Ho Sổ Mũi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có ho sổ mũi. Ho và sổ mũi khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ho, sổ mũi, đau họng ảnh hưởng lớn sức khỏe cũng như sự tập trung trong công việc của người bệnh.

Ho sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứng

Ho sổ mũi là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở đường hô hấp trên. Ho rát họng sổ mũi khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Khi bị bệnh, bạn thường xuất hiện những triệu chứng như:

  • Ho, sổ mũi, đau họng: Người bệnh bị ho cùng với đó là thường xuyên cảm thấy cổ họng đau rát. Nhất là khi người bệnh ăn uống, nuốt nước bọt sẽ cảm thấy khó khăn. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị khàn tiếng, mất giọng do ho nhiều. Đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh ho và sổ mũi. Có tới 40% người bệnh bị đau họng khi ho.
Ho kèm đau họng là triệu chứng điển hình của ho sổ mũi
Ho kèm đau họng là triệu chứng điển hình của ho và sổ mũi
  • Ho, sổ mũi có đờm: Người bệnh thường ho kèm theo có đờm. Tình trạng này xảy ra khi lượng dịch trong cổ họng bị tích tụ quá nhiều. Kết hợp với dịch từ mũi chảy xuống gây ứ đọng. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, vướng mắc ở cổ khi nuốt.
  • Ho, sổ mũi kèm sốt: Người bệnh sốt cao khoảng trên 38 độ C. Đôi khi cảm thấy toàn thân ớn lạnh, rét run. Sốt cao khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu và ngủ nhiều. Ho nhiều, ho kéo dài, sổ mũi, kèm sốt cao là dấu hiệu điển hình của bệnh cảm cúm.

Bệnh ho rát họng sổ mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi. Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh.

Ho và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Ho kèm theo sổ mũi là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm thấp. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh thường có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, ho rát họng sổ mũi lâu ngày không khỏi có thể gây ra những bệnh lý và biến chứng. Cụ thể như:

  • Viêm tai giữa: Ho và sổ mũi kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị viêm tai giữa. Bệnh xuất hiện do vi khuẩn virus tấn công vào nơi phía sau màng nhĩ. Lâu dần khiến tai bị ứ đọng dịch. Hậu quả là người bệnh thường xuyên cảm thấy đau tai, có hiện tượng chảy dịch ra ngoài lỗ tai. Nghiêm trọng hơn bệnh gây ảnh hưởng đến thính lực.
  • Hen suyễn: Sổ mũi, viêm họng có thể làm gia tăng các cơn hen suyễn ở trẻ nhỏ.
  • Viêm xoang: Ở trẻ nhỏ, nếu để bệnh kéo dài không điều trị nhanh chóng, lượng đờm sẽ xuất hiện nhiều. Dần dần chúng tích tụ lại làm cho các xoang bị viêm nhiễm, ứ đọng dẫn tới viêm xoang. Trẻ xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, ho nhiều về đêm.

Ngoài ra, ho và sổ mũi lâu ngày cũng gây ra các biến chứng bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản… Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thời gian điều trị kéo dài.

Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họng

Ho, sổ mũi, đau họng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân gây ho đau họng sổ mũi phổ biến mà nhiều người thường mắc phải.

Ho và sổ mũi do virus

Virus là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ho, trong đó có ho và sổ mũi. Loại virus gây bệnh thường gặp chính là virus lạnh Rhinovirus. Chúng phát triển mạnh và tồn tại lâu trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm thấp.

"Nguyên

Theo đó, virus này xâm nhập và phát tán trong cơ thể. Chúng gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau rát, ngứa họng, ho… Đỉnh điểm phát bệnh thường là 2-4 ngày sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, bệnh có thể nhanh chóng trị khỏi trong vòng một tuần, không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Do hệ thống miễn dịch

Người có hệ thống miễn dịch kém, sức đề kháng yếu dễ mắc ho rát họng sổ mũi. Ngược lại, hệ thống miễn dịch tốt, sức đề kháng mạnh sẽ bảo vệ được cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Do đó, đối tượng mắc ho và sổ mũi thường là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc người cao tuổi.

