Top 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu hiệu quả
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có thể giảm đau nhức và đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Vì vậy, đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Bệnh nhân tuân thủ điều trị theo 5 cách sau đây sẽ góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý hiệu quả.
Tác dụng chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Tên khoa học của lá ngải cứu là Artemisia vulgaris L. Loại cây này không chỉ được chế biến trong các món ăn hàng ngày mà còn là thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc đông y.
Ngải cứu là loại cây thân thảo, lá nhỏ như lông chim, mọc nhiều ở khu vực ẩm thấp hoặc các vùng nông thôn. Nghiên cứu cho thấy, ngải cứu chứa các thành phần dược tính có tác dụng giảm đau như aspirin. Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống, loại cây này còn có khả năng:
- Điều trị các chứng đau nhức
- Điều hòa kinh nguyệt
- Ổn định thai kỳ
- Giải quyết các vết tím bầm
Trong Đông y, đây là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Do lành tính và xuất hiện ở nhiều vùng quê nên cây ngải cứu rất được ưa chuộng trong điều trị bệnh tại nhà.
Top 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Biện pháp chữa bệnh bằng ngải cứu có tác dụng đẩy lùi tình trạng đau nhức, ê ẩm. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu để điều trị theo 5 cách sau:
Chườm lá ngải cứu
Tác dụng: Nếu thực hiện đúng cách, người mắc bệnh nhẹ sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đã rửa sạch và cắt thành khúc, 1 bát giấm, 1 miếng vải mỏng
- Giã nhuyễn ngải cứu, trộn chung với giấm, đun sôi hỗn hợp và bọc bằng vải
- Nằm sấp trên giường, dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên khu vực bị đau
- Liên tục xoa dọc theo chiều sống lưng từ trên xuống trong 15 phút
- Đợi khi thuốc nguội, bạn đun nóng và chườm lên vị trí khác
- Áp dụng liên tục trong 1 tháng
Sử dụng nước ngải cứu
Tác dụng: cải thiện tình trạng tê buốt, đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đệm đĩa, viêm khớp,…. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện mới sớm chữa khỏi bệnh.
Thực hiện:
- Ngâm lá ngải cứu với muối ăn, rửa sạch, để ráo
- Xay nhuyễn nguyên liệu, lọc bã, chỉ giữ lại phần nước
- Kiên trì áp dụng mẹo trong 1 tuần để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Kết hợp mật ong và ngải cứu
Tác dụng: chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức do thoái hóa gây nên.
Thực hiện:
- Sơ chế ngải cứu đúng cách và cắt thành từng khúc nhỏ
- Xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, hòa chung với mật ong
- Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống vào các buổi trưa, tối trong ngày
- Thời gian thực hiện là 1 – 2 tuần
Phối hợp chung với chanh và bưởi
Tác dụng: bổ sung vitamin C, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, bảo vệ xương khớp.
Thực hiện:
- Sơ chế ngải cứu sạch sẽ
- Sao vàng dược liệu cùng chanh, vỏ bưởi rồi phơi nắng trong 1 ngày
- Đựng nguyên liệu vào lọ thủy tinh, thêm đường phèn, rượu trắng, đậy kín nắp
- Uống 5ml hỗn hợp mỗi ngày, kiên trì trong 1 tháng
Chế biến thành món ăn
Chế biến ngải cứu thành các món ăn hàng ngày là biện pháp dễ dàng và thuận lợi nhất. Vì lá ngải cứu có vị đắng nên khi được nấu chung với các thực phẩm khác, bệnh nhân sẽ dễ ăn hơn. Bạn có thể tham khảo món ngải cứu hấp với trứng gà:
- Chuẩn bị một nắm ngải cứu và một quả trứng gà
- Sơ chế sạch sẽ tất cả các nguyên liệu
- Cắt nhỏ ngải cứu, đập trứng gà và trộn chung với gia vị
- Hấp cách thủy hỗn hợp trong 20 phút
- Sử dụng món ăn hằng ngày
Cách chữa bệnh bằng ngải cứu mang lại tác dụng tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp. Những trường hợp không nên áp dụng biện pháp là phụ nữ có thai, người có sức khỏe yếu hoặc mắc bệnh về gan, rối loạn đường ruột cấp tính… Nếu áp dụng ngải cứu một cách tùy tiện, bệnh nhân có thể gặp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu cần lưu ý gì?
Đối với sức khỏe của người bị thoái hóa cột sống, lá ngải cứu tương đối an toàn. Nhưng bệnh nhân vẫn cần thực hiện đúng cách để hạn chế rủi ro không đáng có. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên lưu ý các vấn đề như:
- Không lạm dụng hoặc phụ thuộc vào ngải cứu vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc gây ngộ độc
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngải cứu đã để qua đêm
- Chọn thảo dược xanh, non và dùng với liều lượng hợp lý, theo lời khuyên của chuyên gia
- Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện cơ thể mỗi ngày
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế nhóm đồ ăn độc hại
- Không mang vác vật nặng, hạn chế làm việc quá sức, giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng, mệt mỏi
Khi người bệnh tuân thủ đúng cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên liên hệ chuyên gia để nhận được tư vấn. Nếu tùy tiện áp dụng biện pháp tại nhà khi chưa được chỉ dẫn, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Nội dung chínhTác dụng chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứuTop 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứuChườm lá ngải cứuSử dụng nước ngải cứuKết hợp mật ong và ngải cứuPhối hợp chung với chanh và bưởiChế biến thành món ănChữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu […]
Xem chi tiết