Trào Ngược Dạ Dày
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đặc biệt là với độ tuổi ngoài 30. Người bệnh khi mắc hội chứng trào ngược thường chủ quan dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Tìm hiểu ngay thông tin về bệnh và cách điều trị dưới đây để có biện pháp xử lý phù hợp.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch từ dạ dày như HCL, Pepsin, thức ăn thừa trào lên vùng thực quản. Bệnh không chỉ khiến khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây nên những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe nếu không được điều trị sớm.
Theo thống kê ở Việt Nam cho thấy, cứ 10 người mắc trào ngược thực quản thì có đến 6 người gặp phải các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể như viêm thanh quản, ho kéo dài (mãn tính), loét thực quản, ung thư thực quản – dạ dày,…
Tình trạng đau dạ dày gây trào ngược thực quản xảy ra trong hoặc ngay sau bữa ăn mà không có thêm các triệu chứng khác thì đó được gọi là trào ngược dạ dày. Tuy nhiên hầu hết bệnh xảy ra thường xuyên từ 2 – 3 lần/ tuần, ảnh hưởng đến thực quản thì đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản phổ biến
Dạ dày và thực quản được ngăn cách bởi cơ thắt thực quản dưới. Với cơ chế van một chiều, khi nuốt thức ăn cơ thực quản sẽ mở ra rồi đóng lại để ngăn không cho thức ăn đi ngược trở lại đường vào.
Nếu cơ thực quản hoạt động yếu hoặc cấu tạo bất thường, áp lực không đủ để đóng van sẽ gây ra hiện tượng trào ngược. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra nhưng hầu hết là do cơ thực quản dưới suy yếu kết hợp với lượng acid dạ dày dư thừa quá nhiều.
Tình trạng cơ thực quản dưới bị suy giảm về chức năng do các yếu tố sau đây:
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Các nhóm thuốc huyết áp, Aspirin, Ibuprofen, Glucagon,… nếu bị sử dụng quá nhiều (lạm dụng) sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thực quản và niêm mạc dạ dày.
- Ảnh hưởng bởi thói quen xấu: Việc thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê,… có thể gây hại cho cơ thắt thực quản. Ngoài ra, ăn uống không khoa học, ăn đồ khó tiêu, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh,… sẽ gây hại cho dạ dày, gây tiêu hóa kém dẫn đến ứ đọng thức ăn cũng sẽ khiến thực quản bị ảnh hưởng.
- Do yếu tố bệnh lý: Những bệnh lý có thể gây trào ngược dạ dày như nhiễm trùng, hẹp môn vị, phù nề bao tử, ung thư dạ dày, tổn thương hệ thần kinh thực quản,…
- Các yếu tố khác: Những nguyên nhân như béo phì, căng thẳng stress, mang thai, vận động ngay sau khi ăn, lo lắng quá độ,… cũng có thể khiến viêm đau dạ dày và gây trào ngược dạ dày thực quản.
Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thường gặp
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản thường có những biểu hiện bệnh từ rất sớm. Nếu người bệnh chú ý đến sức khỏe của bản thân nhiều chắc chắn có thể nhận ra bệnh ngay khi khởi phát. Tuy nhiên, thực tế rằng chúng ta thường rất chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của trào ngược dạ dày.
Điều này khiến bệnh chuyển biến nặng nề hơn, người bệnh thường thăm khám khi bệnh đã kéo theo biến chứng nào đó. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì? Một số triệu chứng sớm của bệnh bạn đọc có thể theo dõi như:
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng rát: Đây là một biểu hiện trào ngược dạ dày diễn ra sớm và rõ rệt nhất. Khi cơ thực quản dưới bị giãn hoặc suy yếu sẽ khiến hơi, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Điều này gây ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và cảm giác rát vùng thượng vị. Người bệnh có thể cảm nhận rõ nhất biểu hiện này sau khi ăn uống hoặc khi cúi người về phía trước.
- Buồn nôn hoặc nôn: Biểu hiện này thường rất dễ gặp ở người bị bệnh trào ngược. Chúng thường xuất hiện vào sau khi ăn uống, khi nằm ngủ hoặc ngay cả khi đói đều có thể gặp.
- Tiết nhiều nước bọt: Đây là một phản ứng tự nhiên của khoang miệng khi acid dạ dày bị trào ngược lên, miệng cần tiết nhiều nước bọt hơn với mong muốn trung hòa được lượng acid này.