Bị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấp

Những người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị ho lao, hen suyễn,… cũng có thể bị ho và đau họng. Theo đó khi nói chuyện, hoặc người bệnh khạc nhổ, hắt hơi, virus gây bệnh thông qua không khí, giọt bắn nước bọt xâm nhập vào người đối diện.

Từ đó, người nhiễm virus sẽ xuất hiện triệu chứng ho khan, ho có đờm. Khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh ho kèm theo sổ mũi, hắt hơi.

Người bị sẵn các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Người bị sẵn các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang,… cũng là nguyên nhân gây ra ho rát họng sổ mũi.

  • Cảm cúm: Bệnh do virus cúm A, B hoặc C xâm nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng ho và sổ mũi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chóng mặt. Hoặc cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh. Bệnh thường phát tác vào mùa đông khi thời tiết lạnh, mưa nhiều, độ ẩm cao dễ ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.
  • Viêm họng: Nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn, nấm tấn công niêm mạng họng gây phù nề, viêm nhiễm. Bệnh gây ra các triệu chứng bao gồm đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho liên tục, ngứa mũi, sổ mũi….Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ khó điều trị và có nguy cơ tái phát thường xuyên.
  • Viêm xoang: Triệu chứng ho, sổ mũi kéo dài cũng là biểu hiện của bệnh viêm xoang. Nguyên nhân do virus, nấm, vi khuẩn tấn công vào các xoang mũi. Từ đó cản trở quá trình lưu thông ở các xoang gây nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh còn gây đau rát họng, mệt mỏi, ho có đờm…

"Viêm

  • Viêm mũi: Là tình trạng người bệnh thường xuyên ho và sổ mũi, hắt hơi liên tục. Đi kèm với các triệu chứng như đau họng, chảy nước mắt. Do người bệnh hít phải khói thuốc lá, nấm mốc, bụi bẩn, lông thú cưng… khiến niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề. Lâu dần hình thành bệnh viêm mũi. Đây là bệnh có mức độ nghiêm trọng thấp, thời gian khỏi bệnh nhanh nếu được điều trị đúng cách.

Cách điều trị ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn hiệu quả, an toàn

Do ho, sổ mũi là bệnh lý phổ biến, mức độ nguy hiểm thấp nên nhiều người thường tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng, lâu ngày không khỏi, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp trị ho rát họng sổ mũi an toàn, hiệu quả dưới đây:

Bị ho và sổ mũi uống thuốc gì? Uống kháng sinh Tây y

Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn để trị ho và sổ mũi. Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện, dễ sử dụng.

Một số loại thuốc Tây y trị bệnh ho sổ mũi thường được chỉ định như:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm mũi do dị ứng. Loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy cổ họng, sổ mũi, ho…. Tuy nhiên, loại thuốc kháng sinh này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt hoặc giảm độ tập trung. Người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh dùng để trị ho phổ biến như Amoxicillin hay Penicillin. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng, bảo vệ họng và mũi. Thuốc cũng làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, sổ mũi, nhức mũi,..
Amoxicillin là thuốc kháng sinh điều trị ho phổ biến
Amoxicillin là thuốc kháng sinh điều trị ho phổ biến
  • Thuốc corticoid dạng xịt: Như Naphazolin, Xylometazolin… có tác dụng giảm viêm niêm mạc mũi, ngứa và ngạt mũi do dịch đờm, sổ mũi. Những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang thường được các bác sĩ khuyên dùng loại thuốc này.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu bị ho, sổ mũi, sốt, kèm theo đau đầu mệt mỏi, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Paracetamol. Các thành phần trong thuốc giúp bệnh nhân mau chóng hạ sốt, giảm đau đầu, nhức đầu hiệu quả.
  • Nước muối sinh lý: Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh thường được hướng dẫn dùng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng, làm mềm niêm mạc, kháng khuẩn. Nước muối cũng làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng, ngăn ngừa ho, rát họng kéo dài.

