Đau Mỏi Vai Gáy

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Đau mỏi vai gáy là thuật ngữ dùng để chỉ những cơn đau nhức vùng vai, sau cổ. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều đối tượng, chủ yếu ở người cao tuổi, dân văn phòng, những người thường xuyên bê vác vật nặng,… Đây cũng là một trong những bệnh về cột sống gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. 

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt khó chịu. Đáng nói, căn bệnh này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm khác như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ… Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn tới một số biến chứng như:

  • Rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não: Tình trạng mạch máu lên não bị chèn ép, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng tới não, khiến bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm, trí nhớ,…
  • Chèn ép tủy sống vùng cổ: Tuy hiếm gặp nhưng biến chứng này có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật thậm chí gây liệt nửa người hoặc tứ chi.
  • Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Gây tê bì, mất cảm giác từng vùng của tay hoặc teo cơ, giảm vận động, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới liệt vận động cánh tay, cẳng tay hoặc bàn tay.
  • Đau rễ thần kinh: Khiến bệnh nhân đau nhói dữ dội, có cảm giác nóng rát hoặc tê tái vùng cổ, vai gáy, cánh tay và đầu. 

Nếu đau mỏi vai gáy diễn ra liên tục trong 1 tháng, người bệnh cần sớm tới các cơ sở y tế khám chữa, xử lý kịp thời, tránh để lâu dẫn tới biến chứng nguy hiểm và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tin liên quan: Tìm hiểu về bệnh viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những triệu chứng thường gặp

Không chỉ biểu hiện ở những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính thông thường, đau mỏi vai gáy còn xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như:

  • Đau lan các điểm: Đau từ vai gáy có thể lan tỏa lên vùng đầu hoặc xuống cánh tay và ngón tay. Trong trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị tê bì, rối loạn cảm giác ở tay.
  • Cứng cổ, khó xoay ngang: Bệnh nhân gặp khó khăn trong các cử động cần sự linh hoạt của khớp như quay cổ qua trái, qua phải, đưa cổ lên xuống,…
  • Đau khi ngủ dậy: Các cơn đau thường xuất hiện vào lúc sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy hoặc khi làm việc trong thời gian dài.

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu nhức mỏi vai gáy,… 

Nguyên nhân đau vai gáy cần cảnh giác

Trường hợp của chị Linh nói trên, nguyên nhân là do tính chất công việc, thường xuyên phải ngồi máy tính, ít vận động dẫn tới vai gáy đau mỏi. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong vô vàn các lý do dẫn tới bệnh. Bác sĩ cũng cho biết tùy thuộc theo từng góc nhìn, các nguyên nhân này cũng có sự khác biệt.

Theo y học hiện đại 

Theo quan điểm của y học hiện đại có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau vai gáy một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh phải kể tới: 

  • Nguyên nhân cơ học: Người hoạt động sai tư thế, ngủ gối cao, nhiễm lạnh, chấn thương, làm việc nặng nhọc, hoặc ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài,… có thể làm giảm lượng máu cần thiết cho vùng cổ, vai, gáy,… từ đó khiến khu vực này dễ bị đau nhức và cứng.
  • Do đặc thù công việc: Người thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.
Do đặc thù công việc dẫn tới đau vai gáy
Do đặc thù công việc dẫn tới đau vai gáy
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng vai gáy khi bị kéo dãn hoặc kéo căng quá mức dẫn tới rối loạn chức năng và gây ra đau mỏi vai gáy.
  • Các bệnh lý xương khớp: Đau vai gáy có thể là biểu hiện của các bệnh lý tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao xương, viêm xương khớp…

Tin liên quan: Nguyên nhân gây viêm đau khớp? Có nguy hiểm và khó điều trị không?

Theo quan điểm Đông y

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn tới bệnh là do tấu lý sơ hở phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thông khí huyết. Bệnh do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài gây nên. Nếu để phân loại nguyên nhân gây ra bệnh có thể chia thành 2 loại chính gồm:

  • Nội nhân: Can thận âm hư.
  • Ngoại nhân: Phong hàn xâm nhập.

Các cách trị đau vai gáy hiệu quả, phổ biến hiện nay

Y học ngày nay tiếp cận can thiệp điều trị đau mỏi vai gáy bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, mỗi một phương pháp điều trị lại có những ưu nhược điểm riêng và cơ chế điều trị khác biệt. Các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy thường gặp phải kể tới sử dụng thuốc Tây y, chữa bằng Đông hay áp dụng các mẹo dân gian, bài tập nhằm làm giảm đau nhức, khó chịu.

