Tổng hợp các cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả nhất hiện nay
Cách chữa thoái hóa cột sống nào hiệu quả và phổ biến nhất? – Câu hỏi được đưa ra nhiều nhất trên các diễn đàn sức khỏe về xương khớp. Lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp cũng là cách để người bệnh nhanh chóng cải thiện đau nhức và ngăn ngừa thoái hóa lan rộng. Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết sau đây.
Các cách chữa thoái hóa cột sống người bệnh nên biết
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp liên quan nhiều đến yếu tố lão hóa tự nhiên theo thời gian. Do đó, bệnh này thường gặp nhất ở người cao tuổi (đối tượng trên 50 tuổi). Lý giải cụ thể hơn, khi cơ thể bước vào thời kỳ này, cấu trúc xương khớp có nhiều thay đổi, trở nên suy yếu và giảm khả năng hoạt động.
Khi đó, xương khớp rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Đồng thời, việc điều trị ở người cao tuổi cũng khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Thực tế, việc chữa trị dứt điểm thoái hóa cột sống là rất khó. Tuy nhiên, nếu có cách chữa thoái hóa cột sống phù hợp thì người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục đến 80-90% như bình thường.
Để điều trị an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy mức độ và thể trạng cụ thể ở mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể chủ động lựa chọn một trong các cách chữa thoái hóa cột sống dưới đây hoặc kết hợp chúng để chữa trị hiệu quả nhất.
Phương pháp Tây y – cách chữa thoái hóa cột sống nhanh chóng
Lựa chọn cách chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y là phương pháp tương đối hiệu quả mà nhiều người bệnh áp dụng chữa trị. Thực tế điều trị cho thấy, không có loại thuốc đặc hiệu cho tình trạng bệnh thoái hóa cột sống. Các nhóm thuốc dùng trong điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu có tác dụng cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa thoái hóa tiến triển nặng và lan rộng hơn.
Để đảm bảo chữa trị hiệu quả và an toàn, người bệnh chú ý tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh lý xương khớp nói chung đòi hỏi một thời gian chữa trị kéo dài. Đây cũng là nhược điểm của phương pháp Tây khi có thể gây ra tác dụng phụ nếu không dùng đúng liệu trình điều trị.
Một số nhóm thuốc thường áp dụng trong cách chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y cùng các lưu ý cụ thể sau đây:
Thuốc giảm đau
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống là đau nhức, tê bì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, cơn đau có thể chỉ âm ỉ, chưa rõ ràng, người bệnh có thể chịu đựng được và cải thiện bằng cách xoa bóp thông thường.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau cấp tính bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau nhức. Có hai nhóm thuốc giảm đau thường sử dụng gồm:
- Thuốc giảm đau NSAID: Đây là nhóm thuốc không kê đơn người bệnh có thể tự mua. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ tại nhà thuốc. Trong đó thuốc giảm đau NSAID – Paracetamol là loại thuốc thông dụng và phổ biến nhất. Chú ý tới liều lượng mỗi lần dùng và khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc, tránh quá liều.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh được kê thuốc giảm đau gây nghiện (chứa Morphin hoặc dẫn chất của Morphin). Thuốc dùng cho các nhóm đối tượng không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên chỉ dùng khi cần thiết.
Thuốc kháng viêm
Bên cạnh cách chữa thoái hóa cột sống với thuốc giảm đau, bác sĩ thường chỉ định kèm theo thuốc kháng viêm cho người bệnh. Mục đích để cải thiện tình trạng viêm nhiễm (nếu có) và ngăn ngừa thoái hóa diễn tiến lan rộng ra các khu vực lân cận. Thuốc kháng viêm có nhiều loại, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ từng người mà bác sĩ có chỉ định cho phù hợp.
Có hai dạng dùng phổ biến là thuốc kháng viêm dạng uống và dạng tiêm. Dù dùng dưới dạng nào, người bệnh cũng phải đảm bảo rằng dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nếu dùng dạng tiêm cần có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, phòng tránh rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Một số loại thuốc kháng viêm thường sử dụng như sau: Naproxen; Meloxicam; Aspirin;….
Thuốc giãn cơ
Thoái hóa cột sống có thể tác động đến các bó cơ, gây co cơ khiến người bệnh khó chịu và đau đớn dữ dội. Khi đó, tùy vào mức độ đau mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc giãn cơ phù hợp nhất. Chú ý dùng đúng liều lượng và loại thuốc bác sĩ đã kê bởi vì các thuốc giãn cơ nói chung tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Hô hấp khó khăn, ngưng thở tạm thời.
- Ức chế hệ thần kinh gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
- Rối loạn bài tiết, gây tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt.
- Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
Một số thuốc sử dụng với tác dụng giãn cơ như sau: Carisoprodol; Baclofen;….
Thực phẩm chức năng dành cho bệnh xương khớp
Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng trong cách chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y. Nhóm thực phẩm chức năng này chủ yếu bổ sung canxi, một số vitamin và khoáng chất khác cho sự hình thành và tái tạo các mô sụn khớp trong cơ thể.
