Viêm Mũi Dị Ứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Viện dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân mắc vấn đề dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10 – 30% dân số thế giới. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Khoa dị ứng – miễn dịch Bệnh viện Tai – mũi – họng Trung ương, tỷ lệ ca bệnh viêm mũi dị ứng chiếm 32,2 % tổng số ca bệnh về tai mũi họng. Vậy viêm mũi dị ứng là bệnh như thế nào, làm sao để điều trị dứt điểm căn bệnh này?

Viêm mũi dị ứng là gì? 

Viêm mũi dị ứng (thuật ngữ tiếng anh: Allergic rhinitis) là phản ứng dị ứng của mũi với chất dị ứng. Những chất này thường tồn tại trong không khí, đi vào cơ thể theo đường hô hấp. Bệnh được chia làm 2 cấp độ cấp tính và mãn tính. Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ mang thai. 

Trả lời vấn đề viêm mũi dị ứng có lây không hoặc di truyền không, thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE cho biết, viêm mũi không phải bệnh lây nhiễm. Bệnh xuất hiện do cơ chế dị ứng theo cơ địa của từng người.

Mặc dù không lây qua tiếp xúc nhưng viêm mũi dị ứng có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Bác sĩ Phương cho hay, các tài liệu y tế đã chứng minh nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì tỉ lệ lây truyền cho những thế hệ sau lên đến 70%. Vì vậy mỗi người nên tìm hiểu về bệnh để nhận biết bệnh sớm và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh xảy ra do cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng làm giải phóng histamin. Chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị nguyên, nhưng nếu sản sinh quá nhiều sẽ gây viêm và kích thích phản ứng dị ứng. Những yếu tố dễ thúc đẩy phản ứng viêm và gây tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm:

Những dị nguyên gây viêm mũi thường gặp nhất
Những dị nguyên gây viêm mũi thường gặp nhất
  • Dị nguyên đường thở: Mạt bụi, phấn hoa, lông thú, cỏ khô, bọ ve… Những dị nguyên này thường xuất hiện theo thời điểm trong năm. Đặc biệt là hoa thường tạo phấn vào mùa xuân, cây cỏ thường tạo phấn vào mùa hè và mùa thu. Những người bị bệnh mãn tính hoặc dị ứng với mạt bụi, bọ ve có thể phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu quanh năm.
  • Thời tiết biến đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột kéo theo sự bất thường về độ ẩm không khí, nhiệt độ và áp suất. Những biến đổi này khiến niêm mạc mũi bị kích thích do không kịp thích nghi. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân phải chịu đựng những đợt viêm cấp mũi dị ứng và mãn tính rất khó chịu.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi, thuốc thông mũi… khi sử dụng cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu. 
  • Bệnh lý: Những căn bệnh như viêm xoang, viêm họng, viêm VA, viêm amidan đều có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.
  • Thức ăn: Một số loại thực phẩm có thể thúc đẩy dị ứng mũi cho người sử dụng. Những thực phẩm thuộc nhóm này thường là hải sản, trứng, động vật có vỏ…
  • Cấu trúc mũi bất thường: Những em bé sơ sinh có cấu trúc mũi bất thường như mào vách ngăn, mũi vẹo… có nguy cơ cao mắc phải viêm mũi dị ứng sau này.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

Chứng viêm mũi dị ứng cần được chữa trị sớm để tránh gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Người bệnh hãy đi khám sớm tại các cơ sở y tế để có phác đồ đẩy lùi bệnh phù hợp nhất. Theo đó, cách chẩn đoán như sau:

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng để bước đầu chẩn đoán bệnh. Bao gồm những nhóm triệu chứng sau:

Triệu chứng cơ năng: Là những cơn hắt hơi thành tràng dài, bị chảy nước mũi trong và ngạt mũi, chảy mũi sẽ thường xuất hiện và buổi sáng.

Triệu chứng thực thể:

  • Tình trạng niêm mạc có màu sắc nhợt và phù nề.
  • Tình trạng cuốn mũi có thể bị thoái hóa hoặc quá phát.
  • Người bệnh có thể xuất hiện polyp.

Phương pháp xét nghiệm

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Những phương pháp có thể áp dụng cho bệnh nhân là:

  • Xét nghiệm tế bào dịch mũi.
  • Xét nghiệm các kháng thể dị ứng IgE.
  • Xét nghiệm bạch cầu Eo máu ngoại vi.

Test da: Cách xét nghiệm này sẽ kiểm tra sự mẫn cảm của cơ thể khi đưa các dị nguyên qua da và đánh giá đặc điểm phản ứng viêm tại chỗ.

Test kích thích: Có thể là các phương pháp test nhỏ mũi, test nóng, tes lạnh,…

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng điển hình

Khi mắc mũi bị tổn thương do dị ứng, dù là trẻ em, mẹ bầu hay người lớn, cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

Những triệu chứng viêm mũ điển hình
Những triệu chứng viêm mũ điển hình
  • Hắt hơi nhiều: Hiện tượng này thường xảy ra ngay sau khi mũi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Ngứa ngáy: Bệnh nhân có thể bị ngứa mũi, ngứa mắt, cổ họng, da hoặc ngứa các vùng khác.
  • Chảy nước mũi liên tục: Tình trạng nước mũi có dạng lỏng, trong suốt hoặc đặc nhầy, có mủ nếu bị nhiễm khuẩn.
  • Nghẹt mũi: Là triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu, đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em. Tình trạng này xảy ra do nước mũi chảy nhiều cản trở không khí lưu thông trong khoang mũi.
  • Đau đầu: Nước mũi chảy ra nhiều khiến người bệnh thấy khó thở. Tình trạng thiếu oxy sẽ gây ra những cơn đau đầu, ù tai, chóng mặt cho người bệnh.
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, phát ban, chảy nước mắt, ho, viêm họng…

