Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trong y học hiện đại
Những thang đo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được đề ra nhằm giúp các bác sĩ xác định được một cách chính xác mức độ tổn thương của các khớp xương. Bởi lẽ, viêm khớp dạng thấp do nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên. Nhưng tiêu chuẩn này là thang đo chính xác nhất để xác định hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp
Tất cả bệnh nhân cần được chẩn đoán lâm sàng trước khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu. Những triệu chứng lâm sàng có thể chẩn đoán bằng các quan sát như tình trạng sưng, đỏ,.. hay các các kiểm tra chức năng như khớp đau nhức, khớp bị co cứng,…
Tuy nhiên, quá trình chẩn đoán lâm sàng này gặp khá nhiều khó khăn vì các biểu hiện về cơ bản tương đối giống với nhiều bệnh lý xương khớp khác nên rất dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ nói về 2 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được y học chứng minh và công nhận.
Đây cũng là 2 tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy theo tình trạng bệnh, thời điểm bệnh bộc phát mà các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng tiêu chuẩn nào phù hợp.
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ 1987 (American College of Rheumatology – ACR)
Là một tiêu chuẩn đã được y học hiện đại áp dụng từ rất lâu. Không chỉ được áp dụng tại Việt Nam mà hầu hết các nền y học trên thế giới đều sử dụng, cho thấy mức độ uy tín, chính xác của tiêu chuẩn này.
Các bác sĩ sẽ sử dụng ACR với những trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng viêm khớp, cứng khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể, bệnh đã khởi phát được từ 1,5 tháng. Cụ thể:
- Tình trạng cứng khớp: Thường xuất hiện khi người bệnh lâu không thay đổi tư thế, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào sáng sớm. Cứng khớp khiến các bộ phận không thể cử động được, cố gắng cử động khiến đau nhói khó chịu. Tình trạng sẽ suy giảm khi được massage, xoa bóp sau khoảng 30 – 60 phút. Khoảng thời gian bị cứng khớp này khá quan trọng trong quá trình chẩn đoán.
- Viêm đau ở nhiều vị trí: Thường viêm khớp dạng thấp sẽ không chỉ xuất hiện ở 1 vị trí mà xảy ra cùng lúc nhiều khớp. Viêm đau kèm sưng đỏ, có dấu hiệu tràn dịch khớp ở tối thiểu 3 vị trí: khớp cổ tay, ngón tay, khuỷu tay, cổ chân, bàn ngón chân, gối,…
- Viêm đau khớp bàn tay: Viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở các khớp tay, đặc biệt là khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay,… Nếu người bệnh có dấu hiệu này khả năng cao sẽ mắc viêm khớp dạng thấp.
- Xuất hiện ban đỏ: viêm khớp dạng thấp có thể đi kèm với triệu chứng ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm định lượng các kháng thể IgG kháng peptid citrulline có trong huyết thanh sẽ giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn rất nhiều.
- Chụp X-quang: Chỉ định chụp X-quang điển hình tại vị trí các khớp bàn tay, cổ tay, ngón tay để phát hiện các biểu hiện tổn thương như bào mòn khớp, đầu xương bị khuyết, khe khớp hẹp,…
Đối với tiêu chuẩn chẩn đoán này, nếu bệnh nhân có ít nhất 4 biểu hiện và những biểu hiện này đã kéo dài trên 1,5 tháng thì nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp rất lớn.
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 EULAR (European League Against Rheumatism)
So với ACR, phương pháp này sử dụng cách tính điểm một cách cụ thể hơn, cũng là phương pháp mới nhất được công bố hoàn thiện vào năm 2010. Nhờ vậy mà tiêu chuẩn này sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp cho việc chẩn đoán càng nhanh chóng và chính xác hơn. Những tiêu chí trong EULAR bao gồm:
Viêm tại nhiều vị trí khớp:
- Viêm tại 1 vị trí khớp lớn: 0 Điểm
- Viêm tại 2 – 10 vị trí khớp lớn: 1 Điểm
- Viêm tại 1 – 3 vị trí khớp nhỏ: 2 Điểm
- Viêm tại 4 – 10 vị trí khớp nhỉ: 3 Điểm
- Viêm >10 vị trí khớp, trong đó có ít nhất 1 khớp nhỏ: 5 Điểm
Kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính:
- Kết quả RF và Anti CCP âm tính: 0 Điểm
- Kết quả RF và Anti CCP dương tính thấp: 2 Điểm
- Kết quả PR và Anti CCP dương tính cao: 3 Điểm
Đối với xét nghiệm huyết thanh, yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm tối thiểu một loại xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm yếu tố phản ứng pha cấp:
- Kết quả CRP và tốc độ lắng máu bình thường: 0 Điểm
- Kết quả CRP và tốc độ lắng máu tăng: 1 Điểm
Bệnh nhân cũng cần thực hiện tối thiểu một loại xét nghiệm để hoàn thiện chẩn đoán.
