Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sỏi mật là căn bệnh ở đường tiết niệu xuất hiện phổ biến ở khá nhiều người. Nhận biết sớm hiện tượng đau sỏi mật là điều cần thiết để ngăn ngừa rủi ro nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu về bệnh sỏi mật và các biến chứng cùng cách điều trị hiệu quả.

Sỏi mật là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh

Sỏi mật là bệnh lý ở đường tiết niệu xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi các tinh thể rắn của cholesterol kết tinh với các chất khác như muối canxi, sắc túi mật hình thành bên trong tạo nên sỏi.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới thì có đến 20% dân số tiềm ẩn nguy cơ bị đau sỏi mật. Tuy nhiên, những biểu hiện bệnh thường không rõ ràng cho đến khi ống túi mật bị tắc. Khi đó người bệnh mới nhận được các tín hiệu từ cơ thể như viêm, đau rất khó chịu.

Bị sỏi có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu phát hiện thấy mật có sỏi và chữa sớm thì có thể chữa hết hẳn.

Bệnh này ai cũng có thể mắc phải nhưng những người thuộc nhóm có nguy cơ cao gồm:

  • Phụ nữ: Do có nồng độ estrogen cao hơn nhiều so với nam giới nên lượng cholesterol được sản xuất nhiều. Nó được bài tiết qua dịch mật, gây nên sỏi.
  • Người thừa cân: Nghiên cứu cho thấy với những người có chỉ số BMI trên 25 thì có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Người trung tuổi: Ở độ tuổi trên 40, cơ thể tiềm ẩn nhiều yếu tố làm cho khả năng hấp thu muối mật kém, chuyển hóa không tốt. Đó là lý do hình thành sỏi.
  • Mẹ bầu: Có sự thay đổi nội tiết tố mạnh khiến cho túi mật co bóp kém đi. Chị em dùng thuốc tránh thai cũng gây nên hiện tượng này.
  • Người vận động ít: Ít vận động, ngồi lâu khiến cho độc tố tích tụ, khả năng đào thải chất kém, vi khuẩn tấn công… Đây chính là lý do dẫn đến viêm ở tá tràng, ống và túi mật, làm hình thành sỏi.
  • Người bị bệnh gan: Những biểu hiện do viêm gan, men gan cao, rối loạn chuyển hóa, gan nhiễm mỡ… có ảnh hưởng nhiều đến túi mật, tạo nên sỏi.
  • Những người đang sử dụng thuốc hạ cholesterol trong máu: Loại thuốc này làm cho các cholesterol dư thừa được đào thải nhiều trong dịch mật nên kết tụ thành sỏi.

Như vậy, rất nhiều đối tượng có khả năng bị sỏi mật. Sỏi hình thành do nhiều yếu tố liên quan nên thành phần, thể trạng cũng khác biệt.

Phân loại sỏi mật đúng cách

Khi xác định bệnh này người ta còn phân chia ra các dạng để định hướng trị liệu. Sỏi mật xuất hiện ở các thành trong túi mật, tạo nên các dạng sỏi khác nhau như:

  • Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi phổ biến nhất, chứa từ 70% cholesterol trở lên. Nó xuất hiện khi chất này bị dư và không được hòa tan bởi dịch mật. Quan sát sỏi dạng này thường có màu vàng.
  • Sỏi bilirubin: Hay còn gọi là sỏi sắc tố với thành phần chủ yếu là bilirubin. Nó xuất hiện khi hàm lượng bilirubin trong túi mật quá cao, kết hợp với calci và một số chất khác tạo nên. Lâu dần kết thành viên sỏi với hình dáng, kích thước, màu sắc đa dạng.
  • Sỏi hỗn hợp: Loại sỏi này là sự kết hợp của sỏi cholesterol và bilirubin. Trong đó có chứa khoảng 30-70% cholesterol, phần còn lại là bilirubin và các chất liên quan.
Có nhiều dạng sỏi được hình thành do các nguyên nhân khác nhau
Có nhiều dạng sỏi được hình thành do các nguyên nhân khác nhau

Có thể thấy, từ phân tích về các loại sỏi thì đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy, người bệnh không thể chủ quan mà bỏ qua việc thăm khám, xác định rõ tình trạng bệnh.

Nguyên nhân gây sỏi mật phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mật có sỏi là do nhiều yếu tố tác động. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp là:

Do mắc bệnh lý

Có một số bệnh thường kéo theo nguy cơ hình thành sỏi trong cơ quan này. Cụ thể là những bệnh gì?

  • Tiểu đường: Lượng chất béo trong cơ thể người bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị đau sỏi mật.
  • Bệnh về máu: Do bệnh về máu sẽ làm phá hủy hồng cầu nên giải phóng ra bilirubin trong túi mật.
  • Béo phì: Quá tải cân nặng là lý do gây rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol, tạo ra sỏi.

Do ăn uống

Dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ hình thành sỏi trong mật. Cụ thể, nếu duy trì chế độ ăn như sau sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh:

  • Dùng các đồ ăn, thức uống có nhiều độc tố, dầu mỡ không tốt cho gan, mật.
  • Không uống đủ nước khiến cặn bã kết tụ.
  • Uống bia, rượu, dùng thuốc lá làm tế bào gan, mật bị phá hủy.

Do áp lực

Căng thẳng, lo âu dồn nén làm cho tinh thần người bệnh bất ổn, khi đó dịch mật tiết ra kém. Đây cũng là lúc hiện tượng kết tinh chất rắn trong túi mật xảy ra nhiều hơn.

Ngoài ra, những thói quen ngồi lâu, tính chất công việc ít vận động cũng làm tăng nguy cơ ứ dịch mật. Đây là điều kiện thuận lợi cho cholesterol bị kết tủa, tạo nên sỏi.

Triệu chứng sỏi mật điển hình nhất

Các chuyên gia cho rằng sỏi mật là căn bệnh diễn tiến “âm thầm” nên nếu không để ý, bạn sẽ không nhận ra sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên, nếu theo dõi sức khỏe thường xuyên, bạn có thể thấy được những dấu hiệu chủ yếu sau:

Các chuyên gia cho rằng sỏi mật là bệnh diễn tiến âm thầm, thường biểu hiện muộn
Các chuyên gia cho rằng sỏi mật là bệnh diễn tiến âm thầm, thường biểu hiện muộn
  • Bạn cảm thấy mình hay bị đầy bụng, khó tiêu hơn.
  • Nhiều lúc cảm thấy muốn ói.
  • Có những cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị và kéo dài nhiều giờ sau ăn hoặc khi ngủ.
  • Quan sát nước tiểu thấy có màu sẫm, đậm như màu đường vàng pha đặc.
  • Khi đi đại tiện có thể bị ra máu, giống như ở người bệnh trĩ.
  • Quan sát trên da thấy màu đổi vàng hơn. Bệnh càng nặng thì mức độ vàng càng tăng.
  • Đôi khi thấy ngứa ngáy, khó chịu, sốt hoặc cảm lạnh.

Đặc biệt trường hợp