Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym không? Lưu ý cần biết
Hoạt động tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, người bệnh không nên thực hiện bài tập bừa bãi để hạn chế sự tổn thương cho xương khớp. Muốn biết thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym không, bạn đọc đừng bỏ qua những nội dung dưới đây.
Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym?
Một trong những bộ môn thể thao được mọi người tập rất nhiều là gym. Các bài tập có thể mang lại lợi ích như cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe. Theo chuyên gia, gym rất phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ.
Tác dụng của bộ môn này là giảm trọng lực lên cột sống, kiểm soát cân nặng và ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, gym giúp cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Nếu tập đúng cách, người bệnh có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất đến tế bào để tái cấu trúc và hồi phục mô xương bị tổn thương. Khi tinh thần sảng khoái, cơ xương khớp chắc khỏe sẽ kiểm soát tốt tình trạng loãng xương và hạn chế quá trình thoái hóa cơ xương khớp.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên tập gym một cách nhẹ nhàng, hạn chế thực hiện động tác mạnh khiến cột sống bị tổn thương. Trong trường tập luyện đều đặn và đúng kỹ thuật, gym có thể ngăn chặn biến chứng xấu.
Các bài tập gym phù hợp với người bị thoái hóa đốt sống cổ
Việc tập luyện đúng cách đóng vai trò hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết lựa chọn bài tập phù hợp. Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, bạn có thể rèn luyện các bài tập như:
Squat:
- Tác dụng của động tác là gia tăng độ đàn hồi giữa các đốt sống. Cách tập:
- Tư thế đứng thẳng, tay buông xuôi, chân rộng bằng vai
- Hạ trọng tâm cơ thể sao cho mông, đùi, đầu gối thẳng hàng nhưng đầu gối không đưa ra quá mũi chân
- Nâng hai tay lên song song với mặt đất, giữ nguyên tư thế trong vài giây
- Sau khi thả lỏng, bạn lặp lại mỗi hiệp 5 – 7 lần, mỗi buổi tập 3 hiệp
Tập gập lưng:
Bài tập giúp kéo giãn các đốt sống và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Cách tập:
- Nằm sấp trên ghế chuyên dụng Hyperextension
- Duỗi chân thẳng, mặt đùi tiếp xúc với phần đệm ghế, bàn chân áp sát đệm đỡ phía sau
- Bắt chéo tay trước ngực, từ từ hạ người cho đến khi thân trên song song với mặt sàn, giữ khoảng 3 – 5 giây
- Cơ thể hít sâu rồi nâng người cho đến khi tạo thành đường thẳng theo độ nghiêng của ghế.
- Giữ nguyên thân dưới, siết chặt vùng bụng, hông, hít thở nhịp nhàng theo chuyển động cơ thể.
- Người bệnh tập 3 hiệp, mỗi hiệp 3 – 5 lần.
Lưu ý khi tập gym nếu bị thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nếu tập gym cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn nên đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
Khởi động trước khi tập
Đây là hoạt động cần thiết khi thực hiện mọi bài tập. Bước khởi động giúp bạn thư giãn các khớp xương và nhanh chóng làm nóng cơ thể.
Người bệnh nên dành nhiều thời gian để khởi động khu vực cổ, vai gáy. Bạn có thể thực hiện một số động tác đơn giản như ngửa cổ, kéo cổ, xoay khớp vai để làm giãn khớp và nóng vùng gáy. Người bệnh nên dành tối thiểu 10 phút cho bước khởi động.
Thực hiện đúng kỹ thuật
Đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng khi tập luyện, bất kể bạn có gặp vấn đề về xương khớp không. Nếu đã bị thoái hóa nhưng không tập đúng kỹ thuật, nguy cơ xương khớp bị tổn thương là rất lớn.
Lưu ý, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ không nên tập tạ, đặc biệt là với các bài tập có tác dụng lực lên vùng cổ vai gáy. Mặt khác, việc tập luyện cần được huấn luyện viên giám sát kỹ.
Lựa chọn cường độ tập thích hợp
Nếu các đốt sống bị thoái hóa, khả năng chịu lực tại vùng cổ hoặc vai gáy sẽ suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh các vấn đề về xương khớp. Do đó, trong thời gian đầu, người bệnh nên bắt đầu tập với cường độ chậm và không tăng mức độ một cách đột ngột. Khi nhận thấy bệnh có tiến triển tốt, bạn mới từ từ tăng cường độ tập luyện nhưng vẫn phải phù hợp với khả năng của cơ thể.
Giãn cơ sau tập
Quá trình tập luyện tạo ra không ít áp lực cho các đốt sống. Do đó, người bệnh nên thả lỏng cơ thể và đi lại thoải mái trong phòng tập. Trường hợp bị thoái hóa, bạn có thể buông lỏng cơ thể và kết hợp các động tác lắc đầu qua lại nhẹ nhàng.
Giãn cơ sau khi tập có khả năng giúp cột sống cổ thư giãn tốt hơn. Hoạt động này sẽ tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế sự chèn ép lên rễ dây thần kinh.
Như vậy, người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym và cần tập thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên thực hiện với cường độ hợp lý và có sự giám sát của y, bác sĩ. Nếu bệnh nhân tập luyện với động tác mạnh có thể khiến bệnh nặng hơn.