Thoái Hoá Khớp
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn khớp, tế bào tại khớp và quanh khớp. Tình trạng này hiện đang là “nỗi ám ảnh” của không ít người bởi nó có thể dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, thậm chí gây tàn phế. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh là điều hết sức cần thiết nhằm phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Thoái hóa khớp là gì? Bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” đối tượng
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, thay đổi cấu trúc và hình dạng theo thời gian dẫn tới nứt, rách,… khiến xương cọ xát vào nhau gây đau đớn vô cùng khi cử động. Hiểu một cách đơn giản, bệnh có thể được giải thích như sau:
Trong cơ thể có nhiều khớp. Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương, giữa các khớp có một lớp sụn mềm và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn nhằm giúp việc cử động được linh hoạt, dễ dàng.
Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị tổn thương đầu tiên, sau đó tới phần xương dưới sụn, dây chằng và các cơ quan cạnh khớp, dịch khớp.
Thoái hóa khớp được gọi là bệnh của thời gian bởi nó thường gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi. Tác nhân chính cơ bản dẫn tới bệnh được xác định là quá trình lão hóa của con người. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, có thể bắt gặp ở nhiều người trẻ tuổi.
Đánh giá chung về căn bệnh này, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết có tới 80% bệnh nhân gặp phải các hạn chế vận động khi mắc bệnh. 20% còn lại không thể tự mình thực hiện các sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, gây cứng khớp và thậm chí có thể dẫn tới tàn phế.
Các tình trạng bệnh thường gặp nhất phải kể tới:
- Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng sụn khớp ở khớp gối bị bào mòn, biến dạng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, khiến xương bị va chạm, gây ra hiện tượng đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Là bệnh lý xảy ra ở các đốt sống cổ bắt nguồn từ các hiện tượng hư khớp tại diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng từ đó gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
- Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Là những biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau gây đau nhức, hạn chế vận động ở người bệnh.
- Thoái hóa khớp cổ chân, bàn chân,… : Là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp, hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân, cổ tay gây đau nhức, vướng víu khi hoạt động.
Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp
Các triệu chứng thoái hóa khớp rất đa dạng. Ở mỗi bệnh nhân, tình trạng bệnh sẽ có điểm khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp nhất phải kể tới:
- Đau nhức quanh khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ quanh các khớp. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển tới một mức nhất định, các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết.
- Cứng khớp: Bệnh nhân cảm thấy khó cử động các khớp, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ở giai đoạn đầu, sau khi nghỉ ngơi 10 – 30 phút, tình trạng cứng khớp sẽ giảm dần. Nhưng nếu ở giai đoạn nặng, triệu chứng này có kéo dài hơn.
- Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh: Do phần sụn và khớp giữa hai đầu xương bị hao mòn nên khi cử động, phần đầu xương sẽ tiếp xúc với nhau gây ra tiếng lạo xạo. Dấu hiệu này rõ ràng hơn khi vận động mạnh và thường đi kèm với các cơn đau dữ dội.
- Hạn chế vận động các khớp: Người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác như cúi người, quay cổ,…
- Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng: Các khớp xương bị sưng tấy, biến dạng khiến cơ xung quanh yếu, teo dần. Nếu không có biện pháp khắc phục có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng vận động, lâu ngày có thể bị tàn phế.
Khi nào cần gặp bác sĩ? Xương khớp khi có vấn đề thường bộc lộ các triệu chứng khá dễ nhận biết. Người bệnh chỉ cần nhanh chóng phát hiện, thăm khám và điều trị sẽ có thể ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng hơn đồng thời ngăn ngừa các biến chứng một cách hiệu quả
Theo đó khi thấy các triệu chứng đặc trưng dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay:
- Đau nhức khớp: Vùng khớp chân, khớp tay hay khớp gối có dấu hiệu đau nhức đặc biệt là vào ban đêm, sáng sớm hay trong lúc hoạt động.
- Cứng khớp: Khớp không hoạt động một cách linh hoạt khiến quá trình đi lại, hoạt động gặp khó khăn.
- Cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng: Các triệu chứng của thoái hóa khớp gây ra những cản trở đáng kể trong đời sống, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Ngay khi thấy các dấu hiệu kể trên thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để trao đổi và xác định chính xác tình trạng của bản thân.
Nguyên nhân thoái hóa khớp do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoái hóa xương khớp. Một số tác nhân chính gây bệnh có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể, thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi. Ở độ tuổi này, chất lượng sụn khớp kém dần, khả năng tái tạo hay tự tiết ra dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp cũng suy giảm. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, dẫn tới tình trạng cứng, nứt vỡ và bị bào mòn, gây đau, cử động khó.
- Công việc và thói quen sinh hoạt không khoa học: Người làm các công việc đặc thù, thường xuyên hoạt động ở một tư thế hoặc phải mang vác nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do các tư thế sai có thể gây áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, lâu ngày khiến sụn khớp, đĩa đệm yếu đi và rất dễ bị thoái hóa.
- Luyện tập thể dục thể thao quá độ: Một số môn thể thao như bóng đá, nhảy xa, quần vợt… có thể gây sức ép lớn tới xương khớp, khiến người chơi gặp nhiều chấn thương như giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp,… Những tổn thương này làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
- Di truyền: Trong gia đình có người thân bị thoái hóa khớp, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Do các dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh như gù, vẹo cột sống cũng là nguyên nhân dẫn tới thay đổi hình thái, cấu trúc xương khớp, dần dần gây thoái hóa.
- Do các bệnh lý: Thoái hóa xương khớp có thể là hệ lụy của các bệnh như tiểu đường, bệnh gút, loãng xương…
- Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.
- Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá nặng có thể gây nhiều áp lực tới các sụn khớp. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây thoái hóa.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp
Dựa vào những yếu tố dưới đây, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.
Dấu hiệu lâm sàng
- Đau khớp có tính chất cơ học: Đau khi hoạt động, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi thì cơn đau thuyên giảm.
Vận động khó khăn: Lên xuống cầu thang, ngồi xổm, đi bộ lâu… sẽ có cảm giác đau nhức tại khớp. - Khớp bị biến dạng: Hình thái của khớp bị biến dạng do mọc các gai xương, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
- Các dấu hiệu khác: Tại khớp có tiếng lục cục khi vận động, sờ thấy các biến dạng của khớp, teo cơ…
Thoái hóa khớp thông thường không xuất hiện các biểu hiện toàn thân.
Đánh giá cận lâm sàng
- Chụp X-quang: Trên hình ảnh chụp X-quang phát hiện các khe khớp không đồng đều, đặc xương dưới sụn hoặc mọc gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính: Xác định sự tổn thương ở khớp.
- Nội soi khớp: Thiết bị chuyên dụng được đưa vào khớp thông qua một vết mổ nhỏ nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh lý của khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp: Dịch có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ.
Các phương pháp điều trị hiệu quả
Tùy theo mức độ bệnh cũng như tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như điều trị bằng Tây y, sử dụng Đông y, kết hợp tập luyện, vật lý trị liệu…
1. Chữa thoái hóa bằng Tây y
Với phương pháp này, bệnh nhân thường được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ và tình trạng đau nhức khớp.
- Điều trị nội khoa
Trường hợp nhẹ người bệnh có thể được kê đơn dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, aspirin.
Với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), kết hợp tiêm corticoid nội khớp để mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc ngưng khi chưa đủ liệu trình. Ngoài ra, cần lưu ý những loại thuốc này cắt cơn đau nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng lâu có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa…
- Điều trị ngoại khoa
Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp,.. Nếu bệnh nặng, cần phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.
Điều trị bằng Tây y giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gây tổn thương, xâm lấn đến các cơ quan bên cạnh.
2. Đẩy lùi đau nhức xương khớp tại nhà với các mẹo dân gian
Với thoái hóa khớp, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị ở nhà như xoa bóp, chườm nóng, để giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu.