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và đột ngột khi tiếp xúc với dị nguyên nếu viêm mũi cấp tính. Với người bị viêm mũi do dị nguyên mãn tính, triệu chứng thường kéo dài từ năm này sang năm khác, lặp lại theo chu kỳ. Nếu không được xử trí đúng cách viêm mũi không chỉ gây triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Mũi bị viêm do dị nguyên thường không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của người bệnh:

  • Gây suy giảm sức khỏe, thường xuyên bị mất ngủ do triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn khi về đêm.
  • Nguy cơ dẫn đến viêm xoang, nhiễm trùng xoang, viêm tai giữa mãn tính, làm xuất hiện hoặc làm nặng thêm triệu chứng của hen suyễn.
  • Viêm mũi mạn tính có thể gây ngủ ngáy hoặc rối loạn khứu giác.

Những biến chứng của viêm mũi dị ứng thường là các vấn đề mãn tính khó chữa trị. Do đó bệnh nhân tiếp tục phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu và dễ gặp các biến chứng trầm trọng hơn như suy thận, thấp tim, viêm nhiễm, áp xe đường hô hấp.

Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không? Theo bác sĩ Lê Phương, nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách và kết hợp với lối sống lành mạnh thì việc kiểm soát và trị khỏi bệnh hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên khi bệnh đã tái phát nhiều lần thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn, người bệnh thường phải “sống chung với lũ”.

Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng thường được chữa trị bằng các biện pháp phổ biến là mẹo chữa tại nhà, điều trị theo Tây y hoặc Đông y

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian tại nhà

Điều trị dị ứng mũi tại nhà có nhiều cách khác nhau. Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau đây:

Cách chữa dân gian phù hợp với người bị bệnh nhẹ
Cách chữa dân gian phù hợp với người bị bệnh nhẹ
  • Dùng nước muối: Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là cách đơn giản nhưng rất hữu ích cho người bệnh. Nước muối có khả năng sát khuẩn, giúp làm sạch chất nhầy hoặc các dị nguyên tồn đọng trong mũi. Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng nước muối để rửa xoang mũi, súc miệng và họng sạch sẽ.
  • Tỏi: Bệnh nhân có thể dùng 2 – 3 tép tỏi ăn sống mỗi ngày hoặc bổ sung tỏi vào các món ăn. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng nước tỏi trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:2 rồi thoa vào xoang mũi.
  • Xông hơi mũi: Chuẩn bị một bát nước sôi rồi cho thêm tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc hương thảo vào để xông mũi. Bệnh nhân cũng có thể dùng các loại lá cây để chữa viêm mũi dị ứng như lá lốt, hương nhu, bạc hà, cứt lợn tía hoặc cỏ giao đun nước xông mũi. Mỗi lần xông khoảng 10 – 15 phút.
  • Lá lốt: Dùng lá lốt rửa sạch rồi đem giã với chút muối, lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày dùng nước cốt lá lốt nhỏ vào mũi 2 lần.

Những cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà đều đơn giản, sử dụng nguyên liệu gần gũi. Các mẹo này làm giảm triệu chứng nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên đây không phải các cách hiệu quả giúp trị viêm mũi dị ứng nặng hoặc mãn tính.

Phương pháp điều trị bằng Tây y

Đây là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể trị bệnh bằng thuốc hoặc liệu pháp chống dị ứng.

Thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân bị viêm mũi do tác động của chất gây dị ứng có thể được kê những loại thuốc phù hợp nhằm làm giảm triệu chứng bệnh. Những thuốc này bao gồm:

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này giúp ngăn chặn sản xuất histamin. Bác sĩ có thể kê thuốc ở dạng uống hoặc dạng xịt. Một số thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là cảm giác buồn ngủ.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc này thường ở dạng dung dịch thuốc phụt, thuốc xịt chống nghẹt mũi. Thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc thông mũi có thể khiến tình trạng tắc mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Corticoid: Đây là thuốc được sử dụng cho người bị viêm mũi nặng, bao gồm dạng uống hoặc dạng xịt. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên thường được chỉ định trong thời gian ngắn. Corticoid không được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Thuốc Tây y giúp đẩy lùi triệu chứng viêm mũi do dị nguyên nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách, người bệnh có thể gặp tương tác thuốc hoặc tác dụng phụ nguy hiểm đối với dạ dày, gan, thận và hệ thần kinh. Do đó bệnh nhân cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liệu pháp miễn dịch

Đây là cách được áp dụng để chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc viêm nặng. Người bệnh sẽ được tiêm thuốc chống dị ứng cho đến khi kiểm soát được các triệu chứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đặt thuốc dưới lưỡi. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây tác dụng phụ như ngứa miệng, ngứa tai và rát họng…

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều triệu chứng cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Vì vậy bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa và điều trị sớm khi mắc bệnh để tránh ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống. Để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất, bạn có thể gọi điện trực tiếp với bác sĩ Lê Phương để được tư vấn. 

Câu hỏi thường gặp
Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Tránh?

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứngCác phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứngNhận biết triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng điển hìnhViêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân […]

Xem chi tiết
Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứngCác phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứngNhận biết triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng điển hìnhViêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân […]

Xem chi tiết
Cách chữa Viêm Mũi Dị Ứng
Thuốc chữa Viêm Mũi Dị Ứng
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?