Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? kiêng gì? Không thể bỏ qua!
Nhiều chuyên gia bác sĩ đã nhận định, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là hậu quả của hiện tượng thoái hóa tự nhiên và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Một trong những cách tốt nhất, dễ dàng nhất đó là bổ sung dinh dưỡng, thay đổi thói quen sống hàng ngày. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? kiêng gì? Hãy cùng theo dõi sau đây.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Một vài các nhóm thực phẩm quan trọng dưới đây sẽ giúp cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ giảm thiểu các triệu chứng cơn đau hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi là những vi chất đầu tiên thiết yếu nhất đối với các bệnh nhân xương khớp nói chung và người mắc thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Với những người muốn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, tuyệt đối không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.
Trong khi canxi là thành phần chủ chốt cấu tạo nên hệ xương thì vitamin D là chất xúc tác, hỗ trợ hấp thụ canxi tối ưu nhất. Nhóm thực phẩm giàu canxi: phô mai, sữa chua, cá hồi, cá mòi, các loại đậu, rau màu xanh đậm, đậu nành, sữa,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, cá trích, cá mòi, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, ngũ cốc,…
Thực phẩm giàu Omega 3
Là một chất đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não trẻ nhỏ, Omega 3 cũng cực kỳ có hiệu quả trong việc phục hồi những tổn thương do quá trình lão hóa gây nên, trong đó có lão hóa xương khớp.
Bổ sung Omega 3 giúp đẩy lùi các triệu chứng cơn đau, ngăn chặn viêm nhiễm hình thành và lan rộng, tăng cường sức khỏe tổng thể. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3: cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, trứng cá muối, cá cơm,…
Thịt tươi và hải sản – món ăn chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Các loại thịt tươi và hải sản đặc biệt tốt cho việc phục hồi những thương tổn xương khớp, cột sống. Người mắc thoái hóa đốt sống cổ do lão hóa tuổi già nên chú trọng bổ sung các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, các nước ngọt,…
Lưu ý, thịt bò và da gà là những loại thực phẩm có thể gây nên hiện tượng co cơ, không tốt cho người bệnh. Nên chú ý hạn chế, tránh nhầm lẫn.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Trái cây, rau xanh
Trái cây và rau xanh chứa một hàm lượng lớn chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của các mô và tế bào trong cơ thể. Không chỉ riêng đối với bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ mà hầu hết mọi bệnh nhân đều được khuyến cáo tăng cường rau củ, trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
Hơn nữa, những loại rau củ quả này còn có thể giúp đẹp da, đẩy lùi lão hóa, cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt.
Thực phẩm giàu vitamin A
Được biết đến là một chất chống oxy hóa điển hình, vitamin A đặc biệt tốt cho những bệnh nhân thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, những người thường bị viêm nhiễm tấn công.
Một dẫn xuất khác của vitamin A có tên là Beta-carotene cũng rất được ưa chuộng với công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đề kháng. Bệnh nhân đang phải đối diện với bệnh lý thoái hóa đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A để ngăn chặn những thương tổn do các gốc tự do gây nên.
Thực phẩm giàu vitamin A: gấc, cà rốt, quả bơ, rau cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau cần tây, rau muống, gan động vật, cá biển,… Thực phẩm giàu Beta carotene: cà chua, cà rốt, rau bạc hà, măng tây, rau mùi tây, khoai lang, các loại rau cải,…
Vitamin C – câu trả lời cho Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Vitamin C là loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho một số quá trình hình thành, phát triển collagen và các mô liên kết. Do vậy, vitamin C đặc biệt tốt cho những người bị tổn thương dây chằng hoặc thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng,…
Ngoài ra, đây cũng là một loại vitamin có công hiệu làm đẹp cực kỳ được ưa chuộng bởi các chị em phụ nữ. Các loại thực phẩm giàu vitamin C: quả ổi, bông cải xanh, súp lơ, cam, đu đủ, dâu tây, ớt chuông Đà Lạt,…
Thực phẩm giàu vitamin K
Đây là một loại vitamin tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp và chuyển hóa trong cơ thể nhưng ít khi được nhắc đến. Vitamin K giúp tăng cường chất vôi hóa trong xương, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt đống, đặc biệt ở ở người trẻ hiện nay. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, việc không được cung cấp đầy đủ vitamin K từ khi còn bé có thể dẫn đến những khuyết tật về xương khớp, ống thần kinh.
