TOP 15 các loại thuốc sổ mũi hiệu quả nhất, lưu ý khi dùng thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc như: Tiffy, Hapacol CS Day, Clorpheniramin, Sinuflex D,… giúp điều trị các chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi. Đồng thời, các loại thuốc này còn cải thiện các triệu chứng đi kèm khi bị sổ mũi như đau đầu, ho khan, sốt, ngứa họng,… Để tìm hiểu thêm về các loại thuốc sổ mũi, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây.

TOP các loại thuốc trị sổ mũi hiệu quả

Các loại thuốc trị bệnh sổ mũi trên thị trường hiện nay khá nhiều. Tuy nhiên làm sao để chọn được đúng thuốc, điều trị dứt điểm bệnh không phải là điều dễ dàng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc sổ mũi giúp điều trị các chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc sổ mũi giúp điều trị các chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi

Nếu người bệnh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất dễ bị “tiền mất, tật mang”. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng, chúng tôi giới thiệu TOP 15 loại thuốc sổ mũi được nhiều người tin dùng trên thị trường hiện nay.

Thuốc kháng histamin trị sổ mũi Clorpheniramin

Thuốc Clorpheniramin có một tên gọi khác là Chlorpheniramine. Clorpheniramin là một kháng histamin, thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc Clorpheniramin được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 4mg.

Thành phần

  • Thuốc Clorpheniramin có thành phần chính là Clorpheniramin maleat 4mg.
  • Một số tá dược khác như: Magnesi stearat, dicalci phosphat, lactose,…

Công dụng

  • Thuốc Clorpheniramin là một kháng histamin có tác dụng ức chế các triệu chứng do dị ứng gây ra. Cụ thể là điều trị các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa họng, ho khan,… do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Uống ngày 3 lần và mỗi lần 2 viên.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Người bệnh uống trực tiếp thuốc với 150ml nước lọc, không dùng nước ép hay bất cứ loại nước khác để thay thế.

Lưu ý: Không uống quá 6 viên/ngày và không nên nghiền nát thuốc vì có thể làm thay đổi công dụng của thuốc. Ngoài ra thuốc chưa có chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi. Vì vậy bố mẹ nên hỏi xin chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng.

Đây là các liều dùng thông thường, tuy nhiên có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó để sử dụng thuốc kháng histamin trị sổ mũi Clorpheniramin hiệu quả, người bệnh nên xin ý kiến các chuyên gia.

Chống chỉ định

Một số trường hợp chống chỉ định với thuốc Clorpheniramin như:

  • Thuốc chống chỉ định với trường hợp dị ứng clopheniramin maleat, hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
    Người có tiền sử mắc bệnh glaucom góc hẹp không sử dụng thuốc Clorpheniramin.
  • Người mắc các bệnh về dạ dày chống chỉ định với thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Clorpheniramin nếu bạn bị tắc môn vị tá tràng, hoặc tắc cổ bàng quang.
  • Không sử dụng thuốc với những trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc chống chỉ định với phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con nhỏ bú.

Thuốc sổ mũi nghẹt mũi Coldacmin Flu

Thuốc Coldacmin Flu là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, được điều chế ở dạng viên nang.

Thành phần

Các thành phần chính của thuốc Coldacmin Flu gồm có:

  • Paracetamol
  • Clorpheniramin maleat
  • Tá dược vừa đủ như: PVA, tinh bột mì, màu đỏ erythrosin, đường trắng, màu vàng tartrazin

Công dụng

  • Thuốc Coldacmin Flu có công dụng chính là điều trị các chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt. Đồng thời thuốc giúp cải thiện các tình trạng do cảm lạnh, cảm cúm gây ra như: Người đau nhức, mệt mỏi,hạ sốt, nhức đầu,…

Cách sử dụng

  • Trẻ em 6-12 tuổi: Uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 2 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống mỗi lần 1-2 viên/lần, ngày uống 2 lần.
  • Lưu ý: Mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 tiếng.

