Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ: Cảnh giác và phòng ngừa sớm
Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ gây ra tình trạng đau cổ, nhức sống lưng, tê bì chân tay,… Nếu bạn đang có những thói quen như ít vận động, ngồi sai tư thế, ngủ gục trên bàn,… tỷ lệ mắc bệnh là rất cao.
Vì sao thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tăng nhanh?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh có xu hướng trẻ hóa, diễn ra đặc biệt nhiều ở đối tượng trong độ tuổi lao động. Thực tế, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc thoái hóa tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều chủ quan và không điều trị kịp thời.
Thoái hóa gây nên sự chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy thần kinh cột sống, từ đó tạo áp lực đến vùng cổ, thắt lưng,… Người trẻ cần biết các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chủ động phòng ngừa:
- Ít vận động: Đa số người trẻ lười vận động khiến cơ thể bị thừa cân, béo phì. Cân nặng tăng gây áp lực lên vùng cột sống và tác động trực tiếp tới xương khớp. Theo thời gian, bệnh nhân có thể phải đối diện với nguy cơ thoái hóa.
- Ngồi làm việc sai tư thế: Các bạn trẻ có xu hướng làm việc hoặc học tập trước máy tính khoảng 8 – 10 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường ngồi sai tư thế khiến cột sống và xương khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực đơn thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, cột sống và xương khớp. Nếu thực hiện thực đơn thiếu khoa học, sức khỏe của con người sẽ chịu ảnh hưởng xấu, xương khớp thiếu linh hoạt. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi kéo dài cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chấn thương: Người bệnh dễ bị chấn thương cột sống nếu gặp tai nạn khi chơi thể thao hoặc làm việc,… Quá trình điều trị tổn thương không dứt điểm khiến bệnh nhân dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
- Mang vác nặng: Do tính chất công việc nên nhiều người phải mang vật nặng và ảnh hưởng đến cột sống. Các vật có trọng lượng lớn gây áp lực lên xương khớp trong thời gian dài khiến người bệnh bị đau nhức lưng và vùng cổ. Khi lớp đĩa đệm ở cột sống chịu ảnh hưởng, chúng sẽ chèn ép rễ thần kinh, dẫn đến tê buốt và cứng khớp.
- Do các bệnh lý liên quan: Viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống bẩm sinh, tiểu đường, tim mạch,… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Cột sống đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Bởi lẽ, các hoạt động thường ngày đều phụ thuộc vào bộ phận này. Nếu mắc bệnh, người trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Trí nhớ giảm sút: Bệnh nhân thường xuyên nhớ nhớ, quên quên, hiệu suất công việc giảm sút, khó tập trung vào công việc.
- Đau nhức cơ thể: Thời gian đầu, cơn đau không quá nghiêm trọng. Nhưng thời gian về sau, việc gập cổ hoặc xoay người sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, cơn đau còn có thể lây lan sang các bộ phận như đầu, bả vai, cánh tay,…
- Bị mất cảm giác: Vùng tay, cổ, chân,… không chỉ bị mất cảm giác mà còn tê cứng, khiến người bệnh mệt mỏi.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Việc phát hiện bệnh kịp thời có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình điều trị. Khi chữa bệnh đúng thời điểm, bệnh nhân có thể ngăn chặn hiệu quả các biến chứng xấu nhất.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chuyên gia dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp chụp MRI và các xét nghiệm để đưa ra hướng chữa bệnh.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tây
Tây y có tác dụng giảm đau, loại bỏ triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Bác sĩ sẽ liệt kê các loại thuốc chữa bệnh như thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, chống động kinh…
Lưu ý, tân dược có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh nên thận trọng và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Đa số người trẻ chưa bị thoái hóa cột sống nặng có thể điều trị bằng mẹo tại nhà. Một số dược liệu thuần tự nhiên được áp dụng là:
- Cây cỏ xước: Sao khô thảo dược và đem sắc với 500ml nước. Đợi nước cạn còn một nửa bạn tắt bếp, chắt lấy nước cốt, uống mỗi ngày 2 lần.
- Lá mật gấu: Rửa sạch một nắm lá mật gấu, giã thật nát và trộn chung với 300ml bia. Mỗi ngày uống 2 lần.
- Xương rồng: loại bỏ hết phần gai của xương rồng bẹ rồi đem nướng. Khi dược liệu còn ấm, bạn hãy đắp lên khu vực bị thoái hóa.
Tuy nhiên, đây không phải phương pháp điều trị dứt điểm nên người bệnh không được lạm dụng. Bạn có thể kết hợp cách chữa bệnh tại nhà với các biện pháp chuyên sâu.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa khỏi thoái hóa đốt sống cổ. Mỗi bài thuốc sẽ được lương y tăng giảm liều lượng một cách hợp lý.
Những dược liệu nằm trong bài thuốc bao gồm: Hồng hoa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cẩu tích, hải phong đằng… Với nguồn gốc tự nhiên, các bài thuốc đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ.
Mục tiêu điều trị bằng Đông y là tập trung bồi bổ tạng thận, can, loại bỏ triệu chứng và tăng cường quá trình đào thải độc tố. Từ đó, người bệnh có thể nâng cao sức đề kháng và tái tạo các tế bào xương khớp.
Biến chứng của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Vì thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người già nên người trẻ không chú ý nhiều. Từ sự chủ quan, ngày càng có nhiều bệnh nhân là người trẻ, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
Do bận rộn công việc và mang suy nghĩ chủ quan nên người bệnh không lường trước những ảnh hưởng của bệnh lý. Đến khi thoái hóa ở mức độ nặng, nó sẽ kéo theo những biến chứng như:
- Thường xuyên đau nhức, tê mỏi chân tay
- Khả năng vận động kém dần và dẫn đến mất kiểm soát
- Tứ chi bại liệt
- Teo cơ, tàn phế
Ngoài ra, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Khi đó, bạn còn gặp phải nhiều hệ lụy hoặc các bệnh lý khác.
Tuy nhiên, người bệnh không nên áp dụng cách chữa bệnh bừa bãi. Nếu bị thoái hóa, bạn cần tìm hiểu kỹ các phương pháp và thực hiện điều trị tại những cơ sở y tế uy tín.
Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Khi thoái hóa đốt sống cổ đang gia tăng và có thể gây bại liệt, người trẻ cần tìm cách phòng ngừa hiệu quả. Muốn hạn chế tới mức thấp nhất khả năng mắc bệnh, bạn cần chú ý các vấn đề như:
- Duy trì thực đơn ăn uống dinh dưỡng, uống nhiều sữa, nước, các loại đồ uống giàu vitamin. Đặc biệt, bạn nên bổ sung các món ăn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bệnh thoái hóa.
- Không ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc quá sức.
- Xoa bóp, massage vùng cổ, lưng thường xuyên, đặc biệt là khi cảm thấy đau nhức
- Luôn lạc quan, vui vẻ và hạn chế tình trạng căng thẳng.
- Thường xuyên tập luyện những môn thể thao vừa sức và tăng độ dẻo dai
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể.
Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đang gia tăng với tốc độ nhanh. Nếu bạn không chú trọng bảo vệ sức khỏe, khả năng mắc bệnh là rất cao. Người trẻ nên từ bỏ những thói quen xấu và thường xuyên thực hiện các hoạt động có lợi cho xương khớp ngay từ hôm nay.
Nội dung chínhVì sao thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tăng nhanh?Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻĐiều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻCách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tâyMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàĐiều trị thoái hóa cột sống bằng […]
Xem chi tiết