Thực hư cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang mách nhau cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng. Tuy nhiên, không ít người vẫn lo ngại về biện pháp điều trị này, liệu nó có tác dụng như tin đồn? Làm sao để tận dụng tốt nhất các dược tính chữa bệnh của xương rồng? Những thông tin trong bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của người bệnh.
Xương rồng trị thoái hóa cột sống có hiệu quả không?
Tên khoa học của xương rồng là Euphorbia antiquorum M, cây còn có tên gọi khác như hóa ương lặc hoặc bá vương tiêm. Dược liệu thuộc họ thầu dầu, chủng loại phong phú và có nhiều công dụng khác nhau. Hiện nay, hai loại cây xương rồng được dân gian áp dụng phổ biến nhất là:
- Xương rồng bẹ: Tên gọi khác là xương rồng tai thỏ, hình oval, phiến dẹt. Trên thân cây gồm nhiều nhánh nhỏ, được bao phủ bởi gai nhọn. Quả chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang đỏ hồng.
- Xương rồng ba chia: Cành và thân cây tạo thành 3 cạnh lồi dễ nhận biết. Phần thân mọng nước, cao từ 1 – 3m. Trên cạnh lồi xuất hiện nhiều cuống ngắn, lá nhỏ, lá kèm sẽ phát triển thành gai. Hoa mọc thành cụm có màu vàng hoặc đỏ, quả màu xanh.
Theo nghiên cứu, hai cây này chứa các hoạt chất như euphorbol, xit citric, tartaric, friedelan-3a-ol, taraxerol… Những chất này có tác dụng điều trị chứng đau răng và bệnh liên quan đến xương khớp như gai cột sống, gout, đau dây thần kinh, đau lưng, thoái hóa cột sống… Ngoài ra, xương rồng còn có khả năng khu trừ phong thấp, kháng viêm, đẩy lùi tình trạng thoái hóa xương khớp.
Trong Đông y, loại cây này thuộc tính hàn, vị đắng, có độc, giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường lưu thông máu đồng thời kiểm soát các tình trạng đau bụng, mụn nhọt, táo bón, đau lưng…
Các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Nhiều bài thuốc dân gian hiện nay đã sử dụng tốt dược tính của xương rồng để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng ngay 3 mẹo chữa bệnh sau:
Sử dụng xương rồng bẹ
Biện pháp đắp xương rồng bẹ có thể thực hiện tại nhà, khá an toàn và ít gây tác dụng phụ. Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần gai và rửa sạch 3 nhánh xương rồng
- Nướng nguyên liệu trên bếp than rồi lấy khăn mỏng quấn lại
- Đắp xương rồng ấm vào khu vực bị đau nhức trên cột sống, khi hết ấm thì thay loại khác
- Người bệnh nên thực hiện đều đặn hàng ngày
Kết hợp xương rồng bẹ và gừng tươi
Đặc điểm của gừng là tính ấm, vị cay, có thể giảm đau, kháng viêm và cải thiện khả năng vận động của hệ xương khớp. Khi kết hợp hai dược liệu sẽ mang đến bài thuốc vừa giúp chữa bệnh vừa thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả chanh, một củ gừng, một nhánh xương rồng, 10g muối, rượu trắng
- Loại bỏ gai xương rồng, rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi ngâm với nước chanh muối trong 30 phút
- Xay gừng tươi thật nhuyễn và sao nóng với xương rồng
- Bọc hỗn hợp trong túi vải và đắp lên khu vực bị thoái hóa
Cách chữa bệnh bằng xương rồng ba chia
Với xương rồng ba chia, người bệnh không nên chườm xương rồng quá nóng và hạn chế việc để mủ chạm vào phần da hoặc mắt. Nếu vô tình xảy ra vấn đề này, bạn có thể bị bỏng da hoặc mù vĩnh viễn. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 đoạn xương rồng ngắn cùng 10g muối hạt
- Sơ chế dược liệu như các cách trên
- Đập giập xương rồng và sao nóng cùng muối hạt
- Dùng túi vải bọc hỗn hợp rồi chườm lên khu vực bị đau nhức hàng ngày.
Vì xương rồng cần một khoảng thời gian dài để ngấm vào cơ thể nên người bệnh cần kiên trì áp dụng. Mục tiêu của biện pháp là hỗ trợ điều trị, giảm đau tức thời nên bệnh nhân tuyệt đối không thay thế biện pháp đặc trị.
Bên cạnh đó, hiệu quả của mẹo chữa bệnh còn phụ thuộc cơ địa của từng người. Vì vậy, một số bệnh nhân mặc dù kiên trì áp dụng nhưng bệnh vẫn không có nhiều tiến triển. Khi đó, người bệnh cần lập tức đi gặp bác sĩ để nhận được hướng dẫn chuyên sâu.
Những lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Xương rồng có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng cũng chứa độc tính nhất định. Để bảo vệ tốt sức khỏe, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Mủ xương rồng chứa độc và rất dễ gây mù mắt, bỏng, viêm, sưng tấy da. Vì vậy nếu sử dụng thảo dược này, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo hộ thích hợp
- Trường hợp tiêu thụ quá nhiều nhựa mủ có thể bị ngộ độc. Đó là lý do người bệnh nên thận trọng khi sử dụng các món ăn từ xương rồng
- Bạn tuyệt đối không lạm dụng biện pháp điều trị này vì chưa được khoa học kiểm chứng.
- Bệnh nhân không ngồi quá lâu hoặc mang vác các vật nặng. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh thoái hóa cột sống, bổ sung nhiều rau xanh, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, người bệnh không nên phụ thuộc quá mức vào biện pháp này vì có thể cản trở quá trình điều trị của các phương pháp y khoa. Tốt nhất, bạn hãy kết hợp đồng thời với phác đồ của chuyên gia.
Nội dung chínhXương rồng trị thoái hóa cột sống có hiệu quả không?Các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồngSử dụng xương rồng bẹKết hợp xương rồng bẹ và gừng tươiCách chữa bệnh bằng xương rồng ba chiaNhững lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng Bài viết […]
Xem chi tiết