Viêm Khớp Phản Ứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm khớp phản ứng là một căn bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi và làm suy giảm chất lượng đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng trầm trọng. 

Viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp phản ứng còn gọi là viêm khớp vô khuẩn. Đây là tình trạng viêm khớp thứ phát xuất hiện do nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp như hệ tiết niệu, bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa…

Căn bệnh này mang tính hệ thống và có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể không chỉ ở khớp mà còn ở đại tràng, niệu đạo, kết mạc…

Viêm khớp phản ứng là bệnh lý thường xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi và nam giới sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Bệnh lý này thường hiếm gặp ở người cao tuổi và trẻ em. 

Viêm khớp phản ứng còn được gọi là viêm khớp vô khuẩn
Viêm khớp phản ứng còn được gọi là viêm khớp vô khuẩn

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh viêm khớp phản ứng vẫn chưa được y học xác định rõ ràng. Có đến 20% các trường hợp mắc bệnh không tìm được nguyên nhân. 

Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra bởi một số yếu tố dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cơ quan sinh dục do các vi khuẩn gây ra như Chlamydia, Trachomatis…
  • Nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa do vi khuẩn Shigella, Borrelia, Yersinia…
  • Nhiễm các loại virus như viêm gan B, HIV, Rubella…
  • Mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh lao hệ thống, bệnh crohn…
  • Một số yếu tố gây bệnh khác như di truyền, cơ thể tồn tại kháng nguyên bạch cầu HLA-B27…

Triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng

Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, một thời gian sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các dấu hiệu bệnh sẽ có sự khác nhau. 

Người bệnh có thể nhận biết viêm khớp phản ứng thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Xảy ra tình trạng đau và cứng khớp ở một bên của cơ thể, thường xuất hiện ở khớp gối, khớp mắt cá chân, khớp bàn chân. Tình trạng này kéo dài dai dẳng, thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Ngón tay, ngón chân bị sưng phồng một cách bất thường. Người bệnh bị viêm các phần mềm xung quanh khớp như viêm bao gân, viêm gân cơ… Các khớp cột sống, khớp vai, khớp chậu cũng bị tác động. 
  • Bệnh sẽ khiến kết mạc của người bệnh bị viêm đỏ, ngứa và nóng mắt. Người bệnh sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, đau hốc mắt, viêm loét giác mạc, kết mạc.
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, số lần đi tiểu nhiều hơn thông thường. Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. 
  • Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, miệng và lưỡi bị lở, phát ban lòng bàn chân. 

Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng trên thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Một số trường hợp bị viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, tái phát nhiều lần và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tinh thần của người bệnh. 

Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?

Viêm khớp phản ứng khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và vận động hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh gây ra các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, suy nhược, sốt và sẽ khiến suy nhược chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nếu người bệnh không tiến hành điều trị dứt điểm thì các cơn đau sẽ hành hạ bạn trong một thời gian dài. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính gây nhiều rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt và rất khó điều trị. 

Viêm khớp phản ứng sẽ gây đau nhức kéo dài dai dẳng
Viêm khớp phản ứng sẽ gây đau nhức kéo dài dai dẳng

Bên cạnh đó, viêm khớp phản ứng còn gây ra một số biến chứng đáng lo ngại cho cơ thể như:

  • Gây hóa sừng trong lòng bàn tay, bàn chân và đầu.
  • Gây ra tình trạng viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bồ đào. Người bệnh cảm thấy đau nhức hốc mắt và rất sợ ánh sáng.
  • Viêm nhiễm tuyến tiền liệt, bao quy đầu, bàng quang.
  • Tiểu mủ vô khuẩn, tiểu máu vi thể, viêm niêm mạc lưỡi và miệng. 

Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?

Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh như:

  • Xét nghiệm tốc độ lắng máu trong cơ thể.
  • Kiểm tra sự tồn tại của kháng nguyên HLA-B27
  • Chụp X quang các cơ khớp bị ảnh hưởng.
  • Kiểm tra dịch bên trong cơ thể. 

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị theo các phương pháp như Tây y, vật lý trị liệu… 

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Trong hầu hết trường hợp mắc bệnh viêm khớp phản ứng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y. Thuốc sẽ giúp giảm đau và khả năng hồi phục nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê toa sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc được chỉ định sử dụng để nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau nhức ở các khớp như Acetaminophen, Floctafenine…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả do bệnh gây ra. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Ibuprofen, aspirin, naproxen,…
  • Thuốc corticoid: Thuốc thường được kê toa sử dụng cho những trường hợp viêm khớp nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm vào khớp để giảm viêm và phục hồi chức năng.
  • Thuốc kháng sinh: Phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho phù hợp.
  • Thuốc chặn hoại tử khối u TNT: Thuốc có công dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh như cứng khớp, sưng viêm, đau nhức.
  • Một số loại thuốc khác: Các loại thuốc như infliximab, etanercept sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê toa điều trị cho những trường hợp mắc bệnh viêm khớp phản ứng. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm căng cứng khớp. 