Chống chỉ định

  • Coldacmin Flu chống chỉ định với người dị ứng các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ không dung thuốc.
  • Trẻ sơ sinh chống chỉ định với thuốc.
  • Người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase không được sử dụng thuốc.
  • Chống chỉ định thuốc với những người bị tắc cổ bàng quang, viêm loét dạ dày, hen suyễn, glaucom góc hẹp.
Thuốc sổ mũi nghẹt mũi Coldacmin Flu được điều chế dưới dạng viên
Thuốc sổ mũi nghẹt mũi Coldacmin Flu được điều chế dưới dạng viên

Bị sổ mũi uống thuốc gì – Thuốc sổ mũi Hadocolcen dành cho trẻ em và người lớn

Hadocolcen là thuốc sổ mũi dành cho cả trẻ em và người lớn. Hadocolcen là dược phẩm được sản xuất bởi Công ty dược phẩm Hà Tây – Việt Nam. Thuốc sổ mũi Hadocolcen được bào chế dưới dạng viên nén.

Thành phần

Thuốc sổ mũi Hadocolcen có 3 thành phần chính gồm:

  • Acetaminophen: Có công dụng hạ sốt và giảm đau
  • Chlorpheniramine: Giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Phenylpropanolamine: Có công dụng là co mạch máu, từ đó chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ho,….

Công dụng

  • Thuốc sổ mũi Hadocolcen có tác dụng điều trị các chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt, đau đầu, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, đau nhức xương khớp.

Cách sử dụng

  • Trẻ em: Uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 2-3 lần.
  • Người lớn: Uống mỗi lần tối đa 2 viên, ngày uống không quá 3 lần.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc nếu bạn mẫn cảm với Acetaminophen, Chlorpheniramine hoặc Phenylpropanolamine.
  • Người bệnh mắc các bệnh như: Suy gan, cường giáp, huyết áp cao, rối loạn niệu quản, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt chống chỉ định với thuốc Hadocolcen.

Thuốc điều trị sổ mũi, cảm cúm Decolgen ND

Thuốc Decolgen ND là một sản phẩm của Công ty United Pharma – Việt Nam. Decolgen ND được điều chế dưới dạng viên, thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau.

Thành phần

Hai thành phần chính của thuốc Decolgen ND gồm:

  • Acetaminophen 500mg
  • Phenylephrine HCl 10 mg

Công dụng

  • Thuốc có tác dụng tiêu sưng ở vùng mũi và tai, giảm cảm giác đau nhức khó chịu khi thở cho người bệnh.
  • Decolgen ND chữa các bệnh viêm xoang, cảm cúm, viêm mũi. Ngoài ra, thành phần Acetaminophen cũng giúp giảm đau và hạ sốt.

Cách sử dụng

  • Trẻ em 2-6 tuổi: Uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 3-4 lần.
  • Trẻ em từ 7-12 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 3-4 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống mỗi lần 1-2 viên, ngày uống 3-4 lần.

Chống chỉ định

  • Decolgen ND chống chỉ định với người dị ứng thành phần thuốc.
  • Người bệnh bị suy gan, thận không được dùng thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử tim mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim hoặc suy mạch vành không uống thuốc Decolgen ND.
  • Người mắc các bệnh như cường giáp, xơ cứng động mạch chống chỉ định với thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Decolgen ND nếu bạn mắc bệnh glaucoma góc đóng.

Tiffy – thuốc điều trị sổ mũi, cảm cúm, nghẹt mũi

Tiffy là loại thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm quen thuộc với nhiều người. Thuốc là sản phẩm của Công ty TNHH Nakron Patana Việt Nam. Tiffy được bào chế dưới dạng viên nén và siro.

Thành phần

Thành phần chính của thuốc trị sổ mũi Tiffy gồm có:

  • Paracetamol
  • Phenylephrin HCl
  • Chlorpheniramin maleat

Công dụng

  • Thuốc sổ mũi Tiffy có tác dụng điều trị các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho, đau đầu.

Cách sử dụng

Dạng viên nén:

  • Trẻ em uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 2-3 lần.
  • Người lớn ngày uống tối đa 3 lần, mỗi lần không quá 2 viên.
  • Lưu ý: Người bệnh uống thuốc với nước lọc. Không nghiền nát thuốc hoặc uống thuốc với các loại nước ngọt, có cồn,… sẽ làm thuốc thay đổi tác dụng, nguy hiểm hơn có thể tạo ra chất độc gây hại cho sức khỏe.

