Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, ăn gì để mau khỏi?
Chế độ ăn uống là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tật. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, ăn gì để xây dựng được một thực đơn phù hợp nhất.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứng
Thực tế đã chứng minh rằng, ở bệnh nhân viêm đau xương khớp nói chung và viêm khớp phản ứng nói riêng, chế độ ăn uống hợp lý thực sự có tác dụng trong việc cải thiện các tình trạng viêm đau và rút ngắn thời gian điều trị.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu hay thừa cân, béo phì đều có nguy cơ cao mắc viêm khớp phản ứng do sức đề kháng với vi khuẩn, virus giảm, dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng. Chính vì vậy, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều vô cùng cần thiết.
Một vài nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp phản ứng:
- Bữa ăn nên cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung chất xơ, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất.
- Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa. Chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn lỏng hơn, ít hơn, đặc biệt khi viêm khớp lây nhiễm từ đường tiêu hoá.
- Trong trường hợp viêm do nhiễm khuẩn đường ruột thì phải đảm bảo mọi thức ăn được bảo quản kỹ lưỡng, ăn chín uống sôi. Không ăn các món tái hay đồ ăn nhanh.
- Kết hợp uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Sau khi đã nắm rõ được nguyên tắc ăn uống khi mắc bệnh, việc tiếp theo bạn nên làm là nắm rõ bệnh viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, ăn gì để xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý nhất.
Người mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?
Người bệnh viêm khớp phản ứng nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau để hạn chế biến chứng của bệnh:
Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứng
Trường hợp viêm khớp phản ứng do nhiễm khuẩn hệ tiết niệu gây nên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm suy giảm chức năng thận. Khi đó một lượng lớn canxi sẽ bị bài tiết qua thận, gây thất thoát canxi cho cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm mức độ phục hồi của tổn thương trong khớp, mà còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương, cao huyết áp, suy giảm chức năng thận.
Bên cạnh đó, ăn nhiều muối làm cơ thể tích nước gây phù, làm gia tăng áp lực lên ổ khớp khiến bệnh lâu lành. Người bệnh nên ăn nhạt, không nên ăn quá 2 – 3g muối mỗi ngày. Ngoài ra, một số thực phẩm chứa nhiều muối như rau cải muối, cà muối, cá khô, mắm,… cũng nên hạn chế sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, đường là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, làm bùng phát mạnh hơn các phản ứng viêm trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh sử dụng nhiều đồ ngọt, nước uống có ga,… luôn có tiến triển bệnh kém hơn những người có chế độ ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, hấp thụ một lượng lớn đường vào cơ thể có thể gây thừa cân, béo phì, làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt chứa nhiều đường và nước uống có gas. Nên thay thế đường bằng chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, cỏ ngọt sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Người mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vật
Trong nội tạng có hàm lượng đạm cao nhưng nó cũng chứa nhiều photpho, chất béo bão hoà, đặc biệt là cholesterol, nhất là trong óc, cật và gan lợn. Chất béo sẽ kích thích phản ứng viêm, gây giãn mạch và xung huyết. Còn hàm lượng photpho cao gây thất thoát canxi trong xương. Hậu quả là tăng cảm giác đau nhức bên trong xương khớp, làm cho xương kém bền vững và gia tăng tình trạng viêm.
Thịt đỏ không tốt cho bệnh nhân xương khớp
Các loại thịt đỏ mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nó lại được chứng minh là gây hại cho khớp. Lý do là vì trong loại thịt này chứa nhiều các hợp chất nhân purin, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành axit uric dễ tích tụ lại ở khớp bàn, ngón, khuỷu,… gây ra tình trạng viêm.
Thêm vào đó, thịt đỏ có thể làm trầm trọng hơn bệnh viêm khớp phản ứng có nguyên nhân do viêm hệ tiết niệu. Một chế độ ăn có hàm lượng protein cao trong thịt đã được chứng minh là gây áp lực lớn cho thận, là nguy cơ khiến bệnh viêm thận trở thành suy thận cao gấp 3 lần một chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin.
Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt lợn, thịt chó,… và đặc biệt là thịt bò. Nếu bạn đang bị viêm khớp phản ứng, hãy cắt giảm thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, khi sử dụng thì cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ.
Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? – Hải sản nói chung
Các thuốc điều trị viêm khớp nói chung, cũng như các thuốc điều trị viêm khớp phản ứng nói riêng, đều chứa một lượng lớn hoạt chất glucosamin. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh mối liên quan giữa glucosamin với việc dị ứng hải sản.
Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng đã ghi nhận nhiều trường hợp khó thở, sưng miệng, phát ban, sưng cổ họng,… khi ăn hải sản trong quá trình điều trị thuốc chứa hoạt chất này. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên ăn tôm, cua, sò, ốc,… và hải sản nói chung trong quá trình điều trị viêm khớp.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm thức ăn nhanh, xúc xích, dăm bông, đồ hộp,… đều không tốt cho người bị viêm khớp phản ứng. Chúng chứa nhiều natri và các chất bảo quản không có lợi có sức khoẻ. Đây cũng là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vì vậy người bệnh không nên sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic
Hạt điều, bơ đậu phộng, quả mận, củ cải đường,… là những thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic. Hàm lượng cao axit oxalic trong cơ thể ngăn cản sự hấp thu canxi vào xương khớp. Bên cạnh đó, tại hệ tiết niệu, axit oxalic khi tác dụng với canxi tạo muối canxi oxalat, là nguyên nhân hàng đầu làm tăng kích thước sỏi trong bệnh viêm thận.
Tránh xa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ là dạng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chất này sẽ kích thích phản ứng viêm, làm sưng tấy mặt trong của bao khớp, khiến cho cảm giác đau trầm trọng hơn. Đồ ăn dạng này khiến cơ thể tích năng lượng dưới dạng mỡ, dần dần sẽ gây thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho xương khớp.
Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? – Ngô (Bắp)
Người bệnh mắc viêm khớp phản ứng nên hạn chế ăn ngô và đồ nếp đã qua chế biến. Do các loại thực phẩm này có chứa các chất gây tình trạng ê buốt, đau nhức ở các khớp xương khi sử dụng.
Rượu, bia và các chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn cản trở hấp thu thuốc vào máu, trực tiếp ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, hàm lượng caffein cao trong cơ thể làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn hơn, yếu hơn và có nguy cơ biến dạng khi viêm khớp nặng. Theo các nghiên cứu, cứ 100mg caffein thì cơ thể có thể mất đi đến 6mg canxi.
Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt kiêng kị không sử dụng rượu bia và hạn chế đồ uống chứa nhiều caffein như cafe, cacao, hay nước chè đặc, nếu không muốn bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm khớp phản ứng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Các loại thực phẩm như cá biển, rau củ quả, chất béo tốt,… nên tăng cường trong chế độ ăn của người mắc viêm khớp phản ứng.
Cá – đặc biệt tốt trong điều trị viêm khớp
Các loại cá biển, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ là sự lựa chọn hàng đầu trong chế độ ăn cho người bị bệnh viêm đa khớp. Đây là loại thực phẩm rất giàu omega 3, 6, 9 – các chất đã được chứng minh về tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và gây ức chế sản sinh cytokine và enzym có hại cho sụn khớp.
Các báo cáo lâm sàng khẳng định rằng, việc uống bổ sung omega 3 làm giảm được tần suất sử dụng thuốc giảm đau ở người bệnh. Bên cạnh đó, cá biển cũng là nguồn cung cấp dồi dào Vitamin D – hoạt chất giúp hấp thu tối đa canxi vào xương và giảm thiểu được những tổn thương do bệnh viêm khớp phản ứng gây ra. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên ăn cá biển ít nhất 3 lần 1 tuần.
Thực phẩm chứa nhiều Beta-caroten
Beta-caroten là tiền chất của vitamin A có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là chống oxy hóa, có thể ngăn cản các gốc tự do tấn công sụn khớp, giúp tổn thương viêm tại ổ khớp nhanh lành và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Beta-caroten có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu đỏ, cam, xanh đậm. Rau cải xanh, rau bina, xà lách, măng tây, khoai lang, cà chua, cà rốt,… là những lựa chọn người bệnh nên tham khảo.
