Viêm Amidan Cấp Tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm amidan cấp tính là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người mắc phải. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm tai giữa, viêm khớp, thấp tim…) Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin để người bệnh sớm nhận biết, có cách phòng và điều trị kịp thời, hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?

Viêm amidan được chia thành 2 dạng viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Trong đó, viêm amidan cấp tính là tình trạng sưng viêm, sung huyết của amidan khẩu cái, gây ra các triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, ho nhiều, sốt cao… Bệnh thường diễn tiến trong thời gian ngắn, khoảng 3 – 5 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài trong khoảng 10 – 15 ngày và tái phát nhiều lần trong năm thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Viêm amidan cấp tính có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi học đường, từ 5 – 15 tuổi, là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Người lớn cũng có thể bị viêm amidan cấp. Các triệu chứng viêm amidan cấp tính thường mờ nhạt, không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan, không điều trị để bệnh tiến triển thành mãn tính. 

Về bản chất, viêm amidan cấp tính là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến, không quá nguy hiểm. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm, không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Dấu hiệu viêm amidan cấp tính

Người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm amidan cấp tính dựa vào các triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Sốt cao: Là dấu hiệu khởi phát của bệnh. Sốt cao đột ngột, có thể lên tới 40 độ C, có thể kèm theo các cơn rét run, ớn lạnh.
  • Khô họng, rát họng: Cổ họng khô rát, nóng trong, gây triệu chứng nuốt đau, nuốt vướng, cảm giác có dị vật trong cổ họng. 
  • Amidan sưng đỏ: Kích thước amidan tăng phụ thuộc vào mức độ viêm, có trường hợp amidan quá to gây cản trở việc ăn uống, khó nuốt, khó nói. Bề mặt amidan xuất hiện nhiều giả mạc và các nốt trắng hoặc đỏ, có mùi hôi tanh.
  • Ho: Ban đầu thường là ho khan. Nếu vi khuẩn lan xuống phế quản gây viêm có thể gây ho có đờm.
  • Khô miệng: Giảm tiết nước bọt gây hiện tượng khô miệng, lưỡi trắng, khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Viêm mũi, chảy nước mũi
  • Dấu hiệu khác: Đau đầu, đau tai, mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, thay đổi giọng nói, ngủ ngáy, nổi hạch ở cổ….

Nguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợi

Nguyên nhân chính gây viêm amidan cấp tính là do nhiễm trùng, có thể là virus hoặc vi khuẩn. Cụ thể:

  • Virus: Bao gồm virus cúm, sởi, ho gà, virus hợp bào hô hấp RSV, Adenovirus…
  • Vi khuẩn: Thường do phế cầu, tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A, H.influenzae, xoắn khuẩn và các loại vi khuẩn kị khí, ái khí khác.
80% các nguyên nhân gây viêm amidan là do virus
80% các nguyên nhân gây viêm amidan là do virus

Các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc…
  • Sức đề kháng yếu
  • Cơ địa dị ứng
  • Đang mắc các bệnh lý đường hô hấp liên quan như: Viêm họng, viêm xoang, sâu răng, viêm lợi…
  • Cấu trúc amidan nhiều khe kẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn trú.

Viêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác 

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia bệnh ở giai đoạn đầu KHÔNG NGUY HIỂM và có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Không những thế, viêm amidan cấp tính còn có thể gây ra một biến chứng, ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh như:

  • Biến chứng tại chỗ: Loét amidan, viêm loét xung quanh amidan, viêm họng cấp và mãn tính…
  • Biến chứng tại các cơ quan lân cận: Viêm mũi xoang, viêm hạch cổ mãn tính, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản, viêm phổi
  • Biến chứng toàn thân: Nặng nhất là nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng dẫn tới tử vong.
  • Biến chứng do liên cầu khuẩn: Viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp, viêm não, viêm màng não…

Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả

Nguyên tắc điều trị viêm amidan cấp tính là cải thiện, kiểm soát triệu chứng kết hợp nâng cao thể trạng. Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ hoặc xác định viêm amidan do nhiễm khuẩn hoặc viêm amidan cấp đe dọa biến chứng.

