Viêm Khớp Tay
Viêm khớp tay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đau mỏi, mất sức khiến mọi sinh hoạt trong cuộc sống bị cản trở, bất lực. Nguyên nhân gây nên chứng bệnh viêm khớp tay là gì, làm cách nào để cải thiện và điều trị bệnh.
Viêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nào
Viêm khớp tay là tình trạng đau nhức, mỏi, mất khả năng cử động ở các bộ phần trên cánh tay và bàn tay. Các khớp bị bào mòn do thoái hóa, sụn khớp bị tổn thương hay nhiễm trùng ổ khớp. Tình trạng viêm đau có thể xuất hiện ở hầu hết các khớp bộ phận:
- Khớp cổ tay
- Khớp ngón tay
- Khớp khuỷu tay
- Khớp cánh tay
Bị viêm khớp tay khiến các khớp bị cứng lại, khó xoay trở, khó vận động. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng không thể tránh khỏi các biến chứng như: Mất chức năng cầm nắm, vận động, tàn tật vĩnh viễn; teo cơ; bàn tay, cánh tay bị biến dạng;…
Nguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặp
Thực tế, có rất nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên chứng viêm đau tay, cụ thể như:
Tuổi tác
Có thống kê đã chỉ ra rằng, ở độ tuổi > 70, có ít nhất 26% nữ giới và 13% nam giới mắc chứng đau khớp tay. Xương khớp sẽ bị lão hóa theo thời gian, đó là lý do vì sao người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh về đau xương khớp.
Khi mật độ canxi suy giảm, xương trở nên yếu và tổn thương hơn. Các sụn khớp cũng qua một thời gian dài cọ xát vào nhau, bị bào mòn, có thể hình thành các gai xương, gây viêm đau.
Từ sau 40 tuổi, chúng ta sẽ bắt đầu nhận thấy các biểu hiện của viêm đau, sưng tấy, suy giảm chức năng xương khớp.
Chấn thương
Chấn thương do tác động cơ học, vật lý bên ngoài là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp tay điển hình nhất. Chấn thương có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, tại bất kỳ bộ phận nào và gây ra những hậu quả khôn lường.
Ở mức độ nhẹ, chấn thương có thể khiến bong gân, viêm gân, viêm điểm bám gân; nặng hơn có thể khiến viêm khớp, gãy hoặc rạn xương khớp. Bởi vì tay là bộ phận linh động và đảm nhiệm nhiều chức năng vận động đối với con người.
Do vậy, chấn thương tay rất dễ xảy ra, ví dụ một số trường hợp như: cầm vật nặng, chống tay, kéo đẩy,…
Tính chất công việc
Một số công việc được nhận định là có nguy cơ gây viêm khớp tay do thói quen hoặc tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ, dân văn phòng thường xuyên dùng máy tính, nhân viên xưởng sản xuất, vận động viên thể thao,… Những thao tác công việc sử dụng tay với tần suất lớn khiến các khớp xương vận động quá sức rất dễ xảy ra tình trạng viêm đau.
Tư thế sinh hoạt
Tương tự như tính chất công việc, một vài tư thế sinh hoạt sử dụng tay hàng ngày nếu lặp lại mỗi ngày cũng sẽ khiến khớp tay bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ như thói quen nằm nghiêng đè lên tay hay thói quen chống tay. Những thói quen này ban đầu không có gì bất thường nhưng mỗi ngày một chút, khớp xương sẽ bị tổn thương một cách từ từ.
Di truyền
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, bệnh lý thoát vị đĩa đệm, đau khớp gối, khớp tay… đều có thể di truyền. Những người có bố mẹ, người thân trong gia đình có tiền sử các vấn đề xương khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Giới tính
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ giới có tỉ lệ mắc viêm khớp tay nói riêng và gặp các vấn đề khác liên quan đến xương khớp nhiều hơn so với nam giới, con số này xấp xỉ là 60 : 40. Đặc biệt, đau khớp tay khi mang thai và sau thai kỳ chiếm tỉ lệ rất lớn.
Lý giải điều này có thể là do tính chất xương của phụ nữ yếu hơn, kém chắc khỏe hơn so với nam giới. Khi mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết, nhiều khớp xương phải chịu áp lực mạnh do tăng cân nên bị tổn thương, đặc biệt là khớp gối.
Nhiễm khuẩn ổ khớp
Rất nhiều loại vi khuẩn có hại có thể là nguyên nhân khiến ổ khớp bị viêm gây nên tình trạng đau nhức. Những loại vi khuẩn này có thể xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua viêm nhiễm ngoài da hoặc di chuyển từ dịch máu qua màng khớp tấn công khớp xương. Một số loại vi khuẩn gây viêm trực tiếp. Một số khác lại kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, gián tiếp gây nên viêm khớp tay.
Môi trường sống, đề kháng yếu khiến cơ thể mất khả năng chống lại với những sự tấn công từ bên ngoài. Điều này có thể là nguyên nhân bệnh khởi phát, cũng có thể là tác nhân kéo dài quá trình điều trị.
