Thoát Vị Đĩa Đệm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ 10 người thì có tới 8 người gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đáng nói, căn bệnh này vốn được coi là bệnh của người già thì nay lại xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi, có thể gây rối loạn vận động, rối loạn cơ thắt thậm chí còn dẫn tới bại liệt. Tại Việt Nam, theo thống kê từ Bộ y tế, có tới 1/3 dân số mắc phải căn bệnh này, thường gặp ở độ tuổi 30 – 35. Hơn nữa, bệnh cũng được dự báo có xu hướng tăng cao trong tương lai bởi những yếu tố lao động, sinh hoạt không khoa học.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống. Chức năng của đĩa đệm là co giãn giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu trúc đĩa đệm gồm 2 thành phần: Bao xơ và nhân nhầy.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thoái hoá hoặc chịu tác động tiêu cực nên bị rách, nứt. Điều này tạo điều kiện cho các khối nhân nhầy bên trong các bao xơ theo các vết nứt, vết rách thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên ống sống, rễ thần kinh, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm, trong đó thường gặp nhất phải kể tới:

  • Thoái hóa tự nhiên: Khi bước sang tuổi trung niên và cao tuổi, đĩa đệm bị lão hóa, chức năng suy giảm, dần dần dẫn tới nứt, rách bao xơ khiến nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Hoạt động sai tư thế: Các thói quen nằm, ngồi, bê vác không đúng cách trong quá trình sinh hoạt và làm việc có thể gây cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí đĩa đệm, phá vỡ cấu trúc bao xơ hiến khả năng đĩa đệm bị thoát vị cao hơn.
  • Chấn thương, tai nạn: Va đập, chấn thương, tai nạn,… là những lý do khiến đĩa đệm tổn thương, lâu ngày dẫn tới thoát vị .
  • Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì gây ra áp lực lớn cho cột sống, các đĩa đệm vì vậy mà bị chèn ép với cường độ nặng hơn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Muốn điều trị và phòng bệnh tái phát hiệu quả, tốt nhất người bệnh cần tránh xa các yếu tố này.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị khi ở giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác do các triệu chứng bệnh không quá rõ ràng. Do vậy, người bệnh cần hết sức chú ý nếu thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Đau nhức tại chỗ: Đây là dấu hiệu đầu tiên và rất dễ nhận biết.
  • Tê bì chân tay: Người bệnh sẽ cảm thấy tê bì ở các vùng tay chân có các rễ thần kinh bị chèn ép.
Thoát vị đĩa đệm gây nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu
Thoát vị đĩa đệm gây nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu
  • Teo cơ: Thoát vị có thể dẫn tới tình trạng teo cơ tại các vùng bắp tay, bắp chân,… do cơ bắp không thể phát triển được.
  • Rối loạn cảm giác: Do các rễ thần kinh bị chèn ép nên người bệnh thường cảm giác không “thật” khi cầm nắm một vật gì đấy.
  • Chóng mặt đau đầu: Bệnh có thể gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, đầu bốc hỏa do các mạch máu có nhiệm vụ nuôi cấy tế bào não bị chèn ép.
  • Đau lan xuống chân: Người bệnh có thể cảm giác đau từ vùng lưng xuống chân do các dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Hạn chế khả năng vận động: Khả năng vận động của người bệnh chậm chạp, thiếu linh hoạt, nhất là khi cầm nắm đồ vật.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh kể trên hoặc một số triệu chứng khác nghi ngờ là dấu hiệu bệnh, người bệnh có thể liên hệ tới Trung tâm Đông y Việt Nam để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Những vấn đề về xương khớp thường kéo dài dai dẳng và bộc lộ nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng khác nhau. Đôi khi bệnh nhân chủ quan và không phát hiện ra các triệu chứng bất thường khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nếu bị thoát vị đĩa đệm thì khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng tiêu biểu, được mô tả cụ thể dưới đây thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời:

  • Xuất hiện cơn đau từ cổ hoặc lưng lan xuống cánh tay hoặc chân.
  • Thỉnh thoảng cảm thấy tê bì tay chân, đau nhức xương khớp và yếu cơ.
  • Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang, có thể són tiểu hay bí tiểu.
  • Mất cảm giác tại các vùng bắp đùi bên trong, phía sau chân và quanh trực tràng.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?