Rau xanh thuộc họ Cải
Bắp cải hay súp lơ xanh cũng là loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyên dùng 2-3 lần/tuần. Chất sulforaphan có trong bông cải xanh giúp ngăn chặn sự hình thành các enzym xúc tác quá trình viêm tại ổ khớp. Hàm lượng lớn các loại vitamin A, C, K cùng canxi, kali, kẽm đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương viêm, từ đó cải thiện được các triệu chứng bệnh.
Tăng cường bổ sung các loại trái cây
Vitamin và khoáng chất phong phú có trong trái cây giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, dự phòng và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Các loại trái cây nên bổ sung vào chế độ ăn cho người bệnh viêm khớp phản ứng là:
- Những loại trái cây mọng nước: dâu tằm, mâm xôi, việt quất,… có chứa nhiều quercetin và rutin – những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng ức chế sự hình thành của phản ứng viêm tại khớp.
- Nho với hàm lượng cao proanthocyanidin và resveratrol. Trong đó, proanthocyanidin giúp giảm hiện tượng nóng đỏ, sưng tấy tại khớp bị viêm, còn resveratrol là chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nồng độ của các chất gây viêm.
- Bơ có chứa folate – hoạt chất giúp sửa chữa tổn thương ở sụn và đầu ổ khớp, giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa xương khớp.
- Trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi,… Lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây này ngoài tác dụng kháng viêm còn tham gia vào quá trình tái tạo xương khớp sau tổn thương và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Trái cây nên nên được bổ sung hàng ngày vào chế độ ăn uống của bệnh nhân. Tuy nhiên cần đảm bảo sử dụng trái cây sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không chứa chất bảo quản.
Các loại gia vị
Không chỉ là gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn mà gừng, nghệ, ớt, tỏi còn được sử dụng như là chất giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Gừng cung cấp nhiều zingerone, axit pantothenic, các nguyên tố vi lượng. Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng khớp bị viêm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng diệt khuẩn mạnh của gừng.
- Nghệ vàng từ lâu đã nổi tiếng vì có chứa curcumin – chất chống oxy hoá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
- Ớt chứa capsaicin – hợp chất thường dùng để điều trị khớp và cơ khi bị đau nhẹ.
- Allicin có trong tỏi được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trong y học cổ truyền, gừng và nghệ được xem như là một vị thuốc bắt buộc trong các bài thuốc chữa viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp phản ứng. Uống trà, dùng làm nước chấm hoặc tẩm ướp thực phẩm… là những cách đơn giản để người bệnh có thể tận dụng được những lợi ích từ các loại gia vị này.
Tuy nhiên chỉ nên dùng gừng, tỏi một lượng vừa phải. Do có tính cay, ấm, khi sử dụng nhiều, các loại gia vị này lại làm tăng cảm giác sưng đỏ do viêm tại ổ khớp.
Dầu oliu cho bệnh nhân viêm khớp phản ứng
Nên dùng dầu oliu để chế biến các món ăn hàng ngày thay thế cho dầu mỡ động vật và các loại dầu ăn thông thường khác. Các chất béo lành mạnh có trong dầu oliu làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Khi sử dụng dầu oliu nên lưu ý không dùng quá 3 thìa 1 ngày, không bảo quản trong tủ lạnh cũng như không đun nấu ở nhiệt độ cao.
Các loại thực phẩm bổ sung canxi
Hơn 90% canxi tập trung ở xương. Khi khớp bị viêm, bổ sung canxi kịp thời hỗ trợ làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Bổ sung canxi tự nhiên từ các loại thực phẩm như:
- Nước hầm sườn và xương ống.
- Các loại hạt họ đậu.
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt chia,…
- Ngũ cốc nguyên cám.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bị viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, ăn gì để mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện bệnh. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định.
Nội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứngThực phẩm chứa nhiều đườngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vậtThịt đỏ không […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứngThực phẩm chứa nhiều đườngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vậtThịt đỏ không […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứngThực phẩm chứa nhiều đườngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vậtThịt đỏ không […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứngThực phẩm chứa nhiều đườngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vậtThịt đỏ không […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp phản ứngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?Muối – gia vị cần kiêng kỵ với bệnh nhân viêm khớp phản ứngThực phẩm chứa nhiều đườngNgười mắc viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Nội tạng động vậtThịt đỏ không […]
Xem chi tiết