Đối với việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ như uống thuốc đúng liều lượng, uống đúng giờ, không được lạm dụng cũng như bỏ thuốc giữa chừng. 

Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân có khả năng phục chức năng vận động của khớp, ngăn ngừa các biến chứng như teo khớp, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động. 

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tập luyện các bài tập vật lý trị liệu giúp nâng cao chức năng của các cơ quanh khớp để hỗ trợ khớp vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, các bài tập sẽ được hướng dẫn phù hợp với từng mức độ bệnh nặng hay nhẹ của người tập. Do đó, không có một bài tập vật lý trị liệu cụ thể nào dành cho tất cả bệnh nhân.

Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh thư giãn, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm
Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh thư giãn, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm

Tốt nhất, bệnh nhân nên tập luyện đều đặn thường xuyên mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khớp cũng như làm lành những tổn thương ở khớp. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng phương pháp trị liệu chườm nóng hoặc chườm lạnh để đẩy lùi tình trạng co cứng khớp và giảm sưng đau nhanh chóng. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng của bệnh bằng các dược liệu thiên nhiên tại nhà. Các dược liệu này có công dụng giảm viêm, giảm đau và kháng khuẩn tự nhiên.

Tỏi

Tỏi được sử dụng vừa làm gia vị vừa là một bài thuốc chữa bệnh rất hay. Đối với người bị viêm khớp, tỏi cung cấp nhiều hoạt chất như allicin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tại khớp, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và tăng cường sụn khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bạn ngâm 1 ký tỏi cùng với 2 lít rượu. 
  • Đậy kín nắp bình rồi ngâm trong vòng 2 tuần là có thể sử dụng. 
  • Bạn lấy một ít rượu tỏi xoa bóp lên vùng bị viêm, massage nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu. 

Gừng

Có rất nhiều dược liệu thiên nhiên chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hiệu quả, trong đó có gừng. Tình trạng đau nhức, sưng viêm, nhiễm khuẩn sẽ thuyên giảm khi người bệnh dùng các bài thuốc điều trị từ gừng.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng khoảng 300g gừng tươi rồi giã nát, sau đó bọc vải lại.
  • Đun nước sôi và cho bọc gừng vào, lấy ra rồi vắt khô khăn. 
  • Dùng khăn đắp lên vùng khớp bị đau sưng viêm. 
Gừng là một thảo dược có thể điều trị viêm khớp phản ứng
Gừng là một thảo dược có thể điều trị viêm khớp phản ứng

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng chữa trị đối với trường hợp nhẹ, chưa có những triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên lạm dụng cách điều trị này mà cần kết hợp với các biện pháp y khoa khác. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng, mọi người cần phải chú ý một số điều dưới đây:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện độ linh hoạt cho xương khớp. 
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ đúng tư thế khi đi, đứng, nằm, ngồi.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày phải bổ sung đầy đủ chất giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng. 
  • Người bệnh nên ăn chín uống sôi để tránh tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa, hô hấp thì kịp thời thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm. 

Bài viết trên đã mang đến cho bạn thông tin tổng hợp về bệnh viêm khớp phản ứng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết triệu chứng bệnh và kịp thời can thiệp để đẩy lùi các triệu chứng. 

Câu hỏi thường gặp
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?

Nội dung chínhViêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứngViêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?Chữa bệnh bằng thuốc Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàCách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản […]

Xem chi tiết
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhViêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứngViêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?Chữa bệnh bằng thuốc Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàCách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản […]

Xem chi tiết
Viêm khớp phản ứng có hết không? Câu trả lời của bác sĩ

Nội dung chínhViêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứngViêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?Chữa bệnh bằng thuốc Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàCách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản […]

Xem chi tiết
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhViêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứngViêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?Chữa bệnh bằng thuốc Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàCách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản […]

Xem chi tiết
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Nội dung chínhViêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứngViêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?Chữa bệnh bằng thuốc Tây yVật lý trị liệuMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàCách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản […]

Xem chi tiết
Cách chữa Viêm Khớp Phản Ứng
Thuốc chữa Viêm Khớp Phản Ứng
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?