Dạng siro:

  • Trẻ em 1 tháng – 3 tuổi uống mỗi lần 2,5ml-5mlTrẻ em 3-6 tuổi uống mỗi lần 5ml
  • Trẻ em 7-12 tuổi uống mỗi lần 5ml-10ml.
  • Người lớn uống mỗi lần 10ml.
  • Lưu ý: Mỗi lần uống thuốc cách nhau 6 tiếng.

Chống chỉ định

  • Thuốc sổ mũi Tiffy chống chỉ định với những người dị ứng với thành phần thuốc.
  • Người bị suy thận, suy gan, cường giáp, vạch mành, huyết áp cao không nên sử dụng thuốc Tiffy điều trị bệnh sổ mũi.
Thuốc điều trị chứng sổ mũi, ngạt mũi do các bệnh lý gây ra
Thuốc điều trị chứng sổ mũi, ngạt mũi do các bệnh lý gây ra

Otrivin 0.1% Drop – thuốc điều trị sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả

Thuốc Otrivin 0.1% Drop là sản phẩm Công ty NOVARTIS, được bào chế dưới dạng dung dịch. Thuốc sử dụng được cả cho trẻ em và người lớn.

Thành phần

  • Thuốc Otrivin 0.1% Drop có thành phần chính là Xylometazoline hydrochloride, cùng một số tác dược khác với lượng vừa đủ.

Công dụng

  • Thuốc điều trị chứng sổ mũi, ngạt mũi do các bệnh lý gây ra.
  • Thuốc Otrivin 0.1% Drop cũng hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi và họng.
  • Hỗ trợ thải tiết dịch nhầy.
  • Sử dụng thuốc Otrivin 0.1% Drop trong thủ thuật nội soi mũi.

Cách sử dụng

  • Thuốc Otrivin 0.1% Drop dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Người bệnh nhỏ vào mỗi bên mũi 2-3 giọt thuốc, ngày dùng 3-4 lần.

Lưu ý: Thuốc Otrivin 0.1% Drop được chỉ định dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở nên.

Chống chỉ định

  • Thuốc chống chỉ định với người dị ứng Xylometazoline hydrochloride.
  • Người bệnh bị suy gan hoặc glaucoma góc đóng, viêm mũi khô không dùng Otrivin 0.1% Drop trị bệnh.
  • Thuốc cũng chống chỉ định với trường hợp người bệnh đã cắt tuyến yên qua đường xương bướm, hoặc đã phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường mũi.

Thuốc xịt mũi Nozeytin F – điều trị viêm mũi dị ứng

Nozeytin F là sản phẩm thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Việt Đức. Thuốc Nozeytin F được điều chế dưới dạng dung dịch xịt mũi.

Thành phần

Thuốc xịt mũi Nozeytin F có thành phần chính gồm:

  • Azelastin hydroclorid
  • Fluticason propionate

Công dụng

  • Thành phần Azelastin trong thuốc giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ mũi, phát ban,….
  • Fluticason propionate lại có công dụng co mạch, chống ngứa, viêm. Sự kết hợp của 2 thành phần này giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng

  • Trẻ em từ 5-12 tuổi: Ngày xịt 1 lần và xịt 1 lần vào 1 bên mũi.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Ngày xịt 2 lần và cũng chỉ xịt 1 lần và 1 bên mũi.
  • Lưu ý: Trước khi sử dụng, người bệnh nên lắc đều để thuốc không lắng cặn ở đáy lọ.

Chống chỉ định

  • Thuốc xịt mũi Nozeytin F không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Không dùng thuốc nếu dị ứng với Azelastin hoặc Fluticason.
  • Người có niêm mạc mũi không dị ứng chống chỉ định với thuốc.
  • Lưu ý: Thuốc Nozeytin F có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Chảy máu cam, đau đầu, nóng rát mũi, khô niêm mạc mũi,… vì trong thuốc có chứa dẫn xuất của corticoid.

Uống thuốc gì khi bị sổ mũi – viên nén Sinuflex D

Thuốc Sinuflex D là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Roussel Việt Nam. Sinuflex D được điều chế dưới dạng viên nén.

Thành phần

Thuốc có thành phần gồm:

  • Paracetamol
  • Phenylephrine
  • Loratadine
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng

  • Sinuflex D có tác dụng điều trị các chứng sổ mũi, đau đầu, ngạt mũi, sốt, hắt hơi, mệt mỏi,… Thuốc Sinuflex D giúp chữa các bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm kết mạc dị ứng.

