Suy Thận Giai Đoạn Cuối Sống Được Bao Lâu? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Suy thận giai đoạn cuối (suy thận giai đoạn 5) sống được bao lâu là lo lắng của nhiều bệnh nhân. Đây là giai đoạn bệnh vô cùng nguy hiểm, không chỉ làm mất chức năng thận mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan lân cận khác. Để điều trị tốt suy thận cấp độ 5, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin sau đây.

Suy thận giai đoạn cuối là gì? Biểu hiện của bệnh nhân

Thận có vai trò rất quan trọng với cơ thể, không chỉ có chức năng cân bằng nước trong cơ thể mà còn giúp lọc máu, đào thải các chất độc hại, điều hòa huyết áp,… Chính vì vậy khi thận suy yếu, dần mất chức năng sẽ làm giảm sức khỏe nhanh chóng.

Suy thận giai đoạn cuối
Suy thận giai đoạn cuối

Suy thận được chia làm 5 giai đoạn tương ứng với mỗi giai đoạn là sự nguy hiểm tăng dần. Suy thận sẽ chuyển sang giai đoạn cuối khi mức độ lọc cầu thận GFR thấp hơn 15, chức năng của thận không còn.

Ở giai đoạn cuối, thận sẽ không thể đảm bảo thực hiện các chức năng của nó nữa. Người bệnh cũng không thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt như bình thường. 

Những người mắc bệnh suy thận giai đoạn 5 hầu hết đều có những triệu chứng vô cùng đặc trưng như sau:

  • Nôn ói, nấc liên tục trong ngày
  • Nhạt miệng, ăn vào thường buồn nôn dẫn tới chán ăn
  • Đầu óc và cơ thể suy yếu, mất nước và mệt mỏi
  • Khó ngủ, thiếu ngủ
  • Lượng nước tiểu tăng, giảm thất thường
  • Giảm sút tinh thần
  • Co giật cơ bắp và thường bị chuột rút
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân, phù mô mềm
  • Ngứa dai dẳng do suy giảm/ mất chức năng tiết các chất cần thiết cho da của thận
  • Đau ngực với biến chứng tràn dịch màng tim
  • Khó thở, áp lực phổi tăng
  • Suy thận gây cao huyết áp và khó kiểm soát

Biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối?

Ngoài ra các biểu hiện bên ngoài, suy thận độ 5 còn kéo theo một loạt các biến chứng liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng da, da khô và ngứa ngáy khó chịu
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nội tạng
  • Hiện tượng loãng xương, giòn xương
  • Tổn thương thần kinh
  • Thay đổi nồng độ đường huyết
  • Lưu lượng chất điện giải bất thường
  • Đau cơ xương khớp, viêm xương khớp
Một số đối tượng dễ mắc suy thận
Một số đối tượng dễ mắc suy thận

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc phải một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối mặc dù ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn như:

  • Suy gan
  • Chứng tăng năng tuyến cận giáp
  • Co giật
  • Rối loạn xương khớp
  • Thiếu máu
  • Chảy máu dạ dày và ruột
  • Suy dinh dưỡng
  • Rối loạn chức năng não và mất trí nhớ
  • Dễ bị gãy xương
  • Tích tụ dịch nhầy ở phổi
  • Các vấn đề về tim và mạch máu

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo các chuyên gia, suy thận mãn tính giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn. Để cải thiện được sức khỏe sẽ cần các biện pháp duy trì hoạt động hỗ trợ cho thận.

Các phương pháp trị liệu sẽ hoạt động thay thế vào phần chức năng thận không thể làm việc được nữa. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào việc người bệnh có thích nghi tốt và phù hợp với các liệu trình trị liệu hay không.

Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu thì còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn và tốc độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán thực trạng, sau đó tiến hành điều trị.

Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân duy trì được tình trạng tốt, giữ được tinh thần lạc quan, thoải mái thì tuổi thọ càng được kéo dài.

Có những trường hợp bệnh nhân suy thận cấp, mãn tính vẫn sống được 10 đến 20 năm khi tuân thủ thực hiện liệu trình trị bệnh và có tinh thần lạc quan vui vẻ.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên làm gì?

Để điều trị đúng hướng cho bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh. Điều tiên quyết là khi phát hiện có bệnh mọi người cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tạo cho bản thân có lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống phù hợp.

Thông thường, khi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ được điều trị một trong ba phương pháp: Ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Ghép thận

Ghép thận là liệu pháp phẫu thuật thay thế thận đã suy yếu bằng thận khỏe mạnh của một người khác. Tuy nhiên xác suất thành công của phương pháp chưa phải là 100% ở tất cả các cuộc phẫu thuật thay thế thận.

Nếu thận ghép là thận của người cùng huyết thống và cùng nhóm máu thì khả năng phù hợp với người bệnh sẽ cao nhất. Khi đó thận mới sẽ hoạt động bình thường thay thế thận cũ sau cấy ghép. 

Ghép thận đòi hỏi độ tương thích cơ thể cao
Ghép thận đòi hỏi độ tương thích cơ thể cao

Nếu là thận của người hoàn toàn lạ thì việc cấy ghép sẽ phù thuộc vào việc tìm kiếm thận tương thích với cơ thể của người bệnh. Ngoài ra, để hỗ trợ cho thận mới hoạt động tốt với cơ thể, người bệnh sẽ cần sử dụng thêm một vài loại thuốc hỗ trợ.