Trong cơ thể có nhiều đĩa đệm khác nhau nên tình trạng bệnh cũng có thể xảy ra ở nhiều vị trí, phổ biến nhất phải kể tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị ở đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm 2 loại chính là thoát vị đĩa đệm giữa đốt sống L5 S1 và L4 L5. Trong đó, L4 L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng (trong tổng số 5 đốt sống với ký hiệu lần lượt từ trên xuống là L1 L2 L3 L4 L5). S1 là đốt sống đầu tiên thuộc phần xương cùng cụt. 

Đây là những đốt sống có nguy cơ thoát vị cao nhất bởi chúng phải chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động hàng ngày của con người.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Tình trạng này xuất hiện ở rất nhiều bệnh nhân do đĩa đệm hai đốt sống này thường xuyên phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên cơ thể. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể chèn vào rễ dây thần kinh S1, dẫn tới các biến chứng như hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, thậm chí gây tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1
  • Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Đốt sống L4 L5 là vị trí thường xuyên xảy ra các tổn thương như nứt, vỡ vỏ bao xơ đĩa đệm,… Người bệnh gặp tình trạng này, các bao xơ đĩa đệm có thể nằm ở trước, sau hoặc lệch sang hai bên tùy thuộc hoạt động. Thông thường thoát vị ở đĩa đệm L4 L5 có thể lệch từ lệch từ 3 – 8mm sang bên phải hoặc bên trái.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5

2. Thoát vị đĩa đệm cổ

Cũng giống như cột sống, đốt sống cổ được chia thành 6 đốt được đánh ký hiệu từ trên xuống dưới là C1, C2, C3, C4, C5, C6. Thoát vị ở đĩa đệm ở vị trí này thường gặp nhất rơi vào đốt sống C5 C6.

Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường cảm giác đau nhức, khó chịu vùng vai gáy, cổ,… Các cơn đau cũng có xu hướng lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay từ đó cản trở việc vận động, làm giảm lực bóp bàn tay.

Nếu không được giải quyết sớm, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động như xoay cổ, làm đầu kém linh hoạt. Trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như thiếu máu não, liệt nửa người.

Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì?

Đây là câu hỏi được nhiều bệnh hiện nay bởi chế độ ăn uống có tác động không nhỏ tới tình trạng cũng như việc điều trị bệnh. Theo tôi, để việc chữa bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có chứa nhiều canxi
  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin
  • Glucosamine và chondroitin: 
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega-3

2. Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng gì?

  • Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn này làm tăng lượng mỡ máu khiến cơn đau dữ dội hơn.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… 
  • Nội tạng động vật
  • Những loại thịt màu đỏ

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng đáng sợ. Tình trạng nhẹ có thể gây đau buốt, tê nhức, khó cử động, hạn chế khả năng sinh hoạt. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây teo cơ, rối loạn hành vi, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn.

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

“Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không? Có dứt điểm 100% không?” Xét về cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm bị thoái hóa, nó sẽ không thể trở về trạng thái như ban đầu. Ngay cả việc thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng không phải là giải pháp giúp chữa dứt điểm bệnh.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo đúng lộ trình điều trị, bệnh có thể được phục hồi từ 80-95%, thậm chí chạm tới mức gần khỏi. Theo tôi, đĩa đệm bị thoát vị có điều trị hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, sự kiên trì của bệnh nhân, phương pháp điều trị,..

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình thăm khám, bước đầu, bác sĩ sẽ tiến hành đặt những câu hỏi liên quan tới bệnh nhân như: Tuổi tác, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình từ đó phán đoán nguyên nhân bị bệnh (tư thế ngôi làm việc sai, chấn thương ở người trẻ tuổi; thoái hóa ở người già…)

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm dựa một phần vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải ngoài ra các xét nghiệm cận lâm sàng cũng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận một cách chính xác:

  • Chụp X-quang cột sống – thắt lưng: Phát hiện gãy góc cột sống thắt lưng, xẹp đĩa đệm hay mất đường cong sinh lý trên hình ảnh phim chụp.
  • Chụp MRI: Xác định vị trí tổn thương, tình trạng thoát vị ra trước, ra sau, sang hai bên, thoát vị nội xốp, thoát vị một vị trí hoặc nhiều vị trí.
  • Điện cơ: Giúp phát hiện tổn thương tại các rễ thần kinh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có những phương pháp nào? Cách chữa nào hiệu quả tốt nhất?