Các loại thực phẩm giàu vitamin K: rau húng quế, cải bó xôi, mù tạt, mùi tây, bông cải xanh, cà rốt, dầu oliu, trái cây sấy khô,…
Những món ăn có chứa Chondroitin và Glucosamine
Chondroitin và Glucosamine là 2 loại hợp chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo sụn khớp, kích thích sản sinh dịch khớp và giảm tổn thương dây chằng khớp.
Chính vì thế, những bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ nên đặc biệt quan tâm đến những loại thực phẩm có chứa 2 loại thành phần này. Thực phẩm có chứa Glucosamine và Chondroitin: nước hầm xương, sụn động vật; hạt hạnh nhân, các loại cá, đậu phộng, thịt gà,…
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Đừng quên thực phẩm giàu Magie
Nghiên cứu công dụng của Magie đối với xương khớp, nhiều kết quả đã chỉ ra rằng đây là một khoáng chất đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển cấu trúc xương, tổng hợp DNA, vận chuyển canxi qua màng tế bào,…
Nói cách khác, nếu người bệnh tăng cường bổ sung Canxi nhưng lại quên đi chất dẫn truyền vận chuyển, như vậy sẽ khiến cơ thể vừa không hấp thụ được canxi, vừa tạo điều kiện cho các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm đau xương, loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ hình thành.
Các loại thực phẩm giàu Magie: socola đen, quả bơ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, rau lá xanh,…
Thực phẩm giàu đạm tốt cho bệnh nhân xương khớp
Như đã biết, đạm là một nhóm dưỡng chất thiết yếu đối với con người. Hơn hết, với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, đạm càng quan trọng. Đạm giúp duy trì sự ổn định của canxi trong máu, giúp xương phát triển đều đặn, ngăn ngừa sự thoái hóa và cản trợ thoái hóa nặng.
Nên bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm giàu đạm như: Trứng, các loại cá béo, ức gà, tôm, các loại đậu, sữa,…
Thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?
Bên cạnh việc lưu ý thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, người bệnh cũng cần để ý đến một số loại thực phẩm cần tránh, cụ thể:
Đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ đẩy nhanh lão hóa
Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ thực sự không tốt cho bệnh nhân viêm khớp và tất cả mọi người. Một lượng cholesterol xấu có trong các loại thực phẩm này khiến cấu trúc xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá trình thoái hóa xương khớp cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Chưa kể, hầu hết các đồ ăn chế biến sẵn đều có chứa các chất bảo quản, không hề tốt cho quá trình điều trị bệnh. Những loại đồ ăn dầu mỡ chế biến sẵn cần hạn chế: xúc xích, gà rán, đồ hộp, khoai tây chiên, dăm bông,…
Thịt đỏ và nội tạng các loại động vật
Thịt đỏ có thể nhận biết bằng màu sắc của thịt, bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu,…Không chỉ đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà bất kỳ biểu hiện bệnh nào liên quan đến xương khớp đều sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng quá nhiều thịt đỏ.
Khi cơ thể dung nạp thịt đỏ, cần một lượng lớn canxi để trung hòa lượng axit sản sinh. Khi không có đủ canxi, tất nhiên cơ thể sẽ phải “ăn bớt” của hệ xương một phần nhất định. Như vậy quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
Đồ ngọt – kiêng kị tối đa
Các thực phẩm chứa nhiều đường khiến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể bị ngăn cản. Nhiều protein trong cơ thể bị tổn thương, kích thích những phản ứng viêm xảy ra, đặc biệt là viêm tại các vị trí khớp.
Vì vậy, những người có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tối đa đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, nước trái cây đóng chai,…
Thực phẩm chứa axit oxalic
Tương tự như đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, axit oxalic cũng ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và kích thích các phản ứng sưng viêm ở bao khớp. Khi bao khớp gặp vấn đề, thoái hóa sẽ dễ dàng xảy đến hơn. Những người đã mắc thoái hóa đốt sống cổ sẽ càng chuyển biến tiêu cực hơn.
