Suy Thận Độ 3 Có Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu Là Gì Chữa Trị Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Khi mắc bệnh suy thận độ 3 có nghĩa là thận đang dần mất chức năng lọc các chất độc hại và dịch dư thừa khỏi máu. Có thể nói đây là giai đoạn suy thận cần sự can thiệp kịp thời nhất, nếu không có thể diễn tiến rất nhanh sang suy thận giai đoạn cuối không thể chữa trị.

Suy thận độ 3 là gì?

Suy thận là một bệnh lý thận nguy hiểm diễn tiến qua 5 giai đoạn. Trong đó, cấp độ 3 là giai đoạn giữa, khi chức năng của thận đã giảm sút rất nhiều so với suy thận độ 1 và độ 2. 

Suy thận trải qua 5 giai đoạn chính với mức độ nguy hiểm tăng dần
Suy thận trải qua 5 giai đoạn chính với mức độ nguy hiểm tăng dần

Suy thận giai đoạn 3 phản ánh bệnh đã diễn tiến tăng nặng, với biểu hiện chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng từ 75 – 80%. Lúc này, thận bị tổn thương nặng nề khiến cho khả năng lọc máu tại các tiểu cầu thận giảm sâu chỉ còn khoảng 10 – 15ml/ giờ, khả năng duy trì trao đổi chất ở thận không còn bình thường nữa.

Trong trường hợp xấu hơn, người bệnh muốn duy trì sự sống thì bắt buộc phải tiến hành chạy thận lọc máu. Dựa theo chỉ số về tốc độ lọc của cầu thận, suy thận cấp độ 3 được chia làm 2 giai đoạn là:

  • Suy thận độ 3a: Tốc độ lọc cầu thận ở mức khá thấp chỉ từ 45 – 59 mL/ phút/ 1.73m2. Đây là giai đoạn cầu thận đã mất chức năng từ mức nhẹ cho đến trung bình.
  • Suy thận độ 3b: Tốc độ lọc cầu thận chỉ còn ở mức từ 30 – 44 mL/ phút/ 1.73m2. Đây là giai đoạn thận tổn thương lớn, ở mức trung bình đến nặng.

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, suy thận độ 3 RẤT NGUY HIỂM. Ở giai đoạn này, chức năng của thận bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến sức khỏe bị sụt giảm khá lớn. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ có khoảng 5% người mắc bệnh có biểu hiện về triệu chứng suy thận ở giai đoạn trung gian này rõ rệt.

Suy thận độ 3 rất nguy hiểm với sức khỏe con người
Suy thận độ 3 rất nguy hiểm với sức khỏe con người

Ngoài các triệu chứng gây cản trở sinh hoạt, người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng bệnh nguy hiểm có thể kể đến như: Tăng/ giảm huyết áp mạnh, thiếu máu nghiêm trọng, các bệnh về xương khớp do tình trạng thiếu canxi loãng xương, tăng đường huyết, nhiễm độc niệu, thậm chí là tử vong do biến chứng.

Nhiều người bệnh cũng thắc mắc, suy thận độ 3 sống được bao lâu? Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác bởi sự sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị bệnh, cách thức sinh hoạt, chế độ ăn,…

Bởi vậy, mọi người cần hết sức chú ý đến sức khỏe để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

Triệu chứng cho thấy bệnh nhân mắc suy thận cấp độ 3

Bệnh lý suy thận giai đoạn 1 và 2 có thể chưa có những biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn 3, các dấu hiệu bệnh sẽ tăng lên đáng kể và biểu hiện rõ ràng hơn hẳn. Mọi người có thể xác định bệnh dựa vào các triệu chứng:

Tiểu tiện bất thường, khó kiểm soát

Người bệnh thận ở giai đoạn 3 thường đi tiểu nhiều lần về ban đêm với lượng nước tiểu có thể nhiều hoặc ít hơn hẳn ngày thường.

Ngoài ra, khi quan sát nước tiểu sẽ thấy có bọt, màu đậm, có thể lẫn máu. Một số trường hợp còn có màu đục của đạm do lỗ lọc bị tổn thương khiến cho chất đạm lọt qua lỗ lọc theo nước tiểu ra ngoài.

Đau nhức lưng, xương cột sống 

Ở độ 3, người bị suy thận phải thường xuyên chịu đựng những cơn đau nhức tại vùng lưng và vùng cạnh sườn. Các cơn đau nhức này rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng xương khớp thông thường. Nên mọi người cần hết sức lưu ý về tần suất và mức độ, tính chất của cơn đau.

Thông thường ở giai đoạn này, các cơn đau buốt thường âm ỉ thành từng cơn chứ không quá dữ dội. Đau nhức xuất hiện nhiều ở các mô mềm và thỉnh thoảng có thể đau quặn thắt vùng thận, lân xuống hố chậu, đùi và hai bàn chân..

Sưng phù tại mô mềm

Suy thận cấp độ ba là lúc thận đã tổn thương nghiêm trọng dẫn đến rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng nước trong cơ thể. Điều này làm cho nước bị tích tại các bị trí như bọng mắt, hai tay, hai chân và một số mô mềm khác.

