Gai Cột Sống
Gai cột sống là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc đang có xu hướng trẻ hoá trong những năm gần đây. Rất nhiều người đã mắc phải hoặc từng nghe về gai cột sống nhưng ít ai có kiến thức đầy đủ để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
Gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Gai cột sống là gì? Đối tượng dễ bị gai cột sống
Bệnh gai cột sống là một dạng bệnh lý của thoái hóa cột sống, trong đó các gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống.
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi hệ thống xương khớp đã bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân trong độ tuổi 30 cũng không phải là một con số nhỏ.
Gai cột sống thường xuất hiện ở vị trí cột sống cổ, cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động thường của bệnh nhân. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn trong những trường hợp sau đây:
- Những người lao động nặng hoặc có thói quen đi đứng, ngủ nghỉ sai tư thế.
- Trường hợp có tiền sử chấn thương ở sụn khớp.
- Trường hợp bị viêm cột sống mãn tính.
- Trường hợp thừa cân, béo phì, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống
- Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ và nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do quá trình lão hoá tự nhiên của cột sống và sự lắng đọng canxi trong cơ thể.
Tin liên quan: Bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Nguyên nhân bị gai cột sống lưng
Cột sống là vị trí phải hoạt động và chịu rất nhiều áp lực. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống, có thể do vấn đề trong sinh hoạt hoặc xuất phát từ một số bệnh lý của cơ thể.
Tuổi tác
Càng về già, cơ thể ngày càng lão hóa, các quá trình chuyển hoá cũng vì thế mà gặp nhiều hạn chế. Hệ thống xương khớp bắt đầu suy yếu dẫn đến cột sống cũng bị ảnh hưởng theo. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi rất cao.
Thói quen sinh hoạt
Một trong những lý do khiến bệnh hình thành đó là tư thế sai hoặc vận động không đúng cách trong một thời gian dài liên tục.
Người hay làm việc nặng quá sức, người tập luyện thể dục thể thao không đúng tư thế và nhân viên văn phòng có tỷ lệ mắc gai cột sống rất lớn.
Bởi vì, những trường hợp này thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động hoặc khi khom lưng, cúi người, cột sống bị chèn ép hình thành nên các gai.
Những người làm việc, vận động sai tư thế rất dễ mắc bệnh
Chấn thương
Khi cột sống bị va chạm, cọ xát sẽ dẫn đến chấn thương. Lúc này gai cột sống sẽ hình thành dựa trên việc xương tự phục hồi một cách quá mức mà gây ra bệnh. Vì vậy, chữa trị dứt điểm các chấn thương là được coi như là một biện pháp dự phòng gai cột sống.
Bệnh lý tại cột sống
Người có tiền sử mắc các bệnh viêm xương khớp, viêm gân cơ, dây chằng cũng có nguy cơ cao bị gai cột sống. Đối với các bệnh nhân này, tế bào tạo xương sẽ được kích thích sản sinh liên tục làm xuất hiện rất nhiều xương thừa và từ đó hình thành nên các gai xương.
Hơn nữa, hiện tượng chùng giãn dây chằng do đĩa đệm cột sống bị xẹp khiến cơ thể tự điều chỉnh làm cho dây chằng dày lên để giữ vững cột sống, từ đó mà dẫn đến hình thành gai.
Tin liên quan: Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ảnh hưởng đến quá trình vận động?
Triệu chứng gai cột sống lưng
Triệu chứng của gai cột sống thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết. Ở giai đoạn sớm, các cơn đau của người bệnh chỉ thoáng qua khi vận động mạnh cột sống, chỉ cần nghỉ ngơi xoa bóp nhẹ nhàng thì sẽ biến mất. Bệnh chỉ thực sự được chẩn đoán khi bắt đầu xuất hiện những cơn đau kéo dài.
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng sau đây:
- Đau buốt ở cổ và thắt lưng: Triệu chứng đầu tiên của bệnh là hiện tượng mỏi cột sống cổ, lưng và có cảm giác cứng, nhất là khi bẻ cột sống đột ngột. Lâu dần người bệnh sẽ cảm giác đau buốt đi đứng, vận động khó khăn.