Hội chứng ống cổ tay
Đây là tình trạng gặp phải ở khớp cổ tay. Là hiện tượng các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép do các gân gấp bị sưng hoặc do cổ tay gấp duỗi không đúng tư thế một cách thường xuyên.
Hội chứng ống cổ tay khiến các dịch tiết xung quanh dây thần kinh bị rối loạn thiểu dưỡng. Lâu dần sẽ xảy ra tình trạng đau, nhức, mỏi, sưng viêm ở khớp cổ tay.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, viêm khớp tay cũng có thể là hậu quả của các chứng viêm khớp toàn thân như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp vẩy nến,…
Nhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?
Tùy vào mức độ bệnh mà mỗi trường hợp sẽ có những biểu hiện khác nhau, điển hình là các triệu dưới đây:
- Đau nhức: Xuất hiện ở hầu hết các cấp độ bệnh, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện khi cử động tay hoặc bất cứ lúc nào. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi đêm, đau âm ỉ kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Những trường hợp nặng, cơn đau có thể dữ dội, đau đến mức mất ngủ.
- Sưng đỏ: Biểu hiện sưng đỏ ở các khớp tay rất dễ phát hiện. Sưng có thể kèm theo đỏ da hoặc không, khi sờ vào vị trí sưng cảm thấy khớp cứng. Đau khớp tay phải hay đau khớp tay trái đều khiến hai tay bị mất cân đối, rất dễ nhìn thấy.
- Nóng ran vùng khớp: Triệu chứng này cho thấy các vị trí viêm đã tiến triển lên một cấp độ nặng hơn. Không chủ là đau nhức thông thường mà các khớp bị viêm có dấu hiệu nóng ran và lan rộng ra các vùng xung quanh.
- Cứng khớp, hạn chế phạm vi hoạt động: Các khớp khi bị đau sẽ rất khó khăn khi cử động. Với các khớp cánh tay, cổ tay sẽ không thể xoay tròn như bình thường mà chỉ giới hạn ở một góc nhỏ hơn. Các ngón tay cũng không thể gập lại hoàn toàn. Đau khi xoay cánh tay, khuỷu tay, các đầu ngón tay.
- Phát ra âm thanh khi cử động khớp: Một vài trường hợp khi xoay trở các khớp sẽ phát ra tiếng động cót két hoặc lục cục. Tiếng động có thể kèm theo cảm giác đau hoặc không. Trường hợp không có cảm giác đau chưa chắc chắn có bị viêm đau khớp tay hay không nhưng cũng cần theo dõi thêm một thời gian.
Cách điều trị viêm khớp tay như thế nào?
Viêm khớp tay về cơ bản cũng sẽ được chỉ định điều trị tương tự như các trường hợp viêm đau xương khớp khác, cụ thể những biện pháp điều trị như sau.
Chữa viêm khớp tay bằng mẹo dân gian
Sưng tấy, viêm đau ở các vị trí khớp không phải là một căn bệnh mới hay hiếm gặp. Từ xưa, để đối phó với căn bệnh này, nhiều thế hệ cha ông đã tìm ra và lưu truyền những bài thuốc dân gian. Nguyên liệu cho các bài thuốc rất dễ tìm, chi phí lại rẻ nên được rất nhiều người sử dụng.
- Lá lốt: Phơi khô lá lốt, đem sắc nước uống sau khi ăn tối, nên uống khi nước còn hơi ấm. Thực hiện uống liên tục trong 10 ngày.
- Ngải cứu: Sơ chế sạch lá ngải cứu tươi, cho lên chảo nóng sao khô cùng 2 chén rượu trắng. Khi hỗn hợp còn ấm nóng thì cho vào khăn vải mỏng đắp lên vùng khớp tay bị đau. Đến khi hết ấm có thể sao lại, đắp thêm 1 – 2 lần nữa.
- Gừng: Gừng tươi rửa sạch, đập dập cho vào đun với nước và một chút muối hạt. Khi nước còn ấm thì dùng để ngâm ngón tay, cổ tay. Ngâm trong khoảng 15 – 30 phút.
- Cà tím: Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, thái lát. Sau khi đun sôi 1 nồi nước thì cho cà tím vào đun cùng và đậy kín nắp khoảng 5 – 10 phút. Để nguội, lọc bỏ bã, lấy phần nước đun uống trước mỗi bữa ăn trong ngày.
- Rễ cây trinh nữ: Đem rửa sạch, để ráo, thái mỏng. Cho vào chảo nóng sao cùng rượu trắng. Khi đã sao khô thì mang đi sắc nước uống trong ngày.
Thuốc Đông y
An toàn và lành tính như các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên thuốc Đông y lai có ưu điểm vượt trội hơn là được kết hợp từ nhiều cây thuốc quý. Không chỉ có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng viêm đau khớp tay mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm suy nhược.
Bệnh nhân có thể dùng một số bài thuốc sau đây theo chỉ định của bác sĩ:
- Bài thuốc số 1: Lá lốt, địa hoàng, cây bao kim, nam ngưu tất, hà thủ ô, cây mắc cỡ, quế bì.
- Bài thuốc số 2: Khương thanh, sinh khương, lan căn, đại táo, đương quy, phụ tử, xích thược, cam thảo, hoàng kỳ, củ nghệ.
