Ho Gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm và lây lan nhanh qua đường hô hấp, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng bệnh ho gà biểu hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giúp con em mình phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnh
Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Giai đoạn đầu, bệnh thường có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường.
Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi. Từ đó, những giọt nước bọt chứa vi khuẩn ho gà theo không khí xâm nhập vào đường hô hấp của những ai tiếp xúc gần và gây nên bệnh.
Bệnh ho gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là ở trẻ nhỏ dưới một tuổi. Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh có nhiều triệu chứng, tuy nhiên sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7 – 20 ngày
- Giai đoạn này trẻ đã mang vi khuẩn ho gà. Song, trẻ chưa có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.
Giai đoạn viêm long kéo dài từ 1-2 tuần
- Trong giai đoạn này sẽ dần xuất hiện triệu chứng ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi. Kèm theo đó là những cơn sốt nhẹ.
- Ở trẻ sơ sinh đôi khi sẽ xuất hiện triệu chứng “ngừng thở”, tạm dừng hô hấp. Đây là tình trạng nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Cuối giai đoạn này, cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, trở thành cơn ho kịch phát.
Giai đoạn phát bệnh kéo dài từ 1-6 tuần
Trường hợp đặc biệt ho có thể kéo dài trên 10 tuần. Các triệu chứng bệnh ho gà cụ thể ở giai đoạn này như:
- Ho rũ rượi từng cơn liên tục, mỗi cơn từ 15-20 tiếng. Cơn ho tăng dần về đêm. Ho nhiều, ho nhanh khiến mặt trẻ trở nên tím tái. Mặt trẻ chuyển sang màu đỏ do thiếu oxy, chảy nước mắt, nước mũi
- Sau cơn ho do trẻ gắng sức hít vào gấp làm thanh môn co thắt, tạo ra tiếng rít lớn nghe như tiếng gà rít
Khạc ra đờm trắng, dính như lòng trắng trứng, mang vi khuẩn ho gà - Do ho liên tục không ngừng khiến trẻ có thể nôn. Ban đầu, trẻ nôn ra thức ăn rồi đến nước dãi trong suốt. Lúc này, trẻ trở nên mệt mỏi, bơ phờ, người ướt đẫm mồ hôi và thở gấp.
- Ở trẻ sơ sinh biểu hiện bệnh ho gà qua những cơn ngừng thở ngắn, cơ thể trở nên tím tái do thiếu oxy. Vì thế, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phát hiện bệnh sớm để tránh hậu quả khôn lường.
Giai đoạn phục hồi
- Kéo dài từ 2-3 tuần, cơn ho ít dần đi, trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì nhiều tháng sau ho có thể tái diễn gây ra viêm phổi.
Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Tác nhân gây nên bệnh là vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis. Vi khuẩn ho gà có hình dạng hai đầu nhỏ, thuộc vào các loại vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
Khi xâm nhập được vào đường hô hấp, vi khuẩn ho gà sẽ bám chặt vào các nhung mao ở đường hô hấp trên. Sau đó, chúng giải phóng độc tố làm tổn thương nhung mao, tấn công hệ hô hấp làm đường thở sưng lên.
Khả năng tồn tại của vi khuẩn ho gà ở môi trường bên ngoài rất yếu. Trong vòng một giờ, chúng sẽ bị chết dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Chính vì vậy, loại vi khuẩn này thường lây lan trong môi trường khép kín, ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng như lớp học, nhà ở,…
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gà
Bệnh ho gà là một bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì đây là những đối tượng dễ bị các biến chứng nghiêm trọng do hệ miễn dịch còn yếu. Có khoảng một nửa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi phải nhập viện để điều trị bệnh ho gà.
Một số biến chứng ho gà nguy hiểm xuất hiện ở trẻ nhỏ như:
- Viêm phế quản, viêm phổi
- Ngừng thở, ho kéo dài thậm chí tử vong đối với trẻ dưới 1 tuổi
- Bệnh nhân cũng có thể gặp lồng ruột, thoái vị, sa trực tràng
- Trường hợp nguy hiểm hơn, bệnh có thể biến chứng thành viêm não, gây di chứng và tử vong. Tuy nhiên trường hợp này có tỷ lệ rất thấp 0,1%.
