Thoái Hóa Đốt Sống Cổ C5 C6 C7
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 là một bệnh lý về xương khớp nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Không chỉ gây ra các tổn thương ở vị trí các đốt sống này, bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tác động xấu đến vùng cổ, vai gáy và hai cánh tay.
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 là ở đâu?
Hệ thống cột sống cổ có 7 đốt sống trải dài từ C1 đến C7 tính từ trên xuống vay gáy. Như vậy đốt sống cổ c5 c6 c7 nằm ở cuối cùng của các xương cột sống cổ, gần với xương vai.
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 là một tình trạng tổn thương nhiều vị trí gồm sụn khớp, đĩa liên hợp, các màng và dây chằng liên quan. Đặc trưng của tình trạng này là quá trình sụn khớp bị bào mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp.
Thoái hóa thường xảy ra nhiều nhất ở c5, c6 và c7 vì những đốt sống này phải chịu nhiều tác động từ trọng lượng của đầu.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân, nhẹ thì gây đau nhức, nặng thì có thể làm teo cơ, thậm chí là bại liệt suốt đời.
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 không chỉ xuất hiện ở người già mà những người trẻ tuổi cũng là đối tượng nguy cơ cao. Đặc biệt là những trường hợp làm việc văn phòng, ít vận động, ngồi máy tính nhiều hoặc thường xuyên cúi đầu hoặc cử động nhiều phần đầu, cổ.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7
Thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 c6 c7 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó những nguyên nhân phổ biến như:
- Tuổi tác: Theo quy luật sinh lão bệnh tử, khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên cũng sẽ diễn ra mạnh hơn. Đây cũng là lý do mà bệnh có tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi.
- Sai tư thế: Những tư thế hoạt động và làm việc không lành mạnh như cúi đầu liên tục, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ sẽ là nguy cơ cao gây thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7. Thêm vào đó, những thói quen gối đầu quá thấp hoặc quá cao, ngủ gục trên bàn hoặc có thói quen ít chuyển tư thế khi ngủ cũng sẽ làm tỷ lệ mắc bệnh gia tăng.
- Di truyền: Một số dị tật đốt sống cổ do quá trình di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà sẽ là một nguyên nhân không tránh khỏi.
- Chấn thương, tai nạn: Những va chạm mạnh, chấn thương cột sống cổ khiến cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cổ bị phá vỡ.
- Do chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất, không cung cấp đủ hoặc làm sụt giảm hàm lượng canxi, magie, vitamin hoặc lạm dụng thuốc lá, bia rượu cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Việc xác định được những nguyên nhân gây bệnh sẽ là yếu tố tiên quyết để định hướng phương hướng trong điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên nắm rõ các triệu chứng để phát hiện sớm, không bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị. Dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến của thoái hoá đốt sống cổ c5 c6 c7:
- Đau cổ thường xuyên: Giai đoạn đầu người bệnh sẽ chỉ thấy mỏi ở gáy, xoa bóp nhẹ nhàng là hết mỏi. Về sau cơn đau tăng dần, những cơn đau cấp tính sẽ chuyển thành cơn đau mãn tính kéo dài.
- Cứng cổ: Cứng cổ thường hay gặp nhất vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Người bệnh có thể mất khả năng cử động cổ trong vòng 30 phút.
- Nóng lạnh bất thường: Bệnh nhân bị thoái hoá vùng cổ có lúc cảm thấy lạnh lạnh sống lưng nhưng có lúc lại cảm thấy nóng ran sau gáy.
- Tê bì cánh tay: Khi các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép thì tê bì tay và cổ và triệu chứng thường xuyên xảy ra.
- Hạn chế vận động: Những động tác như xoay cổ, cúi gập, ngửa cổ, ngoái đầu sẽ rất khó khăn.
- Triệu chứng Lhermitte: Đây là triệu chứng đa xơ cứng, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột giống như bị luồng điện truyền từ cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, ngón tay, chân và ngón chân.
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 có nguy hiểm không? Biến chứng gì?
Những đốt sống cổ c5 c6 c7 là vị trí mà tại đó nhiều các dây thần kinh và mạch máu đi qua. Vì vậy mà khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn đối với sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng như:
- Hẹp đốt sống: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 lâu ngày làm xuất hiện các gai xương, khoảng không gian ở tuỷ sống bị thu hẹp dẫn đến hẹp ống sống cổ. Một khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân có khả năng cao sẽ mắc các bệnh lý về tủy.
- Chèn ép rễ thần kinh: Nếu người bệnh cảm thấy tê bì, ngứa rát cánh tay, cử động tay khó khăn, rối loạn tiểu tiện,.. thì đó thường là các biểu hiện của hội chứng chèn ép rễ thần kinh.
- Thiếu máu não: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 có thể khiến các động mạch bị chèn ép, quá trình lưu thông máu gặp khó khăn dẫn đến hội chứng thiếu máu não ở bệnh nhân. Khi gặp phải tình trạng này, các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, co giật, ù tai,… sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng của thoái hoá.