Đo lường thời gian phát sinh biểu hiện bệnh
- Thời gian phát sinh < 1,5 tháng: 0 Điểm
- Thời gian phát sinh > 1,5 tháng: 1 Điểm
Tổng kết: Nếu bệnh nhân sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trên, các bệnh nhân có điểm từ 6 trở lên có nguy cơ viêm khớp dạng thấp rất cao.
Những kết quả xét nghiệm sẽ có thể thay đổi, vì thế cần sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ điều trị. Hơn nữa, tiêu chuẩn chẩn đoán này cũng có thể phát hiện sớm các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp mà không phải viêm khớp dạng thấp nên cũng cần đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh các chẩn đoán lâm sàng, nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải sử dụng đến chẩn đoán cận lâm sàng để chắc chắn và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng là việc sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu kết hợp với kỹ thuật hình ảnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Các kỹ thuật này bao gồm:
Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cơ bản
Quy trình xét nghiệm cần tuân theo thứ tự, từ các kỹ thuật cơ bản đến chuyên sâu. Xét nghiệm cơ bản chính là nền tảng đầu tiên phục vụ cho việc chẩn đoán. Các xét nghiệm này bao gồm:
- Xét nghiệm đo lường tốc độ lắng máu
- Xét nghiệm đo thông số tế bào ngoại vi
- Xét nghiệm protein phản ứng C độ nhạy cao
- Xét nghiệm chức năng phổi, gan
- Đo điện tâm đồ
Xét nghiệm Anti – CCP
Là một xét nghiệm với mục đích định lượng kháng thể IgG kháng peptid citrulline mạch vòng trong huyết thanh. Anti – CCP thường được chỉ định cùng với xét nghiệm RF.
Hoặc khi xét nghiệm RF có kết quả âm tính nhưng bệnh nhân vẫn có các dấu hiệu như viêm đau ở các khớp, viêm khớp đối xứng. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như sốt cao kèm viêm đau các khớp; đau kèm nóng ran ở các khớp bàn tay,…
Xét nghiệm RF
RF – Xét nghiệm đo yếu tố dạng thấp là một trong những xét nghiệm điển hình đối với bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp. Phương pháp này sẽ được chỉ định dành cho những đối tượng bệnh nhân có những biểu hiện như: đau khớp, sưng khớp, nóng khớp, cứng khớp đặc biệt là vào lúc sáng sớm; xuất hiện nốt đỏ dưới da,…
Xét nghiệm sẽ có mục đích kiểm tra sự xuất hiện của các kháng thể RF có trong máu. Đây là một loại kháng thể sinh ra bởi hệ miễn dịch cơ thể. Chúng là kháng thể tự sinh và có thể tấn công vào các mô bình thường vì không phân biệt được mô cơ thể và các protein ngoại biên xâm nhập.
Người bình thường có chỉ số kháng thể RF ở mức 12U/ml, tuy nhiên khi chỉ số này có dấu hiệu tăng lên, tức có nguy cơ gây ra viêm khớp dạng thấp.
Chụp X-quang
Để phát hiện ra những tổn thương bên trong sụn khớp, không thể bỏ qua kỹ thuật chụp X-quang. Không chỉ đối với bệnh nhân nghi ngờ viêm khớp dạng thấp mà nghi ngờ mắc các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp đều được chỉ định thực hiện.
Kết hợp kết quả chụp X-quang cùng các xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ có cái nhìn khách quan, đa chiều và chính xác nhất về mức độ bệnh lý bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng ca bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được áp dụng trong nhiều nền y học tiên tiến hàng đầu thế giới nên đã được kiểm chứng về độ chính xác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn dựa trên nhận định tại thời điểm chẩn đoán của các bác sĩ chuyên gia. Vậy nên, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nội dung chínhTiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấpTiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ 1987 (American College of Rheumatology – ACR)Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 EULAR (European League Against Rheumatism)Kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàngXét […]
Xem chi tiết