Đối với thanh thiếu niên và người lớn, ho gà không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây nên những triệu chứng nhẹ và có thể tự thuyên giảm.
Thanh thiếu niên và người lớn cũng có tỷ lệ mắc biến chứng bệnh ho gà nhưng thường ít nghiêm trọng hơn do đã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Biến chứng dễ gặp nhất ở độ tuổi này thường là viêm phổi.
Bệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trị
Đối với trẻ mắc bệnh nhẹ có thể cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế khu vực. Những trường hợp mắc bệnh nặng tần suất cơn ho nhiều gây suy hô hấp, hoặc biến chứng cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để cách ly và điều trị.
Điều trị ho gà bằng phương pháp Tây y
Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi trị ho gà bởi tính hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh ho gà như:
Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu
- Erythromycin: Liều dùng 50mg/kg/ngày trong vòng 14 ngày để diệt vi khuẩn và giảm lây nhiễm. Đây là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram âm Bordetella (vi khuẩn ho gà). Việc dùng kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng nếu được điều trị sớm trong giai đoạn ủ bệnh hoặc giai đoạn đầu viêm long.
- Ampixilin: Liều dùng 70-100mg/kg/ngày từ 8-10 ngày. Công dụng chính là chống vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
- Dung dịch dimedron 0,15% uống 5-10 ml/lần, dùng từ 2-3 lần/ngày
- Kháng sinh Histamin tổng hợp
- Siro phenergan liều 10-20ml/ngày, seduxen liều 1-2 mg/kg/ngày hoặc gacdenal liều 2-3 mg/kg/ngày.
Trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có triệu chứng khó thở, ngừng thở, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để tiến hành hút đờm dãi, thở oxy, trợ tim mạch bằng Coramin 0,25% 20 – 30 giọt/ngày.
Điều trị biến chứng chống bội nhiễm
- Các loại thuốc thường dùng như amoxycillin hoặc cephalosporin.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị, các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều bữa. Bổ sung chất dinh dưỡng bằng thực phẩm có chứa vitamin A, D,C, B1, B6. Để trẻ ở những nơi thoáng mát, tránh gió lùa.
Chữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gian
Nhằm đảm bảo tính an toàn và tránh tác dụng phụ từ thuốc tây, nhiều người đã tin tưởng, lựa chọn các mẹo dân gian để trị bệnh ho gà.
Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa bệnh ho gà ở người lớn đã được áp dụng phổ biến:
- Bài thuốc chữa ho gà từ tỏi: Tỏi được xem là một trong những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho sức khỏe. Chất allicin trong loại gia vị này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm. Công dụng tương tự nhiều loại kháng sinh. Người bệnh có thể nhai nuốt trực tiếp tép tỏi sống, hoặc uống nước ép tỏi.
- Mẹo chữa bệnh ho gà từ gừng: Nguyên liệu này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau ở cổ họng và hạ sốt. Vỏ gừng là nơi tập trung nhiều hoạt chất quý. Vì vậy khi làm thuốc chữa bệnh không nên cạo vỏ đi. Cách sử dụng: Lấy một nhánh gừng tươi rửa sạch, giã cả vỏ lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt gừng cùng một ít nước sắc từ cây cỏ cà ri. Cuối cùng cho thêm một thìa cà phê mật ong để uống.
- Trị ho gà bằng lá tía tô: Đặc tính kháng khuẩn mạnh. Lá tía tô giúp tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể, giảm viêm đường thở. Ngoài ra, tinh dầu từ lá tía tô còn có khả năng giảm ho, ức chế co thắt cơ trơn. Để làm thuốc trị ho gà, người bệnh cần chuẩn bị 5-12g lá tía tô. Đun sôi kỹ lấy nước rồi uống 3 lần/ngày.
Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu tự nhiên như lá hẹ, hoa đu đủ đực, cỏ nhọ nồi… để trị ho gà. Đây đều là những bài thuốc lâu đời, an toàn, thân thiện với sức khỏe người bệnh.
Bị bệnh ho gà ăn gì, kiêng gì? Biện pháp phòng tránh
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người bệnh bị ho gà:
Bị ho gà nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị bệnh ho gà, việc xây dựng và áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng vô cùng quan trọng.
Sau đây là một vài gợi ý về chế độ ăn uống cho người bệnh khi bị ho gà giúp làm giảm tình trạng bệnh.
- Bệnh nhân bị ho gà nên ăn các thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa để không gây kích ứng niêm mạc họng.
- Tăng cường, bổ sung rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Một số loại rau củ người bệnh nên ăn như: Bắp cải, cà chua, bông cải xanh, ổi, cam,…
- Người bệnh nên ăn các loại đồ ăn nhạt, vì chúng làm giảm tình trạng tích tụ chất nhầy trong cổ họng.
- Khi bị bệnh, bạn nên uống nhiều nước để giảm sốt, làm dịu cảm giác ngứa cổ họng.
Cần kiêng ăn gì khi mắc bệnh ho gà?
Ngoài áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng cần kiêng khem một số thực phẩm sau:
- Hạn chế các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng như: Ớt, tiêu, rượu bia, nước ngọt có gas…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm được chiên, rán, nướng, nhiều dầu mỡ
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa cà muối…
- Người bị bệnh không nên uống cà phê, bia, rượu, nước có gas
- Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên kiêng hút thuốc lá
Biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả
Một số biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn ho gà như:
Tuyên truyền, giáo dục những thông tin cần thiết về bệnh ho gà cho các bậc cha mẹ, thầy cô, nhà trường. Từ đó sớm có biện pháp cách ly và chữa trị kịp thời.
Ngay khi phát hiện trẻ bị bệnh, nhằm tránh lây lan trong cộng đồng cần:
- Cách ly trẻ khỏi khu vực đông người như trường học không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác khi chưa tiêm phòng
- Tổ chức vệ sinh không gian sống của trẻ như nhà ở, nhà trẻ, lớp học,…
- Khi trẻ ho, hắt hơi che miệng và mũi của trẻ bằng giấy
- Rửa tay, vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng
Các thành viên trong gia đình nên cách ly, xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng bệnh để tránh lây nhiễm. Phương pháp xét nghiệm, tiêm vắc xin ho gà có thể mang lại hiệu quả lên đến 90%.
Tóm lại, bệnh ho gà sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nhất là vào thời điểm giao mùa như hiện nay rất dễ phát sinh các bệnh về đường hô hấp. Các bậc cha mẹ cần trang bị trước những kiến thức về bệnh để phòng tránh và bảo vệ tốt sức khỏe của trẻ.
Nội dung chínhBệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnh ho gàBệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gàBệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trịĐiều trị ho gà bằng phương pháp Tây yChữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gianBị bệnh ho gà ăn gì, kiêng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnh ho gàBệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gàBệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trịĐiều trị ho gà bằng phương pháp Tây yChữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gianBị bệnh ho gà ăn gì, kiêng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnh ho gàBệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gàBệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trịĐiều trị ho gà bằng phương pháp Tây yChữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gianBị bệnh ho gà ăn gì, kiêng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnh ho gàBệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gàBệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trịĐiều trị ho gà bằng phương pháp Tây yChữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gianBị bệnh ho gà ăn gì, kiêng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho gà là gì? Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnh ho gàBệnh ho gà có nguy hiểm không? Biến chứng ho gàBệnh ho gà có chữa được không? Cách điều trịĐiều trị ho gà bằng phương pháp Tây yChữa bệnh ho gà bằng mẹo dân gianBị bệnh ho gà ăn gì, kiêng […]
Xem chi tiết