Sau khi ghép thận, người bệnh sẽ có được quả thận khỏe mạnh hoạt động thay thế thận cũ. Nhưng cũng có thể bị tái phát bệnh nếu cơ thể đào thải tế bào lạ.

Chạy thận nhân tạo

Thực chất, chạy thận nhân tạo là quá trình hỗ trợ các chức năng thận nhờ sử dụng máy móc giúp lọc máu cho bệnh nhân. Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều bệnh nhân sử dụng nhất.

Mỗi tuần, người bệnh cần phải đến bệnh viện lọc máu khoảng 3 lần. Thời gian lọc máu mỗi lần thực hiện sẽ mất khoảng 3 đến 6 tiếng tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân.

Lọc máu bằng chạy thận nhân tạo được thực hiện bằng máy thẩm tách. Máu sẽ được truyền tới máy nhờ các ống dẫn rồi được lọc các chất cặn bã, nước dư thừa trong máu ra ngoài.

Sau đó, máu đã được lọc sạch được truyền lại cơ thể cũng nhờ các ống dẫn. Sau khi chạy thận nhân tạo, huyết áp sẽ được kiểm soát, nồng độ kali, bicarbonate, natri và canxi trong cơ thể cũng được cân bằng như nồng độ thường. 

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp ít được sử dụng nhất trong ba phương pháp bởi nó chỉ phù hợp với một số đối tượng người bệnh. Giống như cái tên của nó, phương pháp này sẽ sử dụng vùng màng bụng để thực hiện một số chức năng thay thế thận.

Màng bụng ở vùng bụng dưới cơ thể có khả năng đặc biệt là tính bán thấm, các chất thải và nước hòa tan có thể đi qua vùng này. Nhờ màng bụng, cơ thể người bệnh vẫn sẽ được cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng thiết yếu. Dùng phương pháp này, bệnh nhân sẽ không nhất thiết đi tới bác sĩ mà có thể điều trị tại nhà.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn này, để kéo dài được tuổi thọ ngoài việc người bệnh phải sử dụng thuốc và trị liệu bằng các máy móc. Một điều cũng quan trọng không kém mà người suy thận cũng phải hết sức chú ý đó là chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Người bệnh cần đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể như sau:

Kiêng khem các loại đồ ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể là rất quan trọng
Kiêng khem các loại đồ ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể là rất quan trọng
  • Về hàm lượng protein: trong khoảng từ 0,6 – 0,8g/ kg cân nặng/ ngày
  • Về năng lượng: trong khoảng 35 kcal/ kg cân nặng/ ngày
  • Hàm lượng Glucid: từ 313 – 336 gram/ ngày
  • Đảm bảo nạp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
  • Đảm bảo cân bằng lượng nước và điện giải, ăn nhạt ở mức độ tương đối để  lượng Natri dưới 2000mg/ ngày
  • Bổ sung đủ nước: V nước  = V nước tiểu + V dịch mất bất thường + 300 – 500ml tùy theo mùa

Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm được suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe. 

  • Những thực phẩm nên ăn: các thực phẩm cải thiện chức năng thận (các loại cá, súp lơ, rau cải, ớt chuông, tỏi,…); hoa quả tươi (táo, việt quất, dâu tây, cherry,…); bổ sung các acid amin, glucose, nhũ tương qua đường tĩnh mạch cho người chán ăn
  • Những thực phẩm cần phải kiêng: hạn chế dùng thực phẩm giàu Kali, thực phẩm giàu hàm lượng Photphat; không ăn mặn; tránh các thực phẩm nhiều chất đạm; không sử dụng bia rượu, cà phê và các chất kích thích

Kiêng khem các loại đồ ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể là rất quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải rất chú ý lượng nước khoáng cho cơ thể bởi các phương pháp chữa bệnh thận đều khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước. Bên cạnh đó, tuyệt đối, không được quên việc thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ để có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Suy thận giai đoạn cuối làm giảm sút sức khỏe trầm trọng và vô cùng khó để điều trị. Vậy nên, mọi người không được xem nhẹ mà hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa một cách tốt nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp cho mọi người hiểu biết rõ hơn về căn bệnh này và có được các biện pháp điều trị phù hợp.

Array
Câu hỏi thường gặp
Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Nội dung chínhSuy thận giai đoạn cuối là gì? Biểu hiện của bệnh nhânBiến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối?Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên làm gì?Ghép thậnChạy thận nhân tạoLọc màng bụngĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng Suy thận là căn bệnh dai […]

Xem chi tiết
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Và Cách Chữa Trị

Nội dung chínhSuy thận giai đoạn cuối là gì? Biểu hiện của bệnh nhânBiến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối?Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên làm gì?Ghép thậnChạy thận nhân tạoLọc màng bụngĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng Cứ mỗi năm, nước ta lại […]

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Nội dung chínhSuy thận giai đoạn cuối là gì? Biểu hiện của bệnh nhânBiến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối?Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên làm gì?Ghép thậnChạy thận nhân tạoLọc màng bụngĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng Thận là cơ quan có ảnh […]

Xem chi tiết
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?

Nội dung chínhSuy thận giai đoạn cuối là gì? Biểu hiện của bệnh nhânBiến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối?Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên làm gì?Ghép thậnChạy thận nhân tạoLọc màng bụngĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng Thận là cơ quan bài tiết […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(8) "suy-than"

Chuyên mục

Tin mới

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?