- Đau và mất cảm giác: Khi bệnh chuyển biến nặng thì các cơn đau đã lan ra hai tay và dọc xuống hai chân. Trường hợp xấu hơn, cơ bắp yếu dần, rễ thần kinh bị chèn ép khiến cho bệnh nhân thường xuyên tê bì chân tay và mất cảm giác.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Đại tiểu tiện mất kiểm soát khi gai cột sống tiến triển xấu tới giai đoạn nặng do ống dẫn tủy hẹp lại.
- Rối loạn thần kinh: Khi các gai xương chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều,…
Bệnh gai cột sống nếu không được kiểm soát thì chức năng vận động của của cột sống sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh trực tiếp gặp khó khăn khi di chuyển và thậm chí còn có nguy cơ tàn phế, bại liệt.
Triệu chứng đau buốt ảnh hưởng rất nhiều đến cuốc sống của bệnh nhân
Tin liên quan: Dấu hiệu bị Gai đốt sống lưng l3 l4 l5: Đi tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời
Gai cột sống điều trị như thế nào?
Trước khi bắt đầu điều trị cụ thể, bệnh nhân gai cột sống sẽ được chỉ định làm một số kiểm tra như để chụp X quang, CT Scan, chụp nội soi MRI để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương. Qua tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Việc chữa trị thường được tiến hành bằng nhiều phương pháp: dùng thuốc Tây Y, vật lý trị liệu với các biện pháp để cải thiện bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị theo Đông y và một số mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Tin liên quan: Gai cột sống có chữa được không? Chữa như thế nào? Chuyên gia giải đáp
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng phương pháp chữa trị bằng Tây y cho bệnh nhân gai cột sống với mục đích là điều trị bảo tồn chức năng. Từ đó mà có thể giảm nhẹ các triệu chứng và ức chế sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng thuốc
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm là biện pháp đầu tiên trong quá trình điều trị gai cột sống. Một số thuốc thường được các bác sĩ chỉ định:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSaids ức chế các cơn đau nhức do bệnh gây ra giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giãn cơ: Eperisone HCL, Mydocalm, Myonal,… Thuốc có tác dụng làm giãn cơ, mạch, từ đó tạo sự linh hoạt khi co giãn cho dây chằng quanh cột sống.
- Thuốc chống viêm: Coxib, Diclofenac, Meloxicam hoặc Corticoid được sử dụng với công dụng giảm sưng, chống viêm.
Các thuốc giảm đau chống viêm nếu dùng với thời gian kéo dài sẽ gây áp lực lớn lên chức năng gan, thận. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng mà gây hại cho cơ thể.
Gai cột sống điều trị như thế nào? Dùng thuốc là biện pháp đầu tiên
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu là cách hiệu quả và an toàn để chữa trị gai cột sống. Tập vật lý trị liệu đều đặn giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ tuần hoàn máu nuôi dưỡng vùng bị tổn thương và giảm đau.
Những trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm thì chỉ cần tập vật lý trị liệu là đủ. Ngoài ra, phương pháp này sẽ được kết hợp với việc dùng thuốc để tăng khả năng hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm do thuốc gây ra.
Các phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống thường dùng là:
Kéo giãn cột sống bằng DTS
Dưới sự trợ giúp của máy DST, người bệnh sẽ được kéo giãn các cơ, mở rộng lỗ liên hợp để giảm tải áp lực lên các gốc rễ thần kinh.
Điện trị liệu
- Sóng ngắn: Sử dụng sóng ngắn để tăng tuần hoàn máu đến vị trí bị tổn thương, giảm nhanh cơn đau.
- Kích thích điện: Sử dụng một thiết bị chuyên dụng tác động điện với cường độ thích hợp giúp ức chế đường dẫn truyền thần kinh não để giảm đau.
- Siêu âm: Sóng siêu âm có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu và nuôi dưỡng sâu các mô cơ liên quan.
- Laser cường độ cao: Đây là biện pháp gây tê bằng tia laser để kích thích mô cơ tự tái tạo, giảm đau mỏi.
Vận động trị liệu
Các chuyên gia sẽ thiết kế các bài tập vận động trị liệu cho từng bệnh nhân để tăng khả năng phục hồi đĩa đệm và cải thiện chức năng vận động. Biện pháp này còn làm tăng độ đàn hồi cho các khớp cơ và đốt sống, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Tin liên quan: 12 Bài Tập Chữa Gai Cột Sống Hỗ Trợ Quá Trình Điều Trị Cho Người Bệnh
Phẫu thuật
Bệnh nhân bị gai cột sống được tiến hành phẫu thuật khi các phương pháp khác không có hiệu quả, bệnh đã tiến triển nặng.
Cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong những trường hợp như sau:
- Xương gai lớn đã chèn ép lên đa số mô mềm khiến vùng da bên ngoài sưng tấy.
- Bệnh đã gây ra nhiều biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện,…
- Điều trị bằng các phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu trên 6 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tài chính của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng phổ biến:
- Phương pháp mổ nội soi: Mổ nội soi là một phương pháp có mức độ xâm lấn thấp và ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách tạo rạch một vết cắt nhỏ ở lưng. Sau đó đưa dụng cụ nội soi có gắn camera vào cột sống, qua hình ảnh của camera để cắt bỏ các gai xương dễ dàng.
- Phương pháp mổ truyền thống: Thủ thuật mổ truyền thống có phạm vi xâm lấn cao, thời gian phục hồi bệnh lâu. Tuy nhiên khi mổ gai cột sống bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ có thể quan sát và đánh giá trực tiếp tình trạng bệnh. Từ đó mà loại bỏ các gai xương dễ dàng hơn.
- Phương pháp mổ cắt lát đốt sống: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lát mỏng ở vị trí đốt sống hình thành gai xương. Phương pháp này giúp tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau để giúp làm giảm áp lực lên đĩa đệm và các cơ quan lân cận.
- Phương pháp cấy miếng đệm gan mỏm gai: Cấy miếng đệm gan mỏm gai được chỉ định cho những bệnh nhân có mỏm gai kích thước nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cấy các miếng đệm vào giữa các gan đốt sống để làm giảm bớt áp lực cho đĩa đệm và khắc phục triệu chứng đau nhức.
Tin liên quan: Những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị mổ gai cột sống
Ngoài ra, một số biện pháp phẫu thuật ít được chỉ định hơn là phẫu thuật đĩa đệm, tạo hình cột sống qua da,…
Phẫu thật là biện pháp phục hồi chức năng tốt nhất
Mẹo dân gian chữa gai cột sống
Song song với chữa bệnh bằng thuốc Tây, một số mẹo dân gian vẫn được nhiều người bệnh lựa chọn. Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, cách thực hiện đơn giản nên người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Ngải cứu: Đây là loại thảo dược có vị đắng, tính ẩm, công dụng chính là giảm đau, chống viêm. Cách dùng: Lấy khoảng 500g ngải cứu rửa sạch, giã nát, ép lấy nước và trộn với một thìa mật ong để uống. Sử dụng đều đặn trong 10 ngày cơn đau sẽ thuyên giảm. Tìm hiểu thêm: Cách dùng cây ngải cứu chữa gai cột sống hiệu quả
- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa papain – hợp chất làm mềm cơ, giảm tê bì tay chân hiệu quả. Cách dùng: Đu đủ xanh cắt bỏ phần đầu, rửa sạch, cho rượu vào bên trong đến khảng ⅔ quả thì đem hấp cách tủy. Lấy phần nước sau khi hấp thoa trực tiếp lên vùng bị đau. Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ ít người biết
- Hạt đười ươi: Đây là bị dược liệu có tính hàn, vị ngọt, dùng hiệu quả trong trường hợp cần làm lành nhanh vết thương, trị gai cột sống. Cách dùng: Sử dụng hạt đười ươi bỏ vỏ, tách hạt để uống với nước đường mỗi ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần sẽ thấy cơn đau được cải thiện rõ rệt.
- Xương rồng: Dùng xương rồng đắp ngoài da là mẹo dân gian đã được sử dụng lâu đời để khắc phục sự đau đớn do các bệnh xương khớp gây ra. Cách dùng: Lấy 5 lá xương rồng loại bỏ hết gai rồi cho bếp nướng. Sau đó giã nát với muối và cho vào một túi chườm để áp lên vị trí đau. Dùng xương rồng trị bệnh trong vòng 20 phút, từ 2 – 3 lần/ngày để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh gai cột sống lưu ý đây chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ, không thay thế được các phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và không kết hợp cùng lúc nhiều bài thuốc để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Gai cột sống lưng và cách chữa trị
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc và các liệu pháp Đông y giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh như: tê bì tay chân, đau nhức và làm chậm quá trình tiến triển của các gai xương. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh gai cột sống.