- Bài thuốc số 3: liễu quế, mộc tặc ma hoàng, tri mẫu, cam thảo, mã kế, nhị bảo hoa. phòng phong, giản hoa.
Thuốc Tây y
Với công dụng cải thiện cơn đau nhanh chóng, kịp thời, bệnh nhân đau khớp tay cũng không thể bỏ qua các loại thuốc Tây y trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ vì thường các loại thuốc này sẽ có kèm theo nhiều phản ứng phụ ngoài ý muốn. Một số loại thuốc thường dùng:
- Thuốc kháng viêm: oxicam, diclofenac, axit hyaluronic,…
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Carisoprodol, Decontractyl,…
- Thuốc giảm đau: paracetamol và chế phẩm,…
Phòng ngừa viêm khớp tay hiệu quả
Có thể thấy, viêm đau khớp tay chủ yếu là do chấn thương cơ học gây nên. Như vậy, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu thay đổi những thói quen sống hàng ngày, ví dụ:
- Hạn chế mang vác, cầm nắm vật nặng: Điều này đặc biệt lưu ý với các chị em phụ nữ. Bởi lẽ những động tác này có thể khiến các khớp cánh tay và cổ tay vượt quá sức chịu đựng, gây nên chấn thương nhẹ.
- Thay đổi luân phiên 2 tay khi làm việc: Có những trường hợp viêm khớp tay phải do thuận tay phải và ngược lại. Ví dụ như việc bế em bé liên tục nhiều giờ nên chuyển qua lại giữa 2 tay để đảm bảo các khớp tay không phải chịu áp lực quá lâu.
- Thay đổi tư thế, thói quen: Những tư thế khi nằm ngủ tác động trực tiếp lên cánh tay, khuỷu tay hay cổ tay nên được thay đổi càng sớm càng tốt. Hãy lựa chọn một tư thế nằm ngủ thoải mái để có tràn đầy năng lượng cho ngày mai. Với những người có công việc đặc thù như nhân viên văn phòng nên thường xuyên thay đổi tư thế cổ tay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng: Giống như toàn bộ cơ thể, xương cũng cần được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm là điều thực sự cần thiết, đặc biệt là vitamin D và canxi. Ngoài ra, bạn cũng cần biết viêm khớp kiêng ăn gì để hạn chế tối đa.
- Massage các vùng khớp tay: Xoa bóp, massage có tác dụng kích thích lưu thông tuần hoàn máu, nhờ đó mác các sụn khớp được cải thiện chức năng hoạt động. Có thể sử dụng kèm với một số loại tinh dầu để nâng cao hiệu quả.
- Tập các bài tập cho khớp tay: Các bài tập như xoay cánh tay, xoa khuỷu tay, xoay cổ tay, kéo dãn cơ tay có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày. Trong khi xem tivi, khi đi lại hay trước khi ngủ. Hãy cố gắng vận động thật nhiều để các khớp linh hoạt hơn.
- Không bẻ cổ tay, các ngón tay: Nhiều người có thói quen bẻ cổ tay và các ngón tay và nghĩ rằng làm vậy khiến khớp tay đỡ mỏi. Thực tế những động tác này có thể khiến các khớp bị tổn thương tạm thời, gia tăng nguy cơ đau khớp mãn tính nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Những tình trạng như đau tay, mỏi tay rất dễ mắc phải nên không phải ai cũng để ý và phát hiện sớm. Tuy nhiên, những cơn đau này có thể là cảnh báo bệnh viêm khớp tay rất nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên đây có ích, bạn đọc có thể dễ dàng áp dụng những biện pháp phòng ngừa và chữa trị ngay tại nhà.
Nội dung chínhViêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nàoNguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặpTuổi tácChấn thươngTính chất công việcTư thế sinh hoạtDi truyềnGiới tínhNhiễm khuẩn ổ khớpHội chứng ống cổ tayNhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?Cách điều trị viêm khớp tay như thế […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nàoNguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặpTuổi tácChấn thươngTính chất công việcTư thế sinh hoạtDi truyềnGiới tínhNhiễm khuẩn ổ khớpHội chứng ống cổ tayNhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?Cách điều trị viêm khớp tay như thế […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nàoNguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặpTuổi tácChấn thươngTính chất công việcTư thế sinh hoạtDi truyềnGiới tínhNhiễm khuẩn ổ khớpHội chứng ống cổ tayNhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?Cách điều trị viêm khớp tay như thế […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nàoNguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặpTuổi tácChấn thươngTính chất công việcTư thế sinh hoạtDi truyềnGiới tínhNhiễm khuẩn ổ khớpHội chứng ống cổ tayNhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?Cách điều trị viêm khớp tay như thế […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nàoNguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặpTuổi tácChấn thươngTính chất công việcTư thế sinh hoạtDi truyềnGiới tínhNhiễm khuẩn ổ khớpHội chứng ống cổ tayNhận biết triệu chứng viêm khớp tay bằng cách nào?Cách điều trị viêm khớp tay như thế […]
Xem chi tiết