Tuy nhiên, dùng thực phẩm chức năng cần sự kiên trì của người bệnh (đặc biệt là thực phẩm chức năng xương khớp). Do đó, người bệnh phải đảm bảo rằng dùng thuốc đủ liều lượng trong thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Điều trị triệt để tận gốc với phương pháp Đông y
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y cũng được nhiều người lựa chọn vì ưu điểm an toàn, lành tính khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Đồng thời, Đông y thường dùng thuốc xuất phát từ gốc rễ của bệnh nên có thể trị dứt điểm bệnh xương khớp nếu hợp thuốc và dùng đúng cách.
Theo Đông y, các chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đốt sống cổ gây ra bởi sự mất cân bằng trong cơ thể, khiến các yếu tố như hàn thấp, phong nhiệt xâm nhập, gây ứ trệ khí huyết khiến cơ thể suy nhược. Tình trạng này diễn ra lâu ngày gây đau nhức xương khớp, nhức mỏi, tê bì toàn thân.
Muốn chữa trị dứt điểm cần sử dụng các bài thuốc Đông y bao gồm các nhóm thuốc bổ can thận, lưu thông khí huyết với liều lượng phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả nhất, người bệnh nên trực tiếp đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở Đông y có uy tín.
Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng trong điều trị xương khớp người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Độc hoạt ký sinh thang: Bao gồm các nguyên liệu tế tân, độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, quế chi, cam thảo, đương quy, phục linh, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất bắc, tần giao, đỗ trọng bắc, bạch thược. Cho 500ml nước vào ấm, đun cô cạn còn khoảng 2 bát nước thuốc thì tắt bếp. Dùng thuốc trong ngày, hâm nóng trước khi dùng và duy trì tối thiểu 2 tháng.
- Bài thuốc với cây gối hạc: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm cây gối hạc, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá thông, cây đơn đỏ. Thêm toàn bộ các nguyên liệu với hàm lượng thích hợp vào ấm đun cùng với 3 bát nước lọc. Đun cô cạn còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp, uống trong ngày, tránh để thuốc qua đêm.
- Cốt Vương thần hiệu thang: Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bao gồm các nguyên liệu thảo dược tự nhiên như sau phòng phong, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, độc hoạt, mộc qua, cẩu tích, xuyên khung, ý dĩ,… và một số loại thảo dược khác. Toàn bộ các nguyên liệu được gia giảm với liều lượng thích hợp và bào chế dưới dạng viên rất thuận tiện cho người bệnh sử dụng điều trị.
- Bài thuốc với lá lốt: Bài thuốc bao gồm lá lốt, hà thủ ô, thiên niên kiện, cây trinh nữ, thổ phục linh, sinh địa, cỏ xước, quế chi với liều lượng được gia giảm phù hợp. Tất cả các nguyên liệu cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ, đun cô cạn còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp, dùng trong ngày, nên hâm nóng khi dùng để gia tăng hiệu quả điều trị.
Cách chữa thóa hóa cột sống với phương pháp Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa và sự kiên trì ở mỗi người bệnh. Do đó, người bệnh phải đảm bảo rằng dùng thuốc Đông y trong thời gian tối thiểu 2-3 tháng để thấy được hiệu quả. Đồng thời, trong quá trình điều trị nếu không thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm hoặc có nguy cơ tiến triển nặng hơn, cần có biện pháp xử lý ngay. Ngoài các bài thuốc, có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc khác như xoa bóp, diện chẩn, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống.
Chỉ định can thiệp ngoại khoa trong trường hợp nào? Có nên không?
Trong một số trường hợp, cách chữa thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định điều trị với phương pháp phẫu thuật. Những đối tượng sau đây có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa khi mắc thoái hóa cột sống:
- Không cho đáp ứng hiệu quả với các phương pháp điều trị nội khoa.
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống kèm theo một số bệnh lý xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống,….
- Bệnh bước vào những giai đoạn nặng, xuất hiện dấu hiệu biến chứng và hạn chế khả năng vận động rõ rệt.
Nhiều người lo lắng rằng, liệu can thiệp ngoại khoa điều trị thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không? Thực tế, phẫu thuật liên quan đến xương khớp luôn được đánh giá là khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng hậu phẫu nguy hiểm.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, các phương pháp phẫu thuật hiện đại ra đời với tỷ lệ thành công cao. Để đảm bảo an toàn trong điều trị và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần chú ý giữ gìn sau phẫu thuật.
Dành thời gian nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế đi lại, vận động mạnh cho đến khi cột sống ổn định. Đồng thời, tái khám và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nếu bác sĩ điều trị yêu cầu.