Hiện tượng phù nề do suy thận giai đoạn 3
Hiện tượng phù nề do suy thận giai đoạn 3

Chân tay co quắp, thường xuyên bị chuột rút

Ở giai đoạn này, quá trình cân bằng chất điện giải trong cơ thể không còn được đảm bảo gây ra việc rối loạn hàm lượng khoáng chất trong máu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho người suy thận hay bị chuột rút đau đớn, tay chân co quắp rất khó chịu.

Cơ thể gầy gò, xanh xao

Tiến tới giai đoạn thứ 3, người bệnh có thể mắc phải tình trạng thiếu máu nghiêm trọng khi chức năng sản sinh thêm tế bào hồng cầu bị suy yếu. Lượng hồng cầu sụt giảm sẽ khiến thể trạng người bệnh xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống đôi khi là khó thở.

Suy thận độ 3 có chữa được không? Quy trình điều trị

Ngoài những thắc mắc về suy thận cấp độ 3 có nguy hiểm không, nhiều người cũng lo lắng bệnh liệu có chữa được không và cách chữa nào hiệu quả. Đến giai đoạn 3, thận đã gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn có thể chữa trị được. 

Trước tiên, người bệnh cần được tiến hành các xét nghiệm lâm sàng về sự tăng Ure trong máu, thiếu máu, Creatinin huyết, Acid Uric, Albumin niệu để xác định nguyên nhân sinh bệnh.

Ngoài ra, các xét nghiệm Creatinin huyết thanh, Protein niệu cần được kiểm tra thường xuyên để biết bệnh có đang tiến triển hay không. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị theo quy trình sau:

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Để có liệu trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, bác sĩ điều trị cần phải xác định được nguyên nhân gây suy thận và loại bỏ triệt để từ gốc rễ của bệnh. Cụ thể:

  • Nếu suy thận do nguyên nhân từ bệnh tăng huyết áp thì điều trị bằng cách ổn định huyết áp
  • Nếu suy thận do tiểu đường thì ổn định lượng glucose trong máu, hạ đường huyết
  • Nếu suy thận do chế độ ăn uống thì thực hiện chế độ kiêng khem, tránh xa thực phẩm, thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận

Các phương pháp điều trị

Một số phương pháp người bệnh có thể tham khảo:

Sử dụng cây thuốc nam

Chữa suy thận bằng thuốc nam đã được ứng dụng từ lâu và hiệu quả được kiểm nghiệm qua nhiều đời. Chính vì vậy, dùng thuốc nam để chữa các bệnh lý về thận, nhất là suy thận ba vẫn là phương pháp được nhiều người tin cậy và lựa chọn. 

Chữa suy thận bằng thuốc nam đã được ứng dụng từ lâu và hiệu quả được kiểm nghiệm qua nhiều đời
Chữa suy thận bằng thuốc nam đã được ứng dụng từ lâu và hiệu quả được kiểm nghiệm qua nhiều đời

Một số bài thuốc Nam chữa suy thận phổ biến đó là:

  • Bài thuốc 1: Cây quýt gai, cây mực, cây nổ, cây muối khô sắc với 1,5 lít nước, sắc đến khi cạn còn 700 – 800ml thì chia ra uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cây nổ và kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, dứa dại sắc với 1,5 lít nước, đun đến khi còn 1 lít thì chia uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Diêm phu mộc, cây mực, sâm tanh tách, cây muối khô sắc với 1 lít nước, sắc đến khi cạn còn ⅔ lượng nước thuốc thì chia ra uống trong ngày.

Sử dụng thuốc Tây y

Trong điều trị, loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định phổ biến là Angiotensin (thuốc ức chế men chuyển) và Angiotensin (thuốc chẹn thụ thể). 

Ngoài ra, các loại thuốc kiểm soát huyết áp và đường huyết, các loại thuốc ngăn chặn tình trạng thiếu máu, thúc đẩy tuần hoàn máu hay ngăn ngừa tình trạng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt,… cũng được sử dụng nhiều.

Sử dụng thuốc Đông y

Trong Đông y, người suy thận được chẩn đoán bệnh được thông qua nhịp đập các mạch với các bài thuốc riêng hiệu quả. Thuốc Đông y chứa các thành phần thảo dược luôn có chất bổ riêng cho từng bộ phận.

Một số thảo dược chính thường được sử dụng trong điều trị suy thận cấp độ 3 như: 

  • Thục địa: có tính mát, bổ máu, bổ thận âm, làm hạ huyết áp
  • Phụ tử, nhục quế: có tính nóng, bổ thận dương, giúp tăng huyết áp
  • Ngưu tất, xa tiền tử: lợi tiểu
  • Thục Địa: bổ hư tổn, ôn trung, hạ khí
  • Nhục Quế: trị suy thận dương, Dương hư ở tỳ và thận,…

Phương pháp lọc máu

Phương pháp lọc máu thường được bác sĩ khuyên áp dụng khi thận đang mất gần hết hoặc đã mất hết chức năng. Mục đích của phương pháp này là làm sạch máu của người bệnh thận bằng cách sử dụng máy để lọc các chất thải, chất độc hại và lượng nước dư thừa, thay thế cho công việc của thận. 