- Xoa bóp
Xoa bóp các phần khớp bị tổn thương là cách giúp giảm đau tức thì, mang tới cảm giác dễ chịu hơn. Trong quá trình xoa bóp, có thể sử dụng hỗn hợp dầu mù tạt đun nóng cùng đinh hương và tỏi. Hỗn hợp này giúp giảm căng cơ, cải thiện tuần hoàn máu và mang tới hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Người bệnh có thể chuẩn bị một chai dầu nóng ngay đầu giường để tiện cho việc chăm sóc các khớp xương.
- Chườm đá nóng
Đây là phương pháp giảm đau hàng đầu dành cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp. Sức nóng từ đá có thể đả thông huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường máu dinh dưỡng tới các khớp và cơ từ đó giúp giảm đau nhanh chóng.
Với phương pháp này, người bệnh có thể cho đá vào nồi nước sôi từ 7 – 10 phút. Sau đó lấy đá bọc trong túi vải rồi chườm vào vị trí bị đau.
Không thể phủ nhận các mẹo dân gian kể trên rất hữu ích trong việc đẩy lùi các cơn đau nhức xương khớp gây ra. Tuy nhiên, đây là những phương pháp có tác dụng giảm đau tức thời, không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Muốn điều trị tận gốc bệnh, vẫn cần kết hợp với các biện pháp đặc trị khác.
3. Chữa thoái hóa khớp bằng Y học cổ truyền
Chữa thoái hóa khớp trong y học cổ truyền có 2 phương pháp chính là tác động bằng vật lý trị liệu và sử dụng thuốc điều trị. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa và cơ địa của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể cần kết hợp trị liệu và dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, cải thiện bệnh từ bên trong căn nguyên.
- Vật lý trị liệu trong Đông y
Châm cứu hay bấm huyệt là hai phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh thoái hoá khớp. Đây là những biện pháp tác động trực tiếp tới vùng gân, cơ của khớp cũng như các huyệt đạo, đường kinh nhằm giãn cơ, giảm đau, lưu thông khí huyết, từ đó mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
- Dùng thuốc Đông y
Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y hiện đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng. Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa khớp là bệnh chứng Tý, có nghĩa là “tắc”. Bệnh do bế tắc kinh mạch, khí huyết ngưng trệ lâu ngày, hệ thống kinh mạch không vận hành trơn tru, ứ trệ ở xương khớp mà sinh ra các cơn đau nhức, khó chịu.
Lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Cùng với việc điều trị và sử dụng thuốc ngăn ngừa thoái hóa khớp, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
1. Bị thoái hóa khớp cần làm gì?
Trong quá trình sử dụng Cốt Vương Thần Hiệu Thang, bệnh nhân nếu kết hợp thêm các bài tập sẽ giúp kết quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn. Cụ thể:
- Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể.
- Không được hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, rượu bia,…
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải nhằm giảm áp lực lên hệ xương khớp.
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học.
- Điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị
2. Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Theo bác sĩ Phương, có nhiều loại thực phẩm giúp giảm tình trạng viêm và hạn chế các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tránh.
Người bị thoái hóa khớp nên ăn:
- Các loại cá như cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ tươi,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Rau có màu xanh đậm
- Quả mọng như dâu tây, cherry, việt quất,…
- Gia vị như tỏi, gừng,…
- Dầu oliu
Ngoài ra, cần kiêng một số thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều đường
- Tránh chất béo bão hòa
- Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
- Bột mì trắng
- Thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh,..
Khi phát hiện những dấu hiệu thoái hóa khớp, người bệnh hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam để được thăm khám, kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị tốt nhất. Việc điều trị càng sớm sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn, hạn chế những di chứng về sau.
Nội dung chínhThoái hóa khớp là gì? Bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” đối tượngNhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp Nguyên nhân thoái hóa khớp do đâu?Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớpCác phương pháp điều trị hiệu quả1. Chữa thoái hóa bằng Tây y 2. Đẩy lùi đau nhức xương khớp tại nhà với […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoái hóa khớp là gì? Bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” đối tượngNhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp Nguyên nhân thoái hóa khớp do đâu?Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớpCác phương pháp điều trị hiệu quả1. Chữa thoái hóa bằng Tây y 2. Đẩy lùi đau nhức xương khớp tại nhà với […]
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Comments are closed.