Bài thuốc số 1: Công dụng chính của bài thuốc này là giúp giảm đau, giải nhiệt, tán hàn và bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, sử dụng đều đặn bài thuốc còn hỗ trợ trừ thấp, mạnh gân cốt và bổ can thận.
- Chuẩn bị: Quế chi, khương thanh, đỗ trọng, hy kiểm thảo mỗi vị 10g, cỏ xước, chi mẫu mỗi vị 12g, hoàng cầm, tế thạch, vương cốt đằng mỗi vị 8g, phòng phong, kim mao cẩu tích mỗi vị 6g và xuyên quy 16g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị trên vào nồi sắc cùng với khoảng 500ml nước. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 1/2 thì tắt bếp và lấy nước uống hết 2 lần trong ngày.
Bài thuốc số 2: Đây là bài thuốc rất tốt đối với bệnh gai cột sống, đặc biệt là gai cột sống thắt lưng.
- Chuẩn bị: Sinh địa, hà thủ ô, xấu hổ mỗi vị 12g, bạch phục linh, cỏ xước mỗi vị 16g, lá lốt, sơn thục mỗi thứ 10g và mạy quẻi 8g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với lửa nhỏ cùng với khoảng 500ml nước. Nên đun trong khoảng từ 60 – 90 phút, sau đó chắt lấy nước uống 2 lần sáng tối trong ngày.
Bài thuốc số 3: Bài thuốc này giúp điều trị cho người mắc bệnh gai cột sống lưng, có hiệu quả trong trường hợp cần giảm đau và giảm sưng tấy.
- Chuẩn bị: Đại hoàng, cườm thảo, cát căn mỗi vị 16g, mẫu đơn đỏ, quế chi mỗi vị 12g và long sa 8g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với lửa nhỏ cùng với khoảng 500ml nước. Nên đun trong khoảng từ 60 – 90 phút, sau đó chắt lấy nước uống khi còn nóng và uống hết trong ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số cách chữa trị gai cột sống bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và cấy chỉ.
Tìm hiểu thêm: 10 Bài Thuốc Đông Y Trị Gai Cột Sống Dược Liệu An Toàn, Hiệu Quả
Châm cứu
Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu đến vị trí xuất hiện gai, giúp cột sống giảm nhanh đau đớn và sưng tấy. Cách này thúc đẩy quá trình tưới máu đến vùng tổn thương để nuôi dưỡng cột sống đồng thời hạn chế các tác động xấu khi gai xương chèn ép lên dây thần kinh.
Khi thực hiện, các chuyên viên trị liệu sẽ dùng kim châm vào các huyệt đạo đến vùng cột sống có gai. Có 3 phương pháp châm cứu phổ biến, đó là nhu châm, điện châm và thuỷ châm.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa, bóp, bấm huyệt là phương pháp trị bệnh có cơ chế tương tự như châm cứu. Nhưng thay vì dùng kim châm, liệu pháp này sử dụng lực từ các đầu ngón tay và bàn tay để tác động cụ thể vào các huyệt đạo trên cơ thể.
Các huyệt đạo liên quan đến bệnh gai cột sống được tác động là: Huyệt Jian Jing, Huyệt He Gu (huyệt Hợp Cốc), Huyệt Feng Chi (huyệt Phong Trì) và Huyệt Zhong Zu (huyệt Trung Chử).
Cấy chỉ
Cấy chỉ là một liệu pháp y học được cải tiến từ kỹ thuật châm cứu truyền thống. Khi thực hiện, các thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm chuyên dụng để đưa chỉ catgut (chỉ tự tiêu) vào các huyệt vị.
Mục đích của liệu pháp này là giúp giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường nuôi dưỡng thần kinh. Từ đó mà các triệu chứng của gai cột sống được cải thiện nhanh chóng.
Cấy chỉ là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn
Gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì? Cách phòng ngừa
Bên cạnh các phương pháp điều trị thì một chế độ ăn khoa học và một lối sống lành mạnh cũng tham gia tích cực vào quá trình hồi phục bệnh gai cột sống.
Gai cột sống nên ăn gì?
