

  • Đau họng: Đây là biểu hiện phổ biến, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường nghiêm trọng hơn khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Sưng amidan: Amidan có thể sưng to, đỏ và có mủ.
  • Hôi miệng: Gây ra mùi hôi thối ở hơi thở do vi khuẩn tích tụ trong amidan.
  • Nuốt vướng: Người bệnh có cảm giác vướng víu ở cổ họng do amidan sưng to.
  • Ho: Ho thường là ho khan, kèm theo đờm xanh hoặc vàng.
  • Sốt: Sốt thường nhẹ, một số người có kèm theo rét run và ớn lạnh.
  • Mệt mỏi: Bệnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
  • Đau nhức cơ thể: Tình trạng này xảy ra ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cơ bắp, khớp và đầu.
  • Khó thở: Xảy ra nếu amidan sưng to chặn đường thở, khiến người bệnh khó thở và bị ngưng thở khi ngủ.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm amidan mãn tính sẽ khác nhau ở mỗi người. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện khác như:

  • Đau tai: Đau tai có thể xảy ra do viêm amidan lan sang ống Eustachian, nối tai giữa với cổ họng.
  • Sưng hạch bạch huyết cổ: Hạch bạch huyết ở cổ sưng to và đau do phản ứng của hệ miễn dịch với nhiễm trùng.
  • Đau đầu: Tình trạng đau đầu xảy ra do sốt hoặc do áp lực từ amidan sưng to.

Nguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính 

Bị viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng tại chỗ

  • Áp xe quanh amidan: Hình thành mủ giữa amidan và các mô xung quanh. Triệu chứng của áp xe quanh amidan bao gồm đau họng dữ dội, sốt cao, sưng tấy ở cổ, khó nuốt và khó thở.
  • Viêm lan tỏa: Viêm có thể lan từ amidan sang các mô xung quanh như vòm họng, lưỡi mềm, vách ngăn mũi, xoang, tai giữa,…
  • Viêm amiđan hoại tử: Đây là tình trạng amidan bị hoại tử do thiếu máu. Triệu chứng bao gồm đau họng dữ dội, sốt cao, sưng tấy ở cổ, khó nuốt, chảy nước dãi có mùi hôi thối.

Biến chứng toàn thân

  • Viêm khớp cấp: Viêm khớp cấp là biến chứng do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra, khiến người bệnh sốt cao, đau khớp, sưng khớp, đỏ khớp và hạn chế vận động.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh viêm amidan mãn tính gây viêm cầu thận cấp, dẫn đến triệu chứng bao gồm nước tiểu có máu, sưng tấy ở mặt và mắt, tăng huyết áp, giảm lượng nước tiểu.
  • Viêm tim cấp: Đây cũng là biến chứng trường hợp viêm amidan mãn tính do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra, khiến người bệnh đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Là tình trạng nhiễm trùng lan vào máu, gây sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, co giật và có thể dẫn đến tử vong. 
  • Ung thư: Ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ diễn tiến thành ung thư amidan hay ung thư vòm họng.

Việc phòng ngừa và điều trị kịp thời viêm là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm amidan mãn tính, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu thập được sau quá trình thăm khám như sau:

Hỏi bệnh và khám lâm sàng:

  • Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, thời gian xuất hiện triệu chứng, tần suất tái phát, tiền sử mắc các bệnh khác, tiền sử dị ứng thuốc,…
  • Bác sĩ soi cổ họng bằng đèn đặc biệt để kiểm tra tình trạng amidan, vòm họng, lưỡi mềm, sờ cổ họng kiểm tra xem có hạch bạch huyết sưng to hay không.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus. Đồng thời cũng phát hiện các biến chứng như viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp.
  • Cấy dịch họng: Bác sĩ lấy dịch họng bằng tăm bông để cấy vi khuẩn hoặc virus, giúp xác định nguyên nhân cụ thể của viêm amidan.
  • Nội soi họng: Sử dụng ống nội soi để quan sát trực tiếp amidan và các khu vực xung quanh.
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các biến chứng của viêm amidan mãn tính như áp xe amidan, viêm tai giữa.

Hướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả

Bị viêm amidan mãn tính có chữa được không? Câu trả lời là có. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. 