Các biện pháp điều trị viêm amidan cấp bao gồm:

1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà bằng dân gian

Đây là phương pháp chữa viêm amidan cấp được nhiều người bệnh sử dụng vi tính an toàn và tiết kiệm. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, dễ kiếm và sẵn có như:

  • Dùng rau diếp cá: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch, cắt khúc, cho vào bát nhỏ. Thêm 2 thìa mật ong và 1 thìa đường phèn vào bát rồi đem hấp cách thủy 10 – 15 phút. Chờ nguội bớt rồi ăn cả cái lẫn nước.
  • Dùng mật ong: Rửa sạch và cạo vỏ 1 nhánh gừng, thái lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng, hãm trong khoảng 15 phút. Thêm 2 – 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều. Ngậm và nuốt từ từ để hoạt chất thấm sâu vào các ổ viêm.
  • Dùng giấm táo: Lấy  thìa giấm táo pha với 200ml nước ấm (khoảng 1 cốc nhỏ), chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
  • Dùng lá hẹ: Rửa sạch và cắt nhỏ 1 nắm lá hẹ, cho vào bát, trộn với mật ong và thêm vào 2 – 3 lát gừng mỏng. Chưng hoặc hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, sau đó ăn cả cái lẫn nước.
Diếp cá được sử dụng hữu ích trong các bài thuốc dân gian chữa viêm amidan cấp tại nhà
Diếp cá được sử dụng hữu ích trong các bài thuốc dân gian chữa viêm amidan cấp tại nhà

Những mẹo dân gian này rất dễ thực hiện ngay tại nhà vì nguyên liệu sẵn có, cách làm đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý, hiệu quả của chúng còn phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu và cơ địa mỗi người. Trong trường hợp sử dụng nhiều ngày không có hiệu quả hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn, người bệnh nên chủ động ngừng dùng và chuyển sang phương pháp khác để tránh biến chứng.

2. Viêm amidan cấp tính uống thuốc gì?

Sau khi được chẩn đoán xác định viêm amidan cấp, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau để điều trị các triệu chứng bệnh:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Amoxicillin (+ Acid Clavulanic), Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim (Clamoxyl), Erythromycin, Clarithromycin…. Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng do viêm amidan cấp.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin (Alpha Choay), Prednisolon, Methylprednisolon (Medrol)…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường dùng Paracetamol (Efferalgan, Panadol…) Ibuprofen….
  • Thuốc chống dị ứng, co mạch, giảm sung huyết: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Naphazolin,Oxymetazolin, Phenylephrin…
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Dextromethorphan, Terpin Codein, Bromhexin, N – acetylcystein…
  • Thuốc súc họng, sát khuẩn họng: NaCl 0,9%, Betadine, Povidone – iod…
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn

Lưu ý: Lạm dụng thuốc Tây, dùng thuốc kéo dài có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, suy thận cấp, nhờn thuốc, kháng kháng sinh…. Viêm amidan cấp uống thuốc gì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và điều trị tại nhà.

3. Viêm amidan cấp có cần cắt không?

Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Viêm amidan cấp tái phát nhiều đợt (từ 5-6 lần/năm)
  • Amidan sưng viêm, kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, nói năng, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ.
  • Vướng khi nuốt, nói, hôi miệng hoặc nghi ngờ ác tính.
  • Hạn chế cắt amidan ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn > 45 tuổi vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể là tử vong.
  • Thận trong khi chỉ định cắt amidan cho người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… 
Phẫu thuật cắt amidan hiện nay khá phổ biến và hiện đại
Phẫu thuật cắt amidan hiện nay khá phổ biến và hiện đại

Cắt amidan có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, không xâm lấn ngoại vi, thời gian hồi phục nhanh. Những phương pháp này chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa không còn tác dụng. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các quy định về ăn uống và sinh hoạt để tránh di chứng hoặc biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn.