- Bại liệt: Trường hợp bệnh nhanh tiến triển xấu nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn lên các rễ thần kinh và tủy sống. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng người bệnh, mới đầu sẽ đau nhức, tê liệt hai tay, sau đó đến toàn thân, thậm chí có thể làm cơ thể bại liệt hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị điển hình
Khi có dấu hiệu bị thoái hóa ở vị trí đốt sống cổ c5 c6 c7, bạn đọc nên nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số phương pháp chữa thoái hóa cột sống cổ c5 c6 c7 thường được sử dụng hiện nay.
Điều trị bằng Tây y
Với trường hợp thoái hoá ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ nhằm xoa dịu cơn đau và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Cả hai loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều được sử dụng trong trường hợp này như thuốc giảm đau (opioids, tramadol, corticosteroid); thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm, Eperisone HCl). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc bổ sung để tăng cường sức khỏe cho xương khớp như: Canxi, Vitamin D hoặc các sản phẩm chứa Chondroitin và Glucosamin.
Với những bệnh nhân thoái hóa ở mức độ nặng, tiêm thuốc sẽ là biện pháp được áp dụng. Việc nên tiêm thuốc gì, tiêm ở đâu và liều lượng bao nhiêu đều sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ thoái hoá. Thông thường các bác sĩ sẽ tiêm steroid vào không gian ngoài màng cứng hoặc tại vị trí đốt sống bị tổn thương để điều trị.
Khi điều trị bằng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong đợi, khả năng vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đồng thời kèm theo nhiều rủi ro cho người bệnh. Vì vậy, với những trường hợp còn có thể dùng phương pháp khác thì phẫu thuật sẽ không được ưu tiên.
Mẹo dân gian chữa trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7
Song song với việc dùng thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp, một số mẹo dân gian chữa thoái hoá cột sống cổ cũng mang đến nhiều lợi ích ưu việt cho người bệnh. Đây là biện pháp an toàn, lành tính và không gây áp lực lên gan, thận, dạ dày như các thuốc Tây y.
Lá lốt: Lá lốt sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng tấy, đau nhức do bệnh thoái hoá gây ra.
Nguyên liệu: lá lốt 15g, ngải cứu 15g và giấm gạo khoảng 250ml.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu, lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi luộc bằng giấm gạo.
- Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút thì đổ hỗn hợp ra bát, dùng bông thấm để xoa bóp massage vùng bị đau nhức.
Ngải cứu: Lá ngải cứu từ lâu là vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh xương khớp nói chung.
Cách 1: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đắp lá ngải cứu, nguyên liệu gồm lá ngải cứu tươi 200g và muối trắng.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu nhặt bỏ phần héo úa, rửa sạch sau đó để cho ráo nước.
- Cho lá ngải cứu vào chảo đã chuẩn bị trước và sao vàng cùng với một ít muối trắng.
- Mang hỗn hợp này cho vào một túi chườm và đắp lên những vị trí bị thoái hoá.
Cách 2: Uống nước sắc lá ngải cứu điều trị bệnh, chuẩn bị lá ngải cứu 200g và 1 – 2 thìa canh mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu nhặt bỏ phần héo úa, rửa sạch sau đó để cho ráo nước.
- Sau đó cho dược liệu đã sơ chế vào cối, giã nát và chắt lấy phần nước cốt.
- Hòa lượng nước cốt trên cùng với 1- 2 thìa canh mật ong nguyên chất.
Hạt gấc: Theo Y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc có tác dụng điều trị chấn thương, tan huyết ứ, và chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Nguyên liệu: 2 quả gấc chín vừa, 2 lít rượu trắng tầm 40 độ và 1 bình đựng bằng thuỷ tinh khô, sạch.
Cách thực hiện:
- Bổ quả gấc lấy toàn bộ hạt, sau đó bóc bỏ lớp thịt đỏ bên ngoài và đem phơi khô.
- Hạt gấc sau khi phơi cho lên nướng đến khi phần vỏ cháy xém và phần nhân chuyển thành màu vàng. Hạ thổ hạt gấc vừa nướng đến khi nguội hẳn thì bóc bỏ hết lớp màng bên ngoài.
- Hạt gấc tiếp tục đem giã nhỏ, rồi cho vào bình thuỷ tinh, thêm rượu ngâm khoảng 1 tháng đến khi rượu chuyển màu đỏ thì mang ra xoa bóp hàng ngày.
Lưu ý: Không dùng hạt gấc sống trực tiếp, nên phơi từ 3 – 5 nắng và phải dùng hạt gấc đã nướng.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị đang được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay.
Kéo dãn cột sống cổ
Kéo dãn cột sống cổ có tác dụng giúp giãn cơ, giảm đau, giảm áp lực nội đĩa đệm, động thời tăng nuôi dưỡng đốt sống bị thoái hoá.
Khi tiến hành, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ kéo giãn cột sống cổ cho người bệnh bằng thiết bị giường kéo chuyên dụng. Tùy theo trọng lượng cơ thể bệnh nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chuyên viên sẽ tiến hành kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.