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy được nhiều bệnh nhân áp dụng nhất hiện nay do tính tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân đau vai gáy phải kể tới:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Một số thuốc được sử dụng phổ biến phải kể tới Paracetamol, Panadol,…
  • Thuốc NSAIDs: Là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau vùng vai, cổ hiệu quả, tiêu biểu phải kể tới thuốc Ibuprofen, Naproxen,…
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ như Myonal, Diazepam,… nhằm giãn cơ vai, giảm đau nhức nhanh chóng.

Ưu điểm: Các loại thuốc trên phát huy tác dụng nhanh chóng nên giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn.

Nhược điểm: Nếu sử dụng lâu ngày, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ đối với gan, thận, hệ thần kinh,… Ngoài ra, việc kết hợp thuốc không phù hợp còn có thể dẫn tới trình trạng tương tác thuốc rất nguy hiểm.

Tin liên quan: Đau Khớp Vai Nên Uống Thuốc Gì? Chuyên Gia Giải Đáp

Mẹo dân gian giúp làm giảm đau vai gáy hiệu quả

Cùng với thuốc Tây, chúng ta có thể giảm các cơn đau nhức khá hiệu quả bằng một số thảo dược quen thuộc tại nhà. Đây đều là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, vừa giảm cơn đau vừa giúp làm cường gân mạnh cốt. Các nguyên liệu được sử dụng cũng rất lành tính và an toàn với người dùng. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng để hỗ trợ chữa bệnh mà không gây ra tác dụng phụ.

Lá lốt:

  • Người bệnh chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút và rửa lại nhiều lần với nước sạch, để cho ráo nước.
  • Lá lốt rửa xong đem cho vào cối cùng một ít muối hạt để giã sơ qua, hoặc có thể dùng máy xay.
  • Tiếp đó, bạn cho nguyên liệu lên chảo và sao nóng rồi bọc lại bằng vải sạch.
  • Đợi lá lốt bớt nóng, chúng ta chườm trực tiếp lên vai gáy để làm giảm cơn đau. Nên thực hiện khoảng 15 phút và mỗi ngày 1 đến 2 lần.
Giảm cơn đau bằng nguyên liệu thiên nhiên
Giảm cơn đau bằng nguyên liệu thiên nhiên

Lá ngải cứu:

  • Cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi và một ít giấm ăn.
  • Lá ngải sau khi rửa sạch sẽ để cho ráo nước.
  • Tiếp theo, bạn cho ngải cứu vào cối để giã sơ, thêm một chút giấm ăn và đem trộn đều.
  • Hỗn hợp được sao nóng trên chảo cho tới khi đã khô hết nước.
  • Người bệnh bọc lại lá ngải cứu trong vải sạch, đợt cho bớt nóng và chườm lên vai gáy. Cách làm này cũng áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 15 phút.

Bài tập giảm đau vai gáy

Những bài tập có tác dụng tăng cường sức mạnh các nhóm cơ vùng cổ và vai từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Người bệnh có thể áp dụng một số các bài tập yoga chống đau mỏi vai gáy tê bì chân tay sau đây:

Bài tập chữa đau mỏi vai gáy tại nhà
Bài tập chữa đau mỏi vai gáy tại nhà
  • Sphinx pose (tư thế nhân sư): Đầu tiên nằm sấp, chân duỗi thẳng, dùng hai tay chống xuống sàn, từ từ nâng phần thân trên lên cao sao cho phần bụng, mông, đùi không rời khỏi sàn. Sau đó, từ từ ưỡn ngực, cằm hướng ra trước và giữ tư thế từ 10-15 giây. Lặp lại động tác 5 lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Cat-cow pose (tư thế con mèo/con bò): Dùng hai tay và đầu gối chống xuống sàn, giữ cho phần vai thẳng với cổ tay, hông thẳng với đầu gối. Từ từ thả lỏng phần bụng dưới xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng cao đầu. Sau đó, thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy phần lưng cong lên phía trần nhà, cúi cằm sát vào hõm ngực, siết chặt cơ mông; lặp lại động tác từ 5-10 lần
  • Thread the needle pose (tư thế luồn kim): Dùng hai tay, đầu gối chống xuống sàn, từ từ nâng tay lên khỏi mặt đất. Sau đó luồn tay trái qua khoảng không giữa tay phải và chân phải, đẩy vai xuống thấp hết mức có thể, lòng bàn tay hướng lên trên. Giữ hông thẳng, phần trên hướng về bên phải trong 30 giây rồi tiếp tục thực hiện với bên còn lại.

Ưu điểm: Các bài tập giúp các đốt sống cổ thư giãn, định hình các khớp xương và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức do bệnh gây ra.