Cách chữa viêm amidan mãn tính tại nhà đơn giản

Người bệnh có thể tham khảo thêm một số mẹo chữa viêm amidan mãn tính như sau để cải thiện triệu chứng bệnh:

Nước muối

  • Tác dụng: Nước muối mang lại hiệu quả tốt trong việc sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu cơn đau họng do viêm amidan gây ra.
  • Cách thực hiện: Pha loãng muối với nước ấm theo tỷ lệ 1 muỗng muối:1 ly nước. Dùng dung dịch này để súc miệng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Sử dụng nghệ 

  • Tác dụng: Nghệ có chứa curcumin, một chất chống viêm mạnh mẽ giúp giảm sưng tấy và đau rát do viêm amidan.
  • Cách thực hiện: Uống nước nghệ pha mật ong ấm, sử dụng tinh bột nghệ để pha trà hoặc ngậm trực tiếp.
Sử dụng nghệ tươi sẽ giúp giảm triệu chứng viêm amidan
Sử dụng nghệ tươi sẽ giúp giảm triệu chứng viêm amidan

Chanh hỗ trợ trị viêm amidan mãn tính

  • Tác dụng: Chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và sát khuẩn.
  • Cách thực hiện: Cắt chanh thành từng lát mỏng, ngậm trực tiếp hoặc pha nước chanh ấm với mật ong để uống.

Rau diếp cá

  • Tác dụng: Viêm amidan mãn tính nên ăn gì? Bác sĩ khuyến nghị người bệnh ăn hoặc rau diếp cá để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng.
  • Cách sử dụng: Nhai rau diếp cá tươi hoặc xay nhuyễn để uống nước.

Những vị thuốc nam chữa viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính có thể được điều trị bằng nhiều bài thuốc nam khác nhau, người bệnh có thể tham khảo như sau:

Cây rẻ quạt (xạ can)

  • Tác dụng: Dược liệu chứa isoflavonoid và các glycoside, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và ngăn ngừa tái phát viêm amidan.
  • Cách thực hiện: Sắc 10g xạ can khô với 500ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia làm 3 lần để uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn.

Cây bồ công anh

  • Tác dụng: Trong thành phần dược liệu chứa taraxacin và các flavonoid cũng đều có khả năng chống viêm, kháng khuẩn gây bệnh và giúp thanh nhiệt, thúc đẩy phục hồi niêm mạc họng.
  • Cách thực hiện: Đem sắc 20g bồ công anh và 10g cam thảo với 600ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 200ml. Chia nước thuốc làm 2 lần để uống trong ngày, uống trước bữa ăn.
Các hoạt chất trong bồ công anh giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
Các hoạt chất trong bồ công anh giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Cây bạch hạc

  • Tác dụng: Bạch hạc là dược liệu có chứa lượng lớn alkaloid và flavonoid. Kết hợp các chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và giảm đau hiệu quả, cải thiện tình trạng viêm amidan mãn tính.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch 10g bạch hạc khô, đem sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 200 – 300ml thì chắt ra cốc uống.

Bài thuốc từ ngải cứu:

  • Tác dụng: Ngải cứu chứa tinh dầu và các hợp chất sesquiterpene lactone, có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Khi kết hợp cùng các enzyme và chất chống oxy hóa trong mật ong sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu và dưỡng ẩm cổ họng.
  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, trộn với mật ong. Uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa.

Các bài thuốc từ cây thuốc nam cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, kiên trì trong khoảng 3 – 5 tuần để phát huy tác dụng cải thiện bệnh tốt nhất.

Thuốc trị viêm amidan mãn tính

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất bởi hiệu quả giảm triệu chứng tốt và kiểm soát ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy viêm amidan mãn tính uống thuốc gì?

  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị viêm amidan mãn tính do vi khuẩn. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh thường từ 7 đến 10 ngày. Các loại thường được sử dụng gồm Penicillin, Amoxicillin, Cefuroxime, Clarithromycin, Azithromycin.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Bao gồm paracetamol, ibuprofen được sử dụng để giảm các triệu chứng đau, sốt do viêm amidan mãn tính.
  • Thuốc xịt họng: Nhóm thuốc này có chứa các chất sát khuẩn như chlorhexidine, benzalkonium chloride giúp sát khuẩn, giảm đau rát họng do viêm amidan mãn tính.
  • Thuốc giảm ho: Phổ biến là Dextromethorphan, Codeine, được sử dụng để giảm ho, đặc biệt là ho ban đêm.

Hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý mua hoặc sử dụng không đúng cách vì thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Phương pháp phẫu thuật

Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, cắt amidan chỉ nên được thực hiện khi:

  • Viêm nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Điều trị bằng thuốc đầy đủ nhưng không hiệu quả.
  • Có nguy cơ cao gặp biến chứng do viêm amidan.

Cắt amidan là một thủ thuật phẫu thuật đơn giản, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Mổ siêu âm.
  • Cắt amidan bằng máy Coblator.
  • Cắt amidan bằng laser.
  • Cắt amidan viêm bằng Electrocautery.
  • Cắt amidan bằng Sluder.

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe phục hồi nhanh chóng.

Trường hợp viêm amidan nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật
Trường hợp viêm amidan nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật

Phương pháp phòng ngừa bệnh

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính dưới đây là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tránh tác nhân gây bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm amidan cấp tính hoặc các bệnh truyền nhiễm khác qua đường hô hấp.
  • Vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc người bệnh.
  • Giữ ấm cổ họng: Mang khẩu trang khi đi ra ngoài trời lạnh hoặc nhiều bụi bẩn, sử dụng khăn quàng cổ để che kín cổ họng.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Kiêng một số thực phẩm: Viêm amidan mãn tính kiêng ăn gì? Thực phẩm cứng, giòn, cay nóng, đồ lạnh, chứa nhiều chất béo,…

Tăng sức đề kháng

  • Bổ sung dưỡng chất: Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, vitamin A, kẽm, protein để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) để giúp cơ thể thanh lọc và loại bỏ độc tố.
  • Ngủ đủ giấc: Khuyến nghị mỗi người cần ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm) để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Tập thể dục: Cần thường xuyên tập thể dục (ít nhất 30 phút/ngày) để tăng cường sức khỏe và đề kháng.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó bạn cần tìm cách để giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền, nghe nhạc,…
Ăn uống đủ chất sẽ giúp ngăn ngừa viêm amidan mãn tính
Ăn uống đủ chất sẽ giúp ngăn ngừa viêm amidan mãn tính

Điều trị bệnh lý liên quan dứt điểm

  • Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… cần được điều trị dứt điểm để tránh tái phát và dẫn đến viêm amidan mãn tính.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Các bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận,… cần được kiểm soát tốt để giảm nguy cơ mắc viêm amidan mãn tính.
  • Khám định kỳ: Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm amidan.

Viêm amidan mãn tính dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, tái phát nhiều lần hoặc có các biến chứng liên quan, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng. Hãy đảm bảo việc chăm sóc và điều trị kịp thời để quản lý tình trạng bệnh hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Amidan Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?

Nội dung chínhBị viêm amidan mãn tính là gì?Phân loại thể bệnh amidan mạn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biếnCác dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hìnhNguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính Phương pháp chẩn đoánHướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quảCách chữa viêm amidan mãn tính […]

Xem chi tiết
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Ai là người không nên cắt amidan?

Nội dung chínhBị viêm amidan mãn tính là gì?Phân loại thể bệnh amidan mạn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biếnCác dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hìnhNguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính Phương pháp chẩn đoánHướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quảCách chữa viêm amidan mãn tính […]

Xem chi tiết
Có nên cắt amidan cho người lớn không? Khi nào không nên cắt?

Nội dung chínhBị viêm amidan mãn tính là gì?Phân loại thể bệnh amidan mạn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biếnCác dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hìnhNguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính Phương pháp chẩn đoánHướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quảCách chữa viêm amidan mãn tính […]

Xem chi tiết
Sau Cắt Amidan Có Hết Viêm Họng Không? Lưu Ý Cho Người Bệnh

Nội dung chínhBị viêm amidan mãn tính là gì?Phân loại thể bệnh amidan mạn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biếnCác dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hìnhNguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính Phương pháp chẩn đoánHướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quảCách chữa viêm amidan mãn tính […]

Xem chi tiết
Sỏi Amidan Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Và Biện Pháp Phòng Tránh

Nội dung chínhBị viêm amidan mãn tính là gì?Phân loại thể bệnh amidan mạn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính phổ biếnCác dấu hiệu viêm amidan mãn tính điển hìnhNguy cơ biến chứng viêm amidan mãn tính Phương pháp chẩn đoánHướng dẫn cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quảCách chữa viêm amidan mãn tính […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?