Cách sử dụng

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống mỗi lần 1 viên và ngày uống 2-3 lần.
  • Lưu ý: Uống thuốc cách nhau 4 tiếng. Ngoài ra, không dùng quá 8 viên thuốc một ngày.

Chống chỉ định

  • Không uống thuốc Sinuflex D nếu dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người có bệnh suy gan, suy tim, suy thận không dùng thuốc Sinuflex D điều trị bệnh.
  • Bệnh nhân nếu bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase chống chỉ định với Sinuflex D.
  • Trường hợp người bệnh bị glôcôm góc đóng hoặc thiếu máu cũng không được dùng thuốc Sinuflex D.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng Sinuflex D trị sổ mũi, nghẹt mũi,…

Thuốc sổ mũi màu vàng Vingen

Vingen là một sản phẩm thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) Việt Nam. Thuốc có bao bì màu vàng nên thường được gọi là thuốc sổ mũi màu vàng. Vingen được bào chế dưới dạng viên nén hình tròn.

Thành phần

Thuốc sổ mũi màu vàng Vingen gồm 2 thành phần chính:

  • Paracetamol
  • Chlorpheniramin maleat

Công dụng

  • Công dụng chính của Vingen là làm giảm các triệu chứng thường gặp như: Sổ mũi, đau đầu, ho, người mệt mỏi, nghẹt mũi,… Các triệu chứng này thường do cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng

  • Trẻ em: Uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 2-3 lần.
  • Người lớn: Uống mỗi lần tối đa 2 viên, ngày uống tối đa 3 lần.

Chống chỉ định

  • Thuốc Vingen chống chỉ định với người mẫn cảm Paracetamol hoặc Chlorpheniramin maleat.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, suy gan, thiếu hụt G6PD, cường giáp, loét dạ dày,… không được dùng Thuốc Vingen trị sổ mũi.

Thuốc sổ mũi Hapacol CS Day

Hapacol CS Day là sản phẩm thuốc thuộc Công ty DHG Pharma. Hapacol CS Day được điều chế dưới dạng viên nén.

Thành phần

Thành phần chính của Hapacol CS Day gồm:

  • Paracetamol
  • Phenylephrine
Hapacol CS Day là sản phẩm thuốc thuộc Công ty DHG Pharma
Hapacol CS Day là sản phẩm thuốc thuộc Công ty DHG Pharma

Công dụng

  • Paracetamol là thành phần quen thuộc trong nhiều loại thuốc, có công dụng hạ sốt, giảm đau nhức.
  • Cùng với đó, Phenylephrin giúp co mạch, giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh. Sự kết hợp của 2 thành phần chính giúp Hapacol CS day điều trị các chứng: Sổ mũi, ho, sốt, sung huyết mũi, cảm lạnh.

Cách sử dụng

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Chia một viên thuốc thành 2-3 phần và uống trong ngày (nghĩa là một ngày một viên).
  • Lưu ý: Mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Uống thuốc bằng nước lọc, không thay thế bằng nước ngọt, nước có gas,…

Chống chỉ định

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng Hapacol CS Day trị sổ mũi.
  • Người dị ứng với Paracetamol, hoặc Phenylephrine chống chỉ định với thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy gan, huyết áp cao hoặc cường giáp,… không uống thuốc Hapacol CS Day.

Theralene – thuốc kháng histamin trị sổ mũi

Theralene là dược phẩm được sản xuất tại TNHH dược phẩm Aventis Srl – Việt Nam. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng histamin trị sổ mũi. Theralene được bào chế dưới dạng siro và viên nén thích hợp cho cả trẻ em và người lớn.

Thành phần

Thành phần chính của thuốc Theralene là Alimemazine, cùng với một lượng tá dược vừa đủ.

Công dụng

  • Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Theralene có tác dụng trị các chứng ho khan, sổ mũi, viêm mũi, hắt hơi, nổi mề đay, ngứa da,…
  • Theralene cũng có tác dụng như một vị thuốc an thần, giúp người bệnh trị chứng khó ngủ, mất ngủ.
  • Ngoài ra, Theralene cũng cải thiện tình trạng co dạ dày co thắt khi tiêu hóa thức ăn.
  • Thuốc được chỉ định khi người bệnh gặp tình trạng dị ứng hô hấp, dị ứng ngoài da, hoặc nôn mửa ở trẻ em.