Trên đây là những loại thuốc thường sử dụng trong điều trị ho và sổ mũi. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Mẹo dân gian trị ho và sổ mũi

Để trị ho và sổ mũi, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian với những nguyên liệu có sẵn trong nhà. Bạn đọc có thể tham khảo những mẹo dân gian trị bệnh ho tại nhà dưới đây:

  • Pha trà chanh mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn giúp giảm đau họng, chữa ho khan, hoặc ho có đờm. Chanh có chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, kháng viêm cho vòm họng. Một cốc trà chanh ấm pha mật ong sẽ làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng ho, sổ mũi hiệu quả. Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh hòa nước cốt chanh với mật ong vào nước ấm và uống trực tiếp. Kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
Trà chanh mật ong có công dụng kháng viêm, tiêu đờm hiệu quả
Trà chanh mật ong có công dụng kháng viêm, tiêu đờm hiệu quả
  • Xông mũi bằng sả và gừng: Tinh dầu từ sả và gừng có tác dụng ngăn chặn tác động của nấm, vi khuẩn lên niêm mạc đường hô hấp. Các loại gia vị này còn cải thiện tình trạng viêm mũi, viêm xoang hiệu quả. Ngoài ra, chúng cũng làm đầu óc được thư giãn, cơ thể thoải mái. Cách thực hiện: Đun sôi gừng và xả, xông trực tiếp. Quá trình này giúp làm thông các xoang, giảm độ đặc của dịch đờm, giảm đáng kể triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi.
  • Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có các hoạt chất giúp giảm viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn. Tinh dầu tràm trà cũng cải thiện hiện tượng phù nề niêm mạc hô hấp, thông thoáng đường thở. Từ đó, người bệnh giảm triệu chứng như đau họng, ho có đờm, nhức mũi, ngạt mũi. Cách thực hiện: Đun sôi tràm trà với nước rồi xông trực tiếp.
  • Cam thảo trị bệnh hiệu quả: Cảm thảo giúp giảm dịch nhầy trong vùng họng và mũi, làm thông đường hô hấp. Nhờ đó người bệnh không còn cảm thấy khó chịu khi nuốt nước bọt, giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi. Cách thực hiện: Nhai trực tiếp vài lát cam thảo mỗi ngày từ 2-3 lần.

Các biện pháp phòng tránh ho sổ mũi lâu ngày không khỏi

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc điều trị, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh ho rát họng. Người bệnh nên lưu ý các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng: Việc này giúp tránh các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, đeo khẩu trang giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm bệnh từ người khác, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn: Việc này sẽ ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn từ tay đi vào miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt. Nước muối còn có khả năng làm loãng dịch đờm giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa ngáy cổ họng, viêm họng
  • Giữ ấm cho cơ thể: Đặc biệt là thời tiết chuyển lạnh. Người bị ho muốn đi ra ngoài nên mặc ấm, che chắn kỹ vùng cổ họng.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá, rượu bia: Chúng là nguy cơ tăng các triệu chứng của bệnh, khiến ho kéo dài không khỏi.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ từ các loại rau củ. Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng vòm họng, gia tăng triệu chứng ho.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Từ đó, cơ thể có đủ khả năng chống tại các tác nhân gây bệnh.
  • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá khuya, để cơ thể thư giãn, thoải mái.

Ho sổ mũi không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngừa bệnh. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị đúng cách.

Câu hỏi thường gặp
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Nội dung chínhHo sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứngHo và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họngHo và sổ mũi do virusDo hệ thống miễn dịchBị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấpNgười bị sẵn các […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho có tiêm phòng uốn ván được không và nên tiêm ở tháng thứ mấy?

Nội dung chínhHo sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứngHo và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họngHo và sổ mũi do virusDo hệ thống miễn dịchBị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấpNgười bị sẵn các […]

Xem chi tiết
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chínhHo sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứngHo và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họngHo và sổ mũi do virusDo hệ thống miễn dịchBị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấpNgười bị sẵn các […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho khám ở đâu tốt nhất? Top 6 địa chỉ uy tín hàng đầu

Nội dung chínhHo sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứngHo và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họngHo và sổ mũi do virusDo hệ thống miễn dịchBị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấpNgười bị sẵn các […]

Xem chi tiết
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Chuyên gia giải đáp cụ thể

Nội dung chínhHo sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứngHo và sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Nguyên nhân gây tình trạng ho sổ mũi đau họngHo và sổ mũi do virusDo hệ thống miễn dịchBị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấpNgười bị sẵn các […]

Xem chi tiết
Cách chữa Ho Sổ Mũi
Thuốc chữa Ho Sổ Mũi
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?