Có nhiều cách điều trị bệnh khác nhau như sử dụng thuốc Tây, can thiệp ngoại khoa, tập luyện, vật lý trị liệu, thuốc Đông y,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp phổ biến hiện nay gồm:

Dùng các loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm

Có một số loại thuốc đặc trị được dùng trong điều trị thoát vị các đĩa đệm. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc phù hợp như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không Steroid
  • Nhóm thuốc giãn cơ
  • Thuốc tiêm Corticoid

Theo tôi nhận thấy, có một tình trạng chung của các bệnh nhân hiện nay là sử dụng thuốc chưa đủ lộ trình, thấy bệnh thuyên giảm là ngừng sử dụng thuốc, khi có triệu chứng tái phát lại lấy thuốc cũ ra sử dụng. Ngoài ra, còn rất nhiều người xin đơn thuốc của người khác về dùng mà không biết tác dụng, hiệu quả với bản thân ra sao.

Điều này rất ngu hiểm bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, chán ăn, thậm chí ảnh hưởng tới gan, thận, hệ tim mạch,… thậm chí gây nhờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy, tôi khuyên bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hay ngừng thuốc giữa chừng.

Can thiệp ngoại khoa

Nhiều người bệnh có gửi câu hỏi cho tôi về vấn đề “thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?”. Theo đó, trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật, mổ đĩa đệm. 

Tuy nhiên, cách điều trị này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu vết thương, tổn thương rễ thần kinh hoặc mô mềm xung quanh,…  Hơn nữa, đây cũng là phương pháp có tỷ lệ tái phát cao từ 5 – 10%. Do vậy, trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân cần hết sức cân nhắc.

Bài tập thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh dùng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật, một số bài tập luyện cũng có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực cho người bệnh trong quá trình điều trị. Không chỉ tăng cường mức độ dẻo dai cho xương khớp, các bài tập còn giúp hạn chế triệu chứng bệnh hiệu quả.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập phổ biến như:

Bài tập chữa thoát vị
Bài tập chữa thoát vị
  • Bài tập cầu vồng: Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, đặt hai tay dọc theo thân, từ từ co chân lên sao cho vuông góc với mặt sàn. Sau đó, từ từ hít vào và nâng mông lên cao tới mức tối đa, dùng bả vai, đầu và bàn chân làm trụ. Người bệnh giữ cơ thể ở tư thế này trong 5s rồi hạ xuống, sau đó lặp lại 5 lần.
  • Bài tập con thằn lằn: Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp, khủy tay khép sát người. Người bệnh từ từ hít vào, đẩy người lên trên, dùng 2 bàn tay làm trụ, giữ cánh tay thẳng, rồi ưỡn ngực tối đa về phía trước. Phần chân duỗi thẳng hết mức, cột sống cong. Giữ nguyên tư thế 5s, lặp lại động tác 5 lần.
  • Bài tập yoga chữa thoát vị các đĩa đệm: Bệnh nhân quỳ gối trên sàn nhà, đầu gối mở rộng, ngồi trên gót chân. Sau đó cúi gập người sao cho phần thân trên nằm giữa hai bên đùi, đầu tựa lên sàn nhà hoặc một tấm đệm đỡ, hai tay duỗi thẳng phía trước. Giữ yên tư thế trong 1 phút, hít thở sâu.

Đây là những bài tập giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt, chúng không chỉ hỗ trợ người thoát vị đĩa đệm mà còn tốt cho sức khỏe. Do vậy, người bệnh nên kiên trì tập luyện thường xuyên, kết hợp với các phương pháp đặc trị, bệnh sẽ mau chóng hồi phục hơn.