- Đắng miệng: Trong trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày dịch mật, hiện tượng đắng miệng có thể xảy ra.
- Khó thở và tức ngực: Tình trạng khó thở, đau tức ngực tuy không xảy ra thường xuyên nhưng cũng có khá nhiều người bệnh mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân là do acid dịch vị đẩy lên thực quản gây nghẹn ứ ở cổ họng, khiến cho quá trình lưu thông khí trở nên kém đi dẫn đến người bệnh cảm thấy khó thở.
Trên đây là những biểu hiện cơ bản của bệnh trào ngược ở giai đoạn mới khởi phát. Trong trường hợp bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng với các dấu hiệu như sau:
- Viêm phổi: Dịch vị dạ dày bị đẩy lên trên vùng thực quản, cổ họng chúng có thể tràn vào màng phổi và gây viêm nhiễm.
- Ho khan: Acid dịch vị dạ dày khi tiếp xúc với vùng thanh quản gây viêm nhiễm, khiến thanh quản bị sưng tấy nên dẫn đến khàn tiếng, ho khan kéo dài và cảm thấy khó nuốt.
- Hen suyễn: Đây làm một triệu chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược, thường xuất hiện vào ban đêm.
- Đau bụng kéo dài: Đau bụng dài ngày không rõ nguyên nhân, khi đi ngoài thấy phân màu đen có thể do tình trạng chảy máu dạ dày mà thành. Điều này xuất phát từ chứng đau viêm dạ dày gây trào ngược.
- Sút cân đột ngột: Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái kém ăn, ăn không ngon miệng, nôn sau khi ăn, dạ dày hoạt động kém,… Lâu ngày người bệnh bị thiếu dinh dưỡng, khiến cho cơ thể bị xuống cân đột ngột.
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh
Nhiều người bệnh chủ quan khi nghĩ rằng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản chỉ xảy ra nhất thời và có thể tự khỏi được. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Viêm đường hô hấp: Dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ khiến cho một loạt bệnh lý về đường hô hấp phát sinh như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…
- Hẹp thực quản: Acid dạ dày, Pepsin trào ngược liên tục tiếp xúc với thực quản trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tổn thương thực quản. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm loét, xơ hóa thực quản và biến chứng thành co rút, hẹp vùng thực quản.
- Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày lâu ngày có thể khiến cho người bệnh đối diện với nguy cơ mắc ung thư thực quản cực kỳ cao. Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư thực quản như là hố thượng đòn xuất hiện hạch to, nuốt nghẹn ở họng, đau cổ, đau vùng xương ức, khàn tiếng, sụt cân trầm trọng, khạc ra máu.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng về tim mạch. Việc thăm khám và điều trị sớm là việc làm cần thiết để cải thiện bệnh lý và ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc về sau.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh lý sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất. Việc thăm khám sớm là cần thiết đối với người bệnh và cần thực hiện ở những địa chỉ uy tín, đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế.
Các phương pháp thăm dò chẩn đoán trào ngược dạ dày như sau:
- Nội soi dạ dày – thực quản: Nội soi là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất mà bác sĩ thường thực hiện trong thăm khám dạ dày. Phương pháp này không chỉ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà còn có thể theo dõi những tổn thương niêm mạc. Cụ thể như tình trạng viêm thực quản nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, bệnh lý đường tiêu hóa.
- Chụp X – quang: Phương pháp chụp X – quang thường áp dụng cho những đối tượng người bệnh bị khó nuốt do tình trạng chít hẹp thực quản kéo dài. Chụp X – quang sẽ giúp xác định rõ vị trí bị hẹp thực quản, giúp hỗ trợ đánh giá nội soi được hiệu quả hơn. Chụp X -quang thực quản không có hiệu quả trong việc đánh giá tình trạng trào ngược dạ dày đang ở mức độ nào. Vì thế trong trường hợp bạn không bị khó nuốt thì không cần thực hiện phương pháp này.
- Khám lâm sàng dựa theo độ pH thực quản trong 24h: Nếu sau quá trình nội soi, chụp X – quang nhưng không chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi trong 24h. Cách làm này giúp khảo sát được những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày một cách tốt nhất. Trong trường hợp bạn đã nội soi, chụp chiếu và có kết quả chính xác thì không cần thực hiện theo dõi.