Phương pháp hỗ trợ chức năng thận bằng chạy thận lọc máu này giúp kiểm soát được huyết áp và cân bằng các dưỡng chất quan trọng, như là natri, kali, canxi,.. trong máu. Lọc máu không phải là phương thuốc chữa suy thận nhưng nó giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận độ 3

Để kết quả điều trị đạt hiệu quả nhất, ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ yêu cầu các bệnh nhân, dù là người bệnh suy thận độ 3 nặng hay nhẹ đều phải xây dựng chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị suy thận
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị suy thận
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal/ ngày hoặc 35 Kcal/ kg/ ngày.
  • Protein: đảm bảo từ 40 – 44g/ ngày, tỷ lệ protein động vật nên dùng 60%, tỷ lệ đạm động vật là 40%.
  • Chất béo: hạn chế chất béo động vật, tăng chất béo thực vật, duy trì ở mức 40 – 50g/ ngày
  • Các nguyên tố vi lượng: Lưu lượng Natri dưới 2000mg/ngày; Kali dưới 1000mg/ ngày và Photphat dưới 600 mg/ ngày.
  • Glucid: ổn định trong khoảng 310 – 350 g/ ngày
  • Carbohydrate: nên duy trì ở mức 50 – 60% / tổng năng lượng của khẩu phần ăn
  • Nên ăn 4 bữa/ ngày và đảm bảo cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất cho cơ thể.

Vậy, suy thận độ 3 nên ăn gì? 

  • Bổ sung thực phẩm cải thiện chức năng thận như: các loại cá, súp lơ, các loại rau cải, ớt chuông, tỏi, các thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao
  • Nên dùng thường xuyên các loại hoa quả tốt cho người suy thận như: táo, việt quất, dâu tây, cherry, đu đủ, dứa, lê, bưởi, nho đỏ,…
  • Nên dùng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu mè, đậu nành, ô liu,…
  • Hạn chế sử dụng hoặc tốt nhất là không ăn thịt đỏ, nội tạng động vật,  đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều muối, nhiều đường
  • Uống đủ hai lít nước mỗi ngày và kiêng khem bia rượu, chất kích thích
  • Tránh bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn đêm
  • Bổ sung glucose, acid amin, chất béo, nhũ tương qua đường tĩnh mạch cho người chán ăn

Ngoài ra, trong sinh hoạt, người bệnh cũng cần lưu ý không thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng thần kinh, tránh làm việc quá lâu, quá sức. Đồng thời kết hợp chế độ ăn với chế độ luyện tập thể dục thể thao vừa sức đều đặn.

Người bệnh cũng cần giữ huyết áp và lượng đường huyết ở mức bình thường. Mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, đo huyết áp, hàm lượng đường trong máu để kiểm soát tốt các tình trạng bệnh. 

Suy thận độ 3 dù nguy hiểm song không phải không thể cứu chữa nếu phát hiện kịp thời và thực hiện đúng chuẩn phác đồ điều trị từ chuyên gia. Bởi vậy, khi thấy các biểu hiện bệnh, mọi người không nên chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị tốt nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Nội dung chínhSuy thận độ 3 là gì?Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?Triệu chứng cho thấy bệnh nhân mắc suy thận cấp độ 3Tiểu tiện bất thường, khó kiểm soátĐau nhức lưng, xương cột sống Sưng phù tại mô mềmChân tay co quắp, thường xuyên bị chuột rútCơ thể gầy gò, xanh xaoSuy thận […]

Xem chi tiết
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Và Cách Chữa Trị

Nội dung chínhSuy thận độ 3 là gì?Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?Triệu chứng cho thấy bệnh nhân mắc suy thận cấp độ 3Tiểu tiện bất thường, khó kiểm soátĐau nhức lưng, xương cột sống Sưng phù tại mô mềmChân tay co quắp, thường xuyên bị chuột rútCơ thể gầy gò, xanh xaoSuy thận […]

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Nội dung chínhSuy thận độ 3 là gì?Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?Triệu chứng cho thấy bệnh nhân mắc suy thận cấp độ 3Tiểu tiện bất thường, khó kiểm soátĐau nhức lưng, xương cột sống Sưng phù tại mô mềmChân tay co quắp, thường xuyên bị chuột rútCơ thể gầy gò, xanh xaoSuy thận […]

Xem chi tiết
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?

Nội dung chínhSuy thận độ 3 là gì?Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?Triệu chứng cho thấy bệnh nhân mắc suy thận cấp độ 3Tiểu tiện bất thường, khó kiểm soátĐau nhức lưng, xương cột sống Sưng phù tại mô mềmChân tay co quắp, thường xuyên bị chuột rútCơ thể gầy gò, xanh xaoSuy thận […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?