Bệnh nhân nên tăng cường những loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Canxi sẽ giúp cột sống thêm chắc khỏe và thúc đẩy làm lành những tổn thương ở cột sống do gai gây ra. Những loại thực phẩm như tôm, cá, cua, ghẹ ; sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi dồi dào rất cần thiết cho người bệnh.
- Tăng cường vitamin C: Vitamin C từ lâu được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất còn thúc đẩy quá trình tổng hợp và tăng cường collagen, giúp tái tạo liên kết bền chặt cho hệ xương khớp.
- Bổ sung vitamin D: Trứng, nấm, các loại ngũ cốc nguyên hạt là những loại thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào. Bổ sung vitamin D sẽ tăng cường khả năng hấp thụ, chuyển hóa canxi trong cơ thể.
- Thực phẩm giàu omega-3: Hoạt chất Omega-3 có tác dụng giảm đau, giảm viêm cho người bị gai cột sống đồng thời nâng cao sức khỏe và khả năng tái tạo của sụn khớp. Các thực phẩm giàu omega-3 nên tăng cường bao gồm: quả bơ, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạnh nhân,…
Tìm hiểu thêm: Người bị bệnh gai cột sống cần kiêng ăn gì để bệnh tình chóng cải thiện?
Gai cột sống nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần thiết nên được tăng cường, người bệnh cũng nên chú ý hạn chế một số thực phẩm để phòng ngừa cơn đau tái phát.
- Thịt đỏ, nội tạng động vật: Thịt đỏ và nội tạng động vật là thủ phạm gây ra tình trạng sưng viêm và suy giảm hàm lượng canxi ở xương khớp. Do đó, khi bị gai cột sống, bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm như thịt bò, thịt bò, thịt trâu, thịt chó và các loại nội tạng.
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Những đồ ăn nhanh chứa nhiều cholesterol và đạm khó tiêu hoá khiến thận hoạt động quá sức và ảnh hưởng tới cấu trúc xương.
- Đồ uống có cồn, có ga: Lạm dụng bia rượu, nước có ga là yếu tố thúc đẩy tăng cao lượng acid uric trong máu, khiến các bệnh lý xương khớp như gai cột sống trở nặng.
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Đồ ăn mặn làm tăng giữ nước, làm tình trạng sưng, viêm ở cột sống thêm trầm trọng, gây bất lợi cho quá trình điều trị. Đồng thời, ăn nhiều đồ ngọt dễ gây tăng cân và làm gia tăng áp lực lên xương khớp, nhất là cột sống.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gai cột sống
Các biện pháp dự phòng bệnh gai cột sống
Để hạn chế tối đa nguy cơ và dự phòng bệnh tái phát, người bệnh nên lưu ý:
- Chú ý đến tư thế, không ngồi hoặc đứng quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.
- Chú ý đến cân nặng, nếu thừa cân béo phì cần có các biện pháp khoa học để giảm cân tránh gây tăng áp lực đối với cột sống.
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, nên chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe xương khớp.
- Sử dụng đệm mềm mại, không ngủ gục trên bàn và không nằm võng.
- Hạn chế tối đa các thương tổn cột sống, nếu coc chấn thương cần điều trị kịp thời dứt điểm.
Bệnh gai cột sống thường chỉ được phát hiện một cách thụ động khi bệnh nhân đi kiểm tra các chức năng vận động liên quan. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để được chẩn đoán và điều trị kịp lúc, tránh những tác động xấu đến khả năng vận động, di chuyển của bản thân.
Tìm hiểu thêm:
- Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả nhất hiện nay
- Gai cột sống có nên tập yoga không? 7 tư thế hỗ trợ tốt nhất
Nội dung chínhGai cột sống là gì? Đối tượng dễ bị gai cột sốngNguyên nhân bị gai cột sống lưngTuổi tácThói quen sinh hoạtChấn thươngBệnh lý tại cột sốngTriệu chứng gai cột sống lưngGai cột sống điều trị như thế nào?Điều trị bằng Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa gai cột sốngĐiều trị […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGai cột sống là gì? Đối tượng dễ bị gai cột sốngNguyên nhân bị gai cột sống lưngTuổi tácThói quen sinh hoạtChấn thươngBệnh lý tại cột sốngTriệu chứng gai cột sống lưngGai cột sống điều trị như thế nào?Điều trị bằng Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa gai cột sốngĐiều trị […]
Xem chi tiết