Cách sử dụng

Thuốc Theralene có nhiều công dụng nên cách sử dụng trong mỗi trường hợp cũng khác nhau. Cụ thể, cách dùng thuốc Theralene kháng histamin trị ho, sổ mũi như sau:

  • Trẻ em: Uống ngày khoảng 0,5 – 1mg/kg, chia nhiều lần.
  • Người lớn: Uống ngày 5 – 40mg/ngày, chia nhiều lần.

Chống chỉ định

  • Thuốc Theralene chống chỉ định với người mẫn cảm Alimemazine.
  • Người bị suy gan, suy thận, phì đại tuyến tiền liệt, động kinh, parkinson,… không được dùng thuốc.
  • Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi

Siro Muhi xanh lá cây trị sổ mũi, nghẹt mũi

Siro Muhi xanh là sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản với các thành phần từ thảo dược tự nhiên.

Thành phần

Các thành phần chính của Siro Muhi xuất xứ Nhật Bản gồm:

  • Clorpheniramin maleat
  • Chiết xuất cam thảo
  • Cùng với một số thảo dược khác
  • D-sorbitol
  • Fructose
  • Citric acid
  • Na
  • Paraben
  • Ethanol
  • Caramel

Công dụng

  • Siro ho Muhi xanh lá cây có công dụng trị các triệu chứng như: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu,… do viêm mũi dị ứng, hoặc viêm mũi cấp tính, viêm xoang gây ra.

Cách sử dụng

  • Trẻ em từ 3-6 tháng: Uống mỗi lần 5ml
  • Trẻ em từ 6 tháng – 1 tuổi: Uống mỗi lần 6ml
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: Uống mỗi lần 7,5ml
  • Trẻ em từ 3-7 tuổi: Uống mỗi lần 10ml
  • Lưu ý: Cho trẻ uống siro sau khi ăn. Không cho trẻ uống quá 6 lần/ngày và uống cách nhau 4 tiếng.

Chống chỉ định

  • Khi trẻ đang bị đi ngoài không nên dùng thuốc.

Thuốc sổ mũi Aerius

Thêm một loại thuốc kháng histamin đó là thuốc sổ mũi Aerius. Thuốc sổ mũi Aerius được điều chế dưới 2 dạng là siro và viên nén.

Thành phần

  • Thành phần chủ yếu của thuốc kháng histamin Aerius là Desloratadin. Desloratadin là thuốc kháng histamin thuộc thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội.

Công dụng

  • Aerius thuộc nhóm thuốc kháng histamin, có công dụng điều trị các triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ho, ngứa họng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng

  • Trẻ em từ 6 tháng -12 tháng tuổi: Uống mỗi lần 2ml, ngày dùng 1 lần.
  • Trẻ em từ 1-5 tuổi: Uống mỗi lần 2,5ml, ngày dùng 1 lần.
  • Trẻ em từ 6-11 tuổi: Uống mỗi lần 5ml, ngày dùng 1 lần.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống mỗi lần 10ml, ngày dùng 1 lần. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể cho bé uống 1 viên/ngày để trị sổ mũi.

Chống chỉ định

  • Nếu người bệnh dị ứng với Desloratadin không nên dùng thuốc.
  • Người bị suy thận, động kinh, không hấp thu glucose chống chỉ định với thuốc.
Siro ho - cảm Ích nhi được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên
Siro ho – cảm Ích nhi được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên

Siro ho – cảm Ích Nhi – lựa chọn cho bé bị sổ mũi

Siro Ho – Cảm Ích Nhi là thực phẩm chức năng, được sản xuất bởi Công ty TNHH Nam Dược.

Thành phần

Siro ho – cảm Ích nhi được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như:

  • Húng chanh
  • Tinh chất gừng
  • Mạch môn
  • Cát cánh
  • Mật ong
  • Tắc
  • Đường phèn
  • Cùng một số tá dược khác

Công dụng

  • Siro ho – cảm Ích nhi có tác dụng long đờm, giảm ho, tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, đau họng, ho khan, ho có đờm,…
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh như: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,…

Cách sử dụng

  • Trẻ em sơ sinh – 1 tuổi: Uống mỗi lần 5ml, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em 1-3 tuổi: Uống mỗi lần 7,5ml, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Uống mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần.

