Đau khớp háng có nên đi bộ không? [Cập nhật chi tiết]
Đau khớp háng có nên đi bộ không? Đây có phải cách để rèn luyện cơ thể, cải thiện sức khỏe với người đau khớp háng hay không? Những thông tin thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Đau khớp háng có nên đi bộ không?
Đau khớp háng có nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi đau khớp háng có nên bị bộ không, bạn cần hiểu rõ về hiện trạng, mức độ đau của bản thân để xử lý phù hợp.
Khớp háng là bộ phận được liên kết với chân, lưng và vai để tạo sự liên kết vững chắc và làm điểm tựa cho cơ thể. Từ đó tạo nên sự điều khiển các chi dưới và truyền lực lên giúp vai và lưng chống đỡ những vật nặng khi thực hiện các động tác khuân, vác,… .
Quá trình lão hóa và chấn thương phần sụn khớp do nhiều tác động cả về thời gian và sức nặng sẽ khiến bạn cảm thấy vùng háng, các khớp đùi và phần thắt lưng, mông xuất hiện các cơn đau nhức.
Biểu hiện này cảnh báo bạn đã mắc chứng đau khớp háng và cần có phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp nặng có thể cần đến sự nắn chỉnh xương khớp của bác sĩ có chuyên môn.
Tình trạng đau ở háng sẽ xuất hiện từng cơn, những cơn đau này sẽ diễn ra ở khớp háng bên phải hoặc bên trái thậm chí xảy ra đồng thời ở cả hai bên.
Khi cơ thể liên tục phải cử động nhiều, phải đứng lâu hoặc bê vác sai tư thế sẽ càng khiến phần khớp háng đau nhức, thậm chí là tê cứng. Điều này gây ảnh hưởng không ít đến các sinh hoạt thường ngày. Đau khớp háng có nên đi bộ hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng và tần suất đi bộ.
Ở giai đoạn khởi phát khi tần suất cơn đau còn thưa, người bệnh thường có triệu chứng khó khăn khi đi lại, tập tễnh, chân tê mỏi, đau nhức. Lúc này người bệnh có thể thực hiện đi bộ để cải thiện tình trạng sức khỏe, rèn luyện phần cơ khớp háng. Kết hợp đi bộ với các bài tập nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho tình trạng bệnh xương khớp của bạn.
Trong giai đoạn này việc đi bộ giúp:
- Tăng cường sức khỏe cho vùng cơ khớp, chống loãng xương và giòn xương
- Cải thiện tư thế, giúp cột sống linh hoạt và khỏe mạnh, tăng cường sức mạnh cơ bắp ở chân, vùng hông, thân và bàn chân.
- Khi đi bộ đi thẳng người giúp định hình cột sống thẳng, thư giãn các khớp cơ, háng…
- Việc đi bộ tác động vào cơ thể giúp tăng cường chất dịch khớp, cung cấp dưỡng chất nuôi sụn khớp.
Ở giai đoạn bệnh có chuyển biến phức tạp và nặng hơn, tần suất các cơn đau xuất hiện dày đặc kể cả khi không cử động. Người bệnh ở giai đoạn này thường không thể xoay người, gập người, các khớp háng bị cứng. Đây là những biểu hiện vô cùng nguy hiểm và nên sớm đến gặp bác sĩ cơ xương khớp giỏi để có phương pháp điều trị phù hợp.
Việc đau khớp háng có nên đi bộ trong giai đoạn này thì câu trả lời là không, hãy chờ tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ.
Lưu ý gì với người bị đau khớp háng khi đi bộ?
Đau khớp háng có nên đi bộ, chỉ thực hiện khi bệnh đang trong giai đoạn đầu. Trong quá trình đi bộ, khớp gối và háng chịu nhiều tác động nhất. Đi bộ tuy là hình thức vận động rất nhẹ nhàng nhưng có những đặc điểm người bệnh cần nắm để hiểu rõ cơ chế và ngăn ngừa tác động tiêu cực.
Để có thể thực hiện việc đi bộ an toàn, hiệu quả, cải thiện được bệnh, người tập luyện nên ghi nhớ:
- Đi bộ với giày thể thao vừa chân, có tính mềm mại, có độ đàn hồi và ma sát, tránh xảy ra các hiện tượng trơn trượt trong quá trình di chuyển và hạn chế chèn ép ngón chân do giày chật.
- Khởi động các khớp cơ xương và làm nóng cơ thể trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
- Lựa chọn địa điểm đi bộ bằng phẳng, dễ đi có bóng cây xanh, để tránh trường hợp thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt đi bộ tại không gian yên tĩnh sẽ tốt hơn.
- Có thể lựa chọn việc luyện tập tại nhà với máy đi bộ, tuy nhiên cần lưu ý điều chỉnh các mức độ sao cho phù hợp với thể trạng, tình hình bệnh.
- Đau khớp háng có nên đi bộ, tuy nhiên tuyệt đối không lựa chọn địa hình nhiều đá sỏi, trơn trượt, ẩm ướt, có dốc cao vì như vậy dễ gây ra tác động tiêu cực tới xương khớp và tai nạn không mong muốn.
- Không đi bộ quá lâu, chỉ thực hiện đi bộ nhẹ nhàng tối đa 30 – 35 phút mỗi ngày.
- Duy trì bước đi và tốc độ đi trong quá trình đi bộ sao cho phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể, không quá nhanh, bước đi quá mạnh…
- Chia nhỏ khoảng thời gian đi bộ trong ngày, mỗi lần 10 – 15 phút là tốt nhất, giúp phần khớp háng được dẻo dai, lấy lại sự chắc khỏe.
- Dừng ngay khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, đau nhức, cơ cứng xương khớp…
- Bổ sung nước đầy đủ trong suốt quá trình thực hiện đi bộ.
Việc duy trì thói quen đi bộ hàng ngày giúp xương khớp linh hoạt, sản sinh dịch khớp và nuôi dưỡng từ bên trong, đẩy lùi mọi triệu chứng đau khớp háng.Khi có bất cứ dấu hiệu nào khác thường, cơ thể cảm thấy đau nhức, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn điều trị đúng cách. Đau khớp háng có nên đi bộ không sẽ được các chuyên gia phân tích và hướng dẫn chi tiết.