Nhược điểm: Các bài tập có tác dụng tức thời, làm giảm đau nhanh nhưng không tác động tới gốc rễ dẫn tới bệnh. Ngoài ra, người bệnh khi tập thực hiện đúng các động tác, tránh làm sai khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Tin liên quan: 6 Bài Tập Chữa Đau Khớp Vai Hiệu Quả Bạn Nên Thử

Chữa đau vai gáy bằng Y học cổ truyền

Chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền hiện cũng là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Với phương pháp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu nhằm tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

  • Châm cứu: Châm cứu giúp cơ thể giải phóng hormon endorphin. Loại hormone này được coi như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và an toàn cho người bệnh.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Biện pháp giúp giảm các tắc nghẽn tại huyệt vị, từ đó lưu thông kinh mạch giúp người bệnh cử động linh hoạt hơn.
  • Giác hơi: Đây là biện pháp giúp phục hồi tổn thương do bệnh gây ra bằng cách đả thông kinh mạch, hoạt huyết.
 

Người bị bệnh đau vai gáy nên ăn gì – kiêng gì?

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bị đau mỏi vai gáy. Để hỗ trợ cho quá trình điều trị một cách tốt nhất. Người bệnh cần chú ý tới vấn đề sử dụng thực phẩm như sau:

Thực phẩm có ích cho người bị đau vai gáy:

  • Các thức ăn có chứa nhiều canxi rất tốt cho những người gặp các bệnh lý về xương khớp, trong đó có đau vai gáy. Canxi sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở sụn khớp, ức chế quá trình thoái hóa, tăng sự dẻo dai cho xương. Nhờ vậy bạn cũng có thể cải thiện cơn đau hiệu quả. Các thực phẩm chứa có hàm lượng canxi cao là: Sữa và chế phẩm từ sữa, cua, tôm, nghêu, đậu xanh, đậu đen, bí đỏ, bông cải xanh, mè đen….
  • Thực phẩm giàu vitamin như : Vitamin B, C, E, D giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và ức chế các cơn đau vai gáy rất tốt. Bạn nên tích cực sử dụng những đồ ăn như: Mâm xôi, nấm, ớt chuông, kiwi, đu đủ, trứng, cá hồi,….
  • Đồ ăn giàu magie cùng phốt pho cũng rất cần thiết đối với người mắc bệnh đau vai gáy. Chúng ta có thể cải thiện tốt các cơn đau và ổn định chức năng của dây thần kinh, duy trì sự linh hoạt của xương khớp. Những thực phẩm có nguồn dưỡng chất này dồi dào là: Yến mạch, hạt điều, hạt bí, các loại cá, sữa, các loại đậu,…
  • Bổ sung axit béo có lợi như Omega-3 từ cua, tôm sẽ giúp ngăn ngừa những phản ứng viêm và giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, mọi người không lạm dụng omega-3 ở liều cao vì có thể gây ra rối loạn đông máu.
  • Tăng cường chất xơ qua các loại trái cây và rau xanh sẽ giúp chúng ta cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể đặc biệt là với người bị đau vai gáy. 
Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp giảm đau vai gáy hiệu quả
Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp giảm đau vai gáy hiệu quả

Thực phẩm gây hại cho người đau vai gáy:

  • Đồ ăn giàu cholesterol như: Bánh kẹo, bơ các loại, thịt mỡ, nội tạng động vật, đồ hộp,….đều là các thực phẩm dễ gây rối loạn quá trình tuần hoàn máu nuôi dưỡng cho các cơ xương khớp. Đồng thời còn làm người bệnh bị đau nhức nặng nề hơn.
  • Rượu, cà phê, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn là những chất kích thích gây giãn tĩnh mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn, quá trình chữa trị cũng sẽ gặp thêm nhiều khó khăn.
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo có hại như các món xào, chiên rán, đồ ăn nhanh đều là cơ hội tốt cho các phản ứng viêm xuất hiện. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo người bị bệnh đau vai gáy không nên dùng thực phẩm này.
  • Đồ ăn quá mặn cũng là nguyên nhân khiến cho các cơn đau nhức diễn biến nặng hơn. Việc ăn quá nhiều muối làm giảm hàm lượng canxi ở trong xương, tăng nồng độ của acid uric ở trong máu và làm bạn dễ mắc thêm bệnh gout cùng nhiều bệnh về xương khớp khác.

Hướng dẫn cách phòng tránh hiện tượng đau vai gáy 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh đặc hiệu, để điều phòng bệnh tái phát, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau:

  • Không nên làm việc quá lâu ở một tư thế, cần thay đổi thường xuyên nhằm tránh tình trạng cứng khớp, đau mỏi.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, cải thiện sức khỏe.
  • Cần duy trì chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Làm việc, sinh hoạt đúng tư thế, khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy,… nên giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
  • Duy trì chế độ ăn uống đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…

Đau mỏi vai gáy không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan, cần có biện pháp phòng tránh ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, cần khám để có phương án điều trị kịp thời.

Tin liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?