Chống chỉ định

  • Không dùng siro ho – cảm Ích nhi nếu người bệnh dị ứng với một trong các thành phần của thực phẩm chức năng.

Thuốc đặc trị sổ mũi cho bé Tampei

Tampei là sản phẩm đến từ đất nước hoa anh đào Nhật Bản. Thuốc Tampei được điều chế dưới dạng kem bôi.

Thành phần

  • Tampei là sản phẩm được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên lành tính, không màu, không chất phụ gia và không cồn.
  • Dầu bạc hà thiên thiên
  • Glycyrrhizinate dưỡng ẩm

Công dụng

  • Với các thành phần thiên nhiên, Tampei rất an toàn với trẻ. Thuốc chuyên trị các chứng sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm.

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi.
  • Vệ sinh sạch khoang mũi cho bé bằng cách hút sạch nước mũi và lau khô.
  • Tiếp đến bôi một lượng nhỏ kem Tampei vào vùng da dưới mũi trẻ.
  • Lưu ý: Không để thuốc dính lên mắt và không sử dụng quá 3 lần/ngày.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng Tampei nếu dị ứng với các thành phần nêu trên.

Lưu ý khi dùng thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất

Trên thực tế, người bệnh muốn điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả thì cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông thường, người bị nghẹt mũi, sổ mũi do viêm mũi virus (cảm lạnh, cảm cúm) chỉ kéo dài trong khoảng 3-5 ngày, tối đa là 10 ngày. 

Nhưng nếu tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi đi kèm với hắt hơi, ngứa mắt…thì người bệnh nên lưu ý đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp dịch mũi chuyển sang màu vàng, xanh, kèm thêm đau nhức mặt, mũi thì đó là triệu chứng của bệnh viêm xoang. 

Ngoài ra, bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau nếu dùng thuốc tây y trị nghẹt mũi, sổ mũi:

  • Người bệnh nên xin ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn và mua thuốc trị sổ mũi. Không tùy tiện mua thuốc khi chưa trao đổi với bác sĩ, dược sĩ tình trạng lâm sàng của bệnh.
  • Không lạm dụng, kết hợp thuốc tùy ý. Mỗi loại thuốc có thành phần khác và công dụng khác nhau. Do đó, khi kết hợp có nguy cơ tạo ra phản ứng ngược, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
  • Khi sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin có thể có tác dụng phụ như: Mất tập trung, buồn ngủ, thị lực suy giảm. Người bệnh không nên lái xe, hoặc vận hành máy móc nếu đang sử dụng các loại thuốc này.
  • Người bệnh nên kiêng bia, rượu, đồ uống có gas, chất kích thích, caffeine khi sử dụng thuốc. Bởi trong một số loại thuốc có thành phần Paracetamol, khi sử dụng chung với các loại đồ uống này có thể tạo ra hoặc làm tăng độc tính, ảnh hưởng tới gan.
Người bệnh nên xin ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn và mua thuốc
Người bệnh nên xin ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn và mua thuốc
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về thời gian sử dụng thuốc. Thông thường người bệnh không nên sử dụng thuốc trị sổ mũi liên tục trong 7 ngày.
  • Người bệnh nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc xịt, hoặc nhỏ mũi. Bởi một số loại thuốc có chứa dẫn xuất corticoid gây nguy hiểm.
  • Ngoài những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị sổ mũi trên, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • Vệ sinh khoang mũi và họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Luôn giữ ấm cổ họng và mũi.
  • Xông mũi bằng tinh dầu tràm, sả.
  • Người bệnh sổ mũi nên uống gì? Theo đó bạn nên uống nhiều nước, người bệnh nên uống các loại nước có tính ấm như: Trà gừng, nước tỏi mật ong, lá hẹ hấp đường phèn,…
  • Bổ sung chất xơ, các loại vitamin trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
  • Luôn giữ nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ, tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập mũi, họng gây bệnh.
  • Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.

Vấn đề sổ mũi uống thuốc gì đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về thành phần, cũng như công dụng của các loại thuốc sổ mũi trước khi mua sản phẩm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(6) "so-mui"

Chuyên mục

Tin mới

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?