Chưa kể, những thực phẩm chứa axit oxalic rất dễ tích tụ dưới dạng mỡ. Lâu dần sẽ khiến cơ thể thừa cân, béo phì, khiến các đốt cột sống lưng phải chịu áp lực rất nặng nề.
Ngô (bắp) không tốt cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp
Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân thoái hóa xương khớp, viêm đau khớp tốt nhất nên hạn chế ăn ngô, bắp. Bởi lẽ, trong thành phần ngô đã qua chế biến có chứa những hoạt chất dễ gây dị ứng, gây viêm ở các ổ khớp.
Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế tối đa những triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây nên, người bệnh không nên quá nhiều ngô, bắp.
Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì? Nói không với rượu bia
Chắc hẳn ai cũng biết rượu bia thực sự có hại với gan, và đây cũng là nhóm thực phẩm được liệt vào “danh sách đen” đối với bệnh nhân viêm đau khớp, thoái hóa khớp.
Rượu bia khiến tình trạng bệnh khó cải thiện dù người bệnh có sử dụng các loại thuốc điều trị. Vì thế, tốt hơn hết, cho dù bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp hay không cũng không nên uống rượu bia.
Thuốc lá – kẻ thù của bệnh thoái hóa đốt sống
Tất nhiên rồi, thuốc lá là chất kích thích đặc biệt gây hại cho cơ thể. Đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp, thuốc lá sẽ khiến các triệu chứng viêm đau khớp trở nên nặng nề hơn, hủy hoại các tế bào canxi trong xương. Tóm lại, kiêng tuyệt đối thuốc là nếu như bạn không muốn các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ dày vò bạn mỗi ngày.
Đồ ăn chứa nhiều muối
Khuyến cáo của các bác sĩ, bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp nên sử dụng một lượng muối nhất định mỗi ngày. Ăn quá nhiều muối khiến những cơn đau nhức kéo dài và âm ỉ. Nhiều người không biết đến điều này nên vẫn thường xuyên cảm thấy đau nhức dù dùng thuốc chữa thoái hóa xương khớp.
Lưu ý dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý một số vấn đề quan trọng khác như:
- Lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, đảm bảo rõ ràng xuất xứ. Hiện tại có rất nhiều loại thực phẩm không rõ ràng nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường. Nếu không may sử dụng thực phẩm bẩn, nguy cơ viêm nhiễm lại càng trở nặng và khó điêu trị hơn.
- Cách chế biến thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Nếu chế biến không đúng cách có thể khiến thực phẩm mất đi thành phần dinh dưỡng vốn có. Những món đồ luộc, hấp sẽ tốt cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp hơn so với những món như đồ chiên, xào, rán.
- Ăn đúng giờ là điều vô cùng quan trọng, bởi lẽ có những thời điểm cơ thể có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, nếu bỏ qua sẽ rất đáng tiếc. Hơn nữa, bạn cũng không nên bỏ bữa, cơ thể không được cung cấp dưỡng chất đều đặn sẽ rất dễ mắc bệnh.
- Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thiết. Trong trường hợp người bệnh muốn thay đổi hoàn toàn chế độ dinh dưỡng, tốt nhất hãy nhờ cậy một chuyên gia dinh dưỡng. Nói cho họ biết về vấn đề của bạn, họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
- Chế độ tập luyện đi kèm cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình điều trị bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh cần tập luyện với tần suất đều đặn, vừa sức để tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Đặc biệt cần khởi động thật kỹ càng trước khi tập nếu không muốn khớp xương của bạn tổn thương nặng hơn.
- Đặc biệt tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị. Những chỉ định liên quan đến việc dùng thuốc, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày phải tuyệt đối tuân thủ.
- Những trường hợp bệnh nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng cao không thể phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp nguy cấp có thể phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc “Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?”. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần chú ý nhiều hơn về các yếu tố sinh hoạt khác nếu muốn rút ngắn thời gian điều trị.
Nội dung chínhThoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?Thực phẩm giàu vitamin D và canxiThực phẩm giàu Omega 3Thịt tươi và hải sản – món ăn chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quảThoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Trái cây, rau xanhThực phẩm giàu vitamin AVitamin C – câu trả lời […]
Xem chi tiết