Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ
Chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến cho triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần nắm rõ viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Nên ăn gì? để điều chỉnh việc ăn uống cho hợp lý
Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Thực tế cho thấy, việc ăn uống các loại thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng mức độ nóng rát, tê cứng, kích thích phản ứng viêm tại ổ khớp và làm tăng tốc độ hư hại mô sụn. Người bị viêm đa khớp dạng thấp cần kiêng một số loại thức ăn và đồ uống không có lợi cho tiến triển của bệnh, cụ thể như sau:
Đồ ăn chế biến sẵn
Đa phần các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, thịt xông khói,… đều chứa hàm lượng lớn các chất béo, natri và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe. Các thành phần này tích tụ nhiều còn làm tăng mức độ đau nhức và khiến tổn thương lâu lành hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn chế biến sẵn thường xuyên còn gây thừa cân, béo phì. Hậu quả là làm gia tăng áp lực lên ổ khớp, đẩy nhanh tốc độ lão hoá xương.
Thay vào đó, người bệnh nên dùng các món ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu tươi sống để nâng cao sức khoẻ và tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Bổ sung đủ lượng protein cần thiết giúp tái tạo cấu trúc sụn và tăng độ dẻo dai, đàn hồi cho xương khớp. Tuy nhiên, việc dư thừa protein trong cơ thể lại có thể ảnh hưởng xấu đến tiến triển của bệnh.
Thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… thường có hàm lượng chất béo bão hòa rất cao. Sử dụng các loại thực phẩm này nhiều hơn 3 lần/1 tuần có thể làm tăng nồng độ axit uric máu, kích thích các phản ứng viêm.
Cà phê và các chất kích thích
Cà phê và các chất kích thích đều có chứa một lượng caffeine nhất định, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc bệnh viêm đa khớp nói chung. Caffeine mặc dù là thành phần giúp não bộ tỉnh táo và hoạt động tốt, nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến các tổn thương ở xương khớp.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, các loại thức uống chứa nhiều caffeine khiến cơ thể giảm hấp thu và tăng đào thải canxi qua thận, làm giảm mật độ xương.
Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể và là thành phần chính của hệ thống xương khớp. Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương và thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Đồ uống có chứa cồn
Rượu, bia, các loại nước lên men, cocktail,… làm giảm khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể người mắc viêm đa khớp dạng thấp thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết và suy giảm dần hệ miễn dịch theo thời gian.
Thực phẩm chứa quá nhiều đường
Một số nghiên cứu của đại học Oxford (Anh) cho thấy: việc dùng quá nhiều đường làm tăng đường huyết, gây tích mỡ, béo phì và là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu bao xung quanh các ổ khớp.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để quá trình viêm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp tiến triển ra nhanh hơn. Thực tế lâm sàng cho thấy, sử dụng nhiều bánh kẹo, nước uống có gas làm tăng triệu chứng tê cứng, viêm đau ở ổ khớp. Người bệnh nên thay thế đường bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, siro lúa mạch.
Thực phẩm có quá nhiều muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày, nhưng việc ăn quá nhiều muối và các loại đồ ăn chứa nhiều muối lại gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp và tăng áp lực cho thận.
Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới tình trạng thiếu hụt kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Đây là nguyên nhân gây loãng xương, sỏi thận và nhiều rối loạn khác, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất phụ gia
Các thành phần gia vị, chất phụ gia trong thức ăn khi có quá nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của dạ dày, đường ruột và thận, gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Dung nạp thức ăn chứa quá nhiều gia vị bột ngọt, tiêu, ớt, các chất bảo quản,… gây tích tụ axit uric trong máu, kích thích các phản ứng viêm khiên cho tình trạng viêm ở hệ thống xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
Hạn chế các thực phẩm giàu axit oxalic và omega 6
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh viêm khớp nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu axit oxalic và omega-6. Nguyên nhân là do những chất này ngăn cản sự hấp thu canxi vào xương khớp, gây thoái hoá sụn và làm tăng tích tụ sỏi ở thận. Thực phẩm có chứa hàm lượng axit oxalic và omega-6 cao có thể kể đến là bơ đậu phộng, dầu bắp, dầu hạt điều,…
Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Các thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm có nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, snack,… là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Ở những bệnh nhân viêm khớp bị thừa cân, béo phì, thời gian điều trị bệnh thường dài hơn và các triệu chứng bệnh cũng thường trầm trọng hơn các bệnh nhân kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Thực phẩm làm từ bột mì trắng
Người bệnh nên hạn chế sử dụng bột mì và các sản phẩm chế biến từ bột mì như lúa mì tinh chế, bánh mì trắng,… Sở dĩ, khi khớp bị viêm, ăn nhiều bột mì trắng có thể gây tăng đường huyết. Lượng glucose dư thừa khi đường huyết tăng sẽ liên kết với protein trong cơ thể tạo ra phản ứng glycation kích thích quá trình viêm tại ổ khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên tăng cường các thực phẩm dưới đây:
Rau xanh, trái cây tươi
Rau quả và trái cây tươi chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi viêm khớp dạng thấp nên ăn gì.Trong rau quả và trái cây tươi có chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là các chất chống oxy hóa, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Súp lơ xanh, bắp cải, đậu bắp hay cam, bưởi, ổi,… là những loại rau củ, trái cây mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Thay thế tinh bột trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cốc bao gồm yến mạch, gạo lứt, đậu nành,… Nguồn thực phẩm này chứa nhiều vitamin nhóm B, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp làm giảm nồng độ protein trong máu, nhờ vậy mà giảm được các triệu chứng sưng đỏ, đau rát do viêm đa khớp dạng thấp gây ra.