Các cơ co thắt vùng cột sống cổ c5 c6 c7 khi được kéo giãn sẽ tạo khoảng không gian thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, từ đó các rễ thần kinh bị chèn ép cũng sẽ được giải phóng.
Vận động trị liệu
Các bài tập vận động trị liệu được thiết kế cho bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ c4 c5 c6 c7 mang lại những lợi ích nhiều lợi ích, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Kéo giãn cơ thang: Người bệnh nghiêng cổ sang trái và giữ nguyên trong 10 giây, lặp lại cho bên phải. Sau đó đặt tay trái lên đầu để tạo thêm áp lực, đông thời kéo đầu về phía vai trái cho đến khi phần cổ bên phải được kéo giãn, giữ nguyên trong 10 giây. Từ từ trở lại tư thế đầu tiên và lặp lại quá trình một lần mỗi bên.
- Kéo giãn cổ sau: Tiến hành gập cổ về phía trước và giữ cằm hướng về phía ngực, duy trì động tác trong vòng 10 giây.
- Xoay cổ: Người bệnh xoay cổ một vòng từ trái qua phải đến khi thấy cổ được kéo giãn tối đa rồi đổi bên. Thực hiện lặp lại động tác 5 lần mỗi hướng.
- Tăng cường các nhóm cơ cổ: Bệnh nhân nằm tựa lưng, cúi cằm về phía ngực, duy trì tư thế này trong vòng 7 giây và thực hiện lặp lại 3 lần.
Đông y trị thoái hóa đốt sống cổ
Theo Đông y, thoái hóa ở vị trí cột sống cổ hay thắt lưng là do thấp nhiệt, phong hàn gây nên. Những yếu tố này khiến cho tình trạng khí huyết ngưng trệ trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến vận động xương khớp của người bệnh.
Đặc biệt ở người lớn tuổi, khả năng dung nạp dinh dưỡng kém hơn khiến các cơ xương khớp không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng khiến mật độ xương loang hơn, dịch nhầy giảm sút và các đầu xương bị bào mòn nhanh chóng.
Đông y có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa, phải kể đến một số phương pháp điển hình như:
- Dùng thuốc uống: Các dược liệu tự nhiên từ xưa đã được phát hiện và chứng minh là có hiệu quả trong giảm đau và điều trị tận gốc các triệu chứng bệnh thoái hóa. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chủ đông dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn trong khoảng thời gian đủ dài.
- Giác hơi: Là phương pháp sử dụng hơi nóng tạo áp suất tác động lên da để chữa thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng.
- Châm cứu: Tác động bằng kim châm lên các huyệt cự cốt, phong trì, thận cu, thừa phù,… Châm cứu là phương pháp truyền thống lâu đời có tác dụng gây tê cục bộ, giảm đau kháng viêm và rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân. Ngoài ra, liệu pháp này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin giúp giảm căng cứng các cơ để thuận tiện hơn cho bệnh nhân trong quá trình vận động.
- Bấm huyệt: Tác động bằng tay lên các huyệt khí hải du, thận du, ủy trung,…
- Diện chẩn: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng tác động lên các huyệt ở trên mặt.
Dự phòng thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 là một bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn đọc nên thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa thoái hoá như sau:
- Sau mỗi ngày làm việc, vùng cổ cần được xoa bóp thư giãn.
- Hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến cổ như đội vật nặng trên đầu; cúi gập xem tivi, đọc sách báo quá lâu; không vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi.
- Khi ngủ chú ý: Không nằm gối quá cao hoặc quá thấp, chuyển mình thường xuyên, tránh chỉ một bên và không nằm sấp.
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng sức dẻo dai cho cơ xương khớp, đặc biệt là những bài tập liên quan đến đốt sống cổ c5 c6 c7.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, kẽm, magie, vitamin và các khoáng chất, bổ sung đa dạng nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp bị thoái hóa.
Nếu là nhân viên văn phòng hoặc phải làm việc với máy tính thường xuyên thì bạn đọc cũng nên lưu ý:
- Không ngồi ỳ quá lâu và nên thực hiện vươn vai xoay cổ nhẹ nhàng đơn giản.
- Ghế ngồi làm việc phải có độ cao thích hợp so với người, bàn làm việc và máy vi tính.
- Tránh để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt để hạn chế động tác ngửa hay cúi cổ thường xuyên.
- Nên sử dụng máy tính có màn hình phù hợp, nên sử dụng màn hình từ 17 inch trở lên, ngồi cách màn hình 50 – 70 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt 10 – 20 độ là thích hợp nhất, giúp các cơ vùng cổ không bị căng, mỏi.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh thoái hoá đốt sống cổ c5 c6 c7. Có thể thấy, đây là một căn bệnh khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bạn đọc cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia thuốc lá và những tác động có hại để có thể dự phòng bệnh tối đa.
Nội dung chínhThoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 là ở đâu?Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 có nguy hiểm không? Biến chứng gì?Các phương pháp điều trị điển hìnhĐiều trị bằng Tây yMẹo dân gian chữa trị thoái hóa […]
Xem chi tiết