Bài tập vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống
Cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả cần kết hợp giữa việc dùng thuốc và luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu đang trở nên phổ biến và được khuyến khích áp dụng. Phương pháp này phù hợp với người bệnh bị thoái hóa ở giai đoạn đầu hoặc sử dụng kết hợp với các biện pháp dùng thuốc khác.
Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến như sau:
- Xoa bóp bấm huyệt: Dùng lực tác động vào các huyệt đạo để nắn chỉnh cột sống, xoa bóp và cải thiện cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong việc điều trị với phương pháp này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có dịch vụ xoa bóp để thực hiện. Đồng thời, có thể tự xoa bóp nhẹ nhàng hàng ngày tại nhà với mục đích cải thiện cơn đau nhức, tê mỏi thông thường.
- Nhiệt trị liệu: Phương pháp tận dụng năng lượng từ nguồn nhiệt để giảm đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nên thực hiện điều trị bằng nhiệt tại các cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại. Chú ý điều chỉnh và kiểm soát nhiệt, tránh gây bỏng, tổn thương ngoài da ở người bệnh.
- Mang đai lưng cố định: Đây là một dạng công cụ hỗ trợ được mang lên người nhằm cố định và nắn chỉnh cột sống, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Có nhiều loại đai với chất liệu khác nhau, phục vụ mục đích khác nhau khi điều trị. Do đó, cần đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại đai đeo phù hợp.
Cải thiện triệu chứng với mẹo dân gian – cách chữa thoái hóa cột sống đơn giản tại nhà
Nếu tình trạng thoái hóa ở giai đoạn khởi phát, người bệnh cũng có thể tham khảo cách chữa thoái hóa cột sống bằng mẹo dân gian tại nhà. Điều trị với phương pháp này có ưu điểm lành tính, dễ kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện và ít khi xảy ra tác dụng phụ. Có thể tham khảo một số mẹo điều trị sau đây:
- Bài thuốc mẹo từ lá lốt: Chuẩn bị bài thuốc gồm lá lốt (20g); ngải cứu (20g); giấm gạo (300ml). Rửa sạch nguyên liệu, vò qua và cho vào nồi giấm gạo đã chuẩn bị. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 15-30 phút rồi chắt lấy phần nước cốt. Dùng bông gòn hoặc khăn vải thấm nước cốt, xoa nhẹ lên vùng đau nhức 2-3 lần mỗi ngày.
- Bài thuốc từ ngải cứu: Chuẩn bị lá ngải cứu tươi (200g) và một ít muối hạt. Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước. Cho toàn bộ vào chảo, thêm muối hạt và đảo đều trong một khoảng thời gian nhất định. Bọc toàn bộ phần nguyên liệu vào khăn vải trắng, chườm lên vị trí đau nhức từ 1-2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng đau nhức.
- Bài thuốc từ cây xương rồng: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm xương rồng (3 nhánh); cám gạo (200g); giấm (100ml) và lá chuối hột. Rửa sạch xương rồng, loại bỏ phần gai và để ráo nước. Băm nhuyễn rồi trộn với cám gạo và giấm. Đảo hỗn hợp trên chảo đến khi kết dính lại với nhau. Tắt bếp và cho vào bên trong lá chuối hột. Lót thêm một tấm lá chuối đặt phía trên và nằm lên cho đến khi hết nóng.
Lưu ý gì khi lựa chọn và áp dụng các cách chữa thoái hóa cột sống?
Mỗi cách chữa thoái hóa cột sống đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng dạng bệnh khác nhau. Để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn, người bệnh cần chú ý:
- Đi thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc tại nhà tránh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
- Không áp dụng đồng thời cả Tây y và Đông y trong điều trị, tránh tương tác cản trở lẫn nhau, không hiệu quả.
- Mẹo dân gian chỉ nên coi là phương pháp hỗ trợ, có thể sử dụng đồng thời nhưng phải thông qua ý kiến bác sĩ điều trị trước.
- Trong quá trình điều trị với bất kỳ phương pháp nào, người bệnh nên chú ý tình trạng của cơ thể và ngừng ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc bất kỳ lúc nào thấy có dấu hiệu bất ổn (cơn đau nhức, tê bì chân tay, khó vận động,….).
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt cho các bệnh lý xương khớp. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,…
- Tạo thói quen vận động hàng ngày. Chú ý lựa chọn hình thức vận động phù hợp với thể trạng, tránh gây tổn thương đến cột sống đang bị thoái hóa.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các cách chữa thoái hóa cột sống hiện nay. Để được chỉ định điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn, người bệnh cần chủ động đi thăm khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe. Tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để triệu chứng đau nhức nhanh chóng thuyên giảm.
Nội dung chínhCác cách chữa thoái hóa cột sống người bệnh nên biếtPhương pháp Tây y – cách chữa thoái hóa cột sống nhanh chóngĐiều trị triệt để tận gốc với phương pháp Đông yChỉ định can thiệp ngoại khoa trong trường hợp nào? Có nên không?Bài tập vật lý trị liệu điều trị thoái […]
Xem chi tiết