Việc thăm khám sớm và chính xác có ý nghĩa rất to lớn đối với người bệnh trong quá trình điều trị sau này. Chúng giúp xác định được phác đồ điều trị hoàn chỉnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Vì thế ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn hay trẻ nhỏ bạn cũng nên đi khám tại các cơ sở y tế.
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay, việc điều trị trào ngược dạ dày có rất nhiều phương pháp. Với mỗi đối tượng hay mức độ bệnh khác nhau, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp giúp cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Lưu ý cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện chữa trị và tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách chữa bạn mong muốn. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh làm một lựa chọn an toàn hàng đầu của người bệnh hiện nay. Thuốc Tây điều trị đau dạ dày nhanh chóng, tác dụng tốt và giúp người bệnh sớm lấy lại sức khỏe của mình nếu được dùng đúng liều lượng.
Để chữa chứng trào ngược ở bao tử, bác sĩ thường kê đơn chỉ định một số loại thuốc như sau:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp trung hòa acid và tạo lớp bảo vệ niêm mạc trong dạ dày, thực quản.
- Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, Lansoprazole,… giúp ức chế tiết dịch vị dạ dày.
- Thuốc làm rỗng dạ dày: Giúp tăng tốc độ tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống đường ruột.
- Thuốc hỗ trợ tăng cơ thực quản dưới: Antacid, Metoclopramide,…
- Thuốc tạo màng bảo vệ.
Thuốc Tây y có tác dụng hiệu quả và nhanh chóng tuy nhiên thường gây tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Đặc biệt là việc dùng thuốc quá liều, dài ngày khiến áp lực lên hệ tiêu hóa, cơ quan gan, thận.
Vì thế, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để uống hoặc sử dụng sai liều để tránh hậu quả đáng tiếc.
Chữa trị trào ngược dạ dày tại nhà
Với những người bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, ở mức độ bệnh còn nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thì bạn hoàn toàn có thể điều trị trào ngược tại nhà bằng các bài thuốc dân gian.
Một số biện pháp chữa trị chứng bệnh này tại nhà như sau:
- Kết hợp nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong là một sự kết hợp rất tốt được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bạn lấy 3 muỗng bột nghệ, pha cùng với một cốc nước ấm. Sau đó bạn cho thêm 1 thìa mật ong vào để quấy đều, nên uống trước bữa ăn đều đặn 3 lần/ ngày để thấy triệu chứng được cải thiện.
- Dùng lá mơ lông: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó bạn để cho ráo nước, giã nát rồi chắt lấy nước để uống, phần bã đem bỏ đi.
- Sử dụng gừng và mật ong: Gừng có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm kháng khuẩn và làm lành vết thương khá tốt, khi kết hợp cùng mật ong sẽ giúp giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đáng kể. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 1 – 2 củ gừng tươi thái thành lát mỏng rồi đem ngâm cùng mật ong. Mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 2 lát gừng sau mỗi bữa ăn.
- Tinh bột nghệ và dừa tươi: Tinh bột nghệ ngoài kết hợp chung với mật ong thì bạn có thể sử dụng cùng với một quả dừa tươi. Hãy chọn một quả dừa nhiều nước, đục lỗ lớn trên quả và đun trên bếp khoảng 15 phút. Sau đó bạn chắt hết nước ra cốc, thêm tinh bột nghệ vào cùng quấy đều để sử dụng. Mỗi ngày uống 1 cốc tinh bột nghệ dừa, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà với chứng bệnh trào ngược như nha đam, cam thảo, ngải cứu, bạc hà, trà hoa cúc,… Tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý rằng, những phương pháp này đều sử dụng các dược liệu đơn lẻ và cho tác dụng chậm, vì thế bạn cần hết sức kiên trì trong việc điều trị.
Nếu sau một thời gian áp dụng phương pháp chữa bệnh tại nhà nhưng không đem đến nhiều hiệu quả, bạn nên tham khảo các phương pháp điều trị khác khoa học hơn. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được nhận lời khuyên trong chữa bệnh.
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Trào ngược dạ dày theo quan niệm Đông y xuất phát từ chứng khí nghịch, thể hiện ở phổi, gan, dạ dày. Vì vậy, nguyên tắc của Y học cổ truyền trong điều trị chứng trào ngược đó là giáng khí, kiện tỳ, cân bằng âm dương, cải thiện khí huyết trong cơ thể, từ đó khôi phục khả năng của dạ dày.
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là sử dụng các dược liệu tự nhiên kết hợp, được nghiên cứu gia giảm các vị thuốc sao cho cân bằng dược tính giúp không gây tổn hại đến chính khí của người bệnh khi sử dụng.