Sử dụng nguồn protein ít chất béo
Các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng nhiều cá, thịt nạc, thịt gà và đậu để bổ sung protein trong chế độ ăn hàng ngày. Những loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ,… rất giàu acid béo hệ omega-3. Ngoài ra, sử dụng dầu cá cũng có thể giúp loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm triệu chứng đau nhức của bệnh.
Sử dụng các thực phẩm giàu beta-caroten
Cà chua, cà rốt, củ dền,… tốt cho người bị viêm đa khớp dạng thấp nhờ hàm lượng lớn lycopen và chất carotenoid chống oxy hóa. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu beta-caroten đã được ghi nhận là làm giảm đáng kể các chất gây ra phản ứng viêm tại ổ khớp.
Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin
Một số loại vitamin như vitamin E, vitamin C, vitamin D có tác dụng chống oxy hóa nổi bật, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Các loại nấm, đậu tương, giá đỗ, mầm lúa mạch, mè đen,… rất giàu các vitamin, vừa nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, vừa có tác dụng giảm đau chống viêm.
Bổ sung các loại hạt tốt cho sức khỏe
Các loại hạt như hạt dẻ, hạt chia, hạt óc chó,… chứa hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, canxi, vitamin E. Các hoạt chất này giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, hỗ trợ điều trị tổn thương viêm và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
Axit béo omega-3 trong hạt lanh và hạt chia đã được chứng minh là có lợi cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chất béo tốt này có tác dụng chống viêm nên giúp giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị tổn thương viêm.
Đảm bảo đủ 2 lít nước một ngày
Việc uống đủ nước cho cơ thể không chỉ tốt cho người khỏe mạnh mà còn giúp bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cân bằng điện giải, thanh nhiệt và thúc đẩy nhu động ruột. Từ đó hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị viêm đa khớp dạng thấp.
Báo cáo lâm sàng của các chuyên gia xương khớp cho biết: người bệnh uống ít hơn 1 lít nước mỗi ngày thường xuất hiện các triệu chứng như: tê cứng, sưng nóng, viêm đỏ khớp ở mức độ nặng hơn so với người uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Vì vậy, ngoài nước lọc thông thường, người mắc viêm đa khớp dạng thấp cũng có thể bổ sung trà, nước ép từ trái cây, rau củ vào chế độ ăn uống.
Lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính khó chữa, có tính chất hệ thống và tiến triển dai dẳng. Xây dựng một chế độ ăn hợp lý giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, làm giảm các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi, tái tạo mô sụn.
Tuy nhiên khi ăn, uống cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ăn đủ thức ăn trong mỗi bữa ăn, có bữa chính và các bữa phụ. Tránh tình trạng ăn không đúng giờ, bỏ bữa hoặc ăn uống quá mức.
- Giữ tinh thần thư giãn và không nên kiêng khem quá mức. Điều này gây phản ứng ngược, có thể khiến cân nặng sụt giảm, sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian.
- Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần thiết lập thói quen sinh hoạt và luyện tập thể dục, thể thao khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Chú ý giữ ấm, nhất là vào mùa đông để cải thiện triệu chứng bệnh.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Bị viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Nên ăn gì”. Hy vọng, qua những thông tin này, người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể dễ dàng thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe của bản thân.
Nội dung chínhBệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Đồ ăn chế biến sẵnThực phẩm chứa nhiều proteinCà phê và các chất kích thíchViêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Đồ uống có chứa cồnThực phẩm chứa quá nhiều đườngThực phẩm có quá nhiều muốiThực phẩm chứa nhiều gia vị, chất phụ […]
Xem chi tiết