Viêm amidan cấp tính kiêng gì, ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giúp bệnh chóng lành hơn. Để xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người bệnh viêm amidan cấp, cần chú ý:

Bị viêm amidan cấp nên ăn gì?

  • Các loại rau xanh và trái cây tươi: Mồng tơi, rau ngót, lê, nho, táo, kiwi,…
  • Thực phẩm nhiều đạm: Thịt đỏ, trứng, cá,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Ngao, hàu, cua, sò, trứng
  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm…
  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tươi
Tăng cường vitamin trong thực đơn của người bệnh viêm amidan cấp
Tăng cường vitamin trong thực đơn của người bệnh viêm amidan cấp

Các thực phẩm cần kiêng:

  • Thực phẩm cay nóng: Chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt, hành, tỏi… dễ kích ứng cổ họng, tăng sưng viêm, loét…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm chiên, rán, xào.. chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, làm đờm đặc khó khạc nhổ.
  • Thực phẩm, đồ uống lạnh: Đồ lạnh sẽ khiến amidan viêm nặng hơn, dễ kích ứng hơn, khó lành hơn
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…
  • Thực phẩm chứa nhiều axit: như cà muối, dưa muối, kim chi..
  • Hút thuốc lá

Khi chế biến thực phẩm cho người bệnh viêm amidan cấp cần chú ý chế biến ở dạng mềm, lỏng, ít dầu mỡ, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Phòng bệnh viêm amidan cấp như thế nào?

Để phòng ngừa viêm amidan cấp tính, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần chú ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đánh răng, súc họng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn như nước muối, povidone -iod… để súc họng (lưu ý: súc họng chứ không phải súc miệng)
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa, ưu tiên vùng cổ ngực và lòng bàn chân
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng, viêm đường hô hấp trên
  • Hạn chế ra vào, đeo khẩu trang khi đến những khu vực ô nhiễm môi trường
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe
  • Tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và thể trạng để tăng cường sức đề kháng
  • Uống đủ nước
  • Cân bằng cảm xúc, hạn chế các cảm xúc tiêu cực gây stress, áp lực…
  • Điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm lợi, sâu răng…
  • Tiêm phòng đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Viêm amidan cấp tính là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ quan trong điều trị, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, đồng thời tăng nguy cơ biến chứng. Chủ động nắm vững các kiến thức cơ bản về bệnh lý này sẽ giúp người bệnh có cách đề phòng, xử lý kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Viêm Amidan Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?

Nội dung chínhBệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?Dấu hiệu viêm amidan cấp tínhNguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợiViêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà […]

Xem chi tiết
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Ai là người không nên cắt amidan?

Nội dung chínhBệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?Dấu hiệu viêm amidan cấp tínhNguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợiViêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà […]

Xem chi tiết
Có nên cắt amidan cho người lớn không? Khi nào không nên cắt?

Nội dung chínhBệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?Dấu hiệu viêm amidan cấp tínhNguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợiViêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà […]

Xem chi tiết
Sau Cắt Amidan Có Hết Viêm Họng Không? Lưu Ý Cho Người Bệnh

Nội dung chínhBệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?Dấu hiệu viêm amidan cấp tínhNguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợiViêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà […]

Xem chi tiết
Sỏi Amidan Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Và Biện Pháp Phòng Tránh

Nội dung chínhBệnh viêm amidan cấp tính là gì? Thường gặp ở tuổi nào?Dấu hiệu viêm amidan cấp tínhNguyên nhân gây bệnh & các yếu tố thuận lợiViêm amidan cấp tính có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác Cách chữa viêm amidan cấp tính hiệu quả1. Mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà […]

Xem chi tiết
Cách chữa Viêm Amidan Cấp Tính
Thuốc chữa Viêm Amidan Cấp Tính
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?