Thuốc giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, cải thiện cơ thể, giảm acid dạ dày, tái tạo niêm mạc, từ đó chữa trị chứng trào ngược.
Tham khảo bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bông mã đề, cam thảo đất, đương quy, hoài sơn, bạch truật mỗi vị 16g. Chi tử, trần bì, cây rau má, bạch thược,…
- Đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào ấm rồi sắc đặc cùng với nước sôi.
- Mỗi ấm thuốc sắc chia làm 4 lần uống và sử dụng trong vòng 2 ngày. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 2 lần vào sau các bữa ăn.
Bài thuốc chữa trào ngược do căng thẳng số 2:
Theo Đông y, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài sẽ gây nên tình trạng hư nhược tỳ vị, từ đó khiến dịch vị lưu thông kém và gây bệnh. Bài thuốc chữa trào ngược này sẽ giúp an thần, ổn định sức khỏe và bồi bổ khí huyết.
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: Cát căn, cam thảo, bạch truật, ngưu tất, trần bì,…
- Cách điều chế và sử dụng tương tự như ở bài thuốc số 1, với phần thuốc sắc uống làm 4 lần trong 2 ngày.
- Chú ý trong quá trình điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, giảm cường độ làm việc để giảm áp lực đối với cơ thể.
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày gây buồn nôn số 3:
Buồn nôn là biểu hiện rất thường thấy ở người bị hội chứng trào ngược do bệnh dạ dày. Việc sử dụng bài thuốc Đông y sẽ giúp kích thích khả năng tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe và ức chế cơn buồn nôn một cách tối đa.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm củ nhân sâm, 10g vị thục tiêu, can khương 30g, có thể kết hợp thêm với di đường 100g.
- Đem rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc ngập với nước. Khi đun cạn đến khoảng 300ml thì tắt bếp rồi bắc ra cho bớt nóng.
- Với 300ml, bạn chia thành 4 lần uống và dùng trong 2 ngày liên tiếp.
Tùy theo mỗi thể trạng bệnh khác nhau, bài thuốc sẽ có sự thay đổi nhỏ về dược liệu sao cho phù hợp. Vì thế bạn nên thăm khám cẩn thận tại các trung tâm Y học cổ truyền để được lương y chẩn bệnh, kê đơn. Ngoài ra, thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì điều trị theo hết liệu trình để đạt kết quả tốt nhất.
Nên làm gì để tránh bị trào ngược dạ dày thực quản?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu biến chứng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì thế việc phòng ngừa chứng bệnh này là hoàn toàn cần thiết.
Bạn đọc hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa tốt bệnh lý này:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng trở nên hợp lý hơn: Việc ăn uống vô cùng quan trọng với sức khỏe dạ dày và tăng cường sức khỏe. Bạn nên ăn những thực phẩm giúp thấm hút tốt dịch vị dạ dày như bột mì, yến mạch; các loại đậu; rau xanh; trái cây chứa ít acid, nghệ, mật ong,…
- Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm như: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hóa, đu đủ xanh, đồ ăn cay mặn, chất kích thích, nước ngọt có gas, chất béo,…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ, ăn thức ăn chín, ăn tập trung để tránh đầy bụng.
- Nên ăn uống vào các bữa cố định, không bỏ bữa hoặc vận động sau khi ăn.
- Không ăn các loại đồ ăn đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh căng thẳng và mệt mỏi tạo áp lực lên dạ dày.
- Tránh thức khuya quá nhiều sau 12 giờ đêm vì đây là thời gian mà các cơ quan trong cơ thể cần nghỉ ngơi.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan đến cơ quan tiêu hóa để tránh bệnh dạ dày phát triển và kéo dài.
- Luôn thăm khám bác sĩ định kỳ để có thể kiểm soát sức khỏe, giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh lý về đường tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản và các biện pháp điều trị. Người bệnh cần nắm bắt những triệu chứng của bệnh để kịp thời chẩn đoán và phát hiện sớm, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
Nội dung chínhHiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là gì?Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản phổ biếnDấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thường gặpCác biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnhCác phương pháp chẩn đoán bệnh Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quảnĐiều trị bằng Tây yChữa trị […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là gì?Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản phổ biếnDấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thường gặpCác biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnhCác phương pháp chẩn đoán bệnh Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quảnĐiều trị bằng Tây yChữa trị […]
Xem chi tiết