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà bằng thảo dược thiên như ngải cứu, lá lốt, xương rồng,… 

  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu: Dùng lá ngải cứu rửa sạch, đun sôi cùng một chút giấm, sau đó đắp lá ngải cứu lên vùng bị đau. 
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt: Dùng lá lốt rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi pha với sữa bò. Người bệnh mỗi ngày uống từ 3-4 lần sẽ giúp giảm nhanh cơn đau nhức hiệu quả.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng: Dùng xương rồng cạo bỏ phần gai, đem rửa sạch rồi dập dập, trộn đều với muối hạt. Đem hỗn hợp sao trên chảo nóng sau đó bọc trong khăn vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị thoát vị.

Lưu ý các phương pháp này được tổng kết chủ yếu thông qua kinh nghiệm dân gian, có tính gia truyền. Bản tôi cho rằng, sử dụng nguyên liệu tự nhiên thường phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, không tác động trực tiếp tới căn nguyên bệnh. Do vậy, trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh vẫn cần kết hợp các phương pháp đặc hiệu khác. 

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và lối sống lành mạnh. Cụ thể:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi (sữa, các chế phẩm từ sữa, phô mai, rau cải bó xôi, bông cải xanh…); các nhóm thực phẩm giàu vitamin D, vitamin K, Magie và Omega 3 (gan, sữa, các loại cá biển, ngũ cốc, măng tây…).
  • Hạn chế các loại thực phẩm có hại, tăng nguy cơ béo phì tạo áp lực lên xương khớp như: Bánh ngọt, kẹo, thức ăn chứa nhiều đồ dầu mỡ, fast-food…
  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia; không nên hút thuốc lá.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao giúp giãn gân cốt, rèn luyện sức bền của cơ thể.
  • Trong trường hợp phải ngồi làm việc quá lâu thì cần đứng lên đi lại nhẹ nhàng cho thư giãn.
  • Lựa chọn giày, dép vừa chân, không quá rộng hay chật. Phụ nữ hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Thỉnh thoảng xoa bóp tay chân để thư giãn.

Ngoài ra để phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, chúng ta cũng cần luôn duy trì tư thế đứng, ngồi làm việc và bê vác vật nặng chuẩn. Theo đó:

  • Khi đứng phải đứng thẳng, cơ thể cân xứng hai bên, trọng lượng phân bố đều trên hai chân, hóp bụng, duy trì độ cong sinh lý của cột sống.
  • Khi ngồi cần ngồi trên ghế có độ cao phù hợp sao cho bàn chân chạm xuống mặt sàn, lưng thẳng, tựa vào thành ghế, trọng lượng dồn lên hai mông và chân.
  • Khi khiêng vật nặng cần ngồi xuống dùng lực từ chân và tay để nâng lên chứ không cúi khom người để bê vật.
  • Khi bê vật nặng để di chuyển cần ôm chắc đồ vào bụng, giữ cột sống thẳng và đi thẳng.
  • Khi lấy đồ vật trên cao phải dùng công cụ hỗ trợ như thang, ghế cao, tuyệt đối không nên với để lấy đồ vật.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến và nguy hiểm, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị cho hiệu quả tốt. Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất người, người bệnh nên chủ động khi khám và điều trị sớm. 

Câu hỏi thường gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệmTriệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2. Thoát vị đĩa đệm cổBệnh nhân mắc thoát vị […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thông tin chi tiết

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệmTriệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2. Thoát vị đĩa đệm cổBệnh nhân mắc thoát vị […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (Giải đáp chi tiết)

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệmTriệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2. Thoát vị đĩa đệm cổBệnh nhân mắc thoát vị […]

Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Các Bác Sĩ

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệmTriệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2. Thoát vị đĩa đệm cổBệnh nhân mắc thoát vị […]

Xem chi tiết
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Giải đáp chi tiết

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệmTriệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau? Tình trạng nào là phổ biến nhất?1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2. Thoát vị đĩa đệm cổBệnh nhân mắc thoát vị […]

Xem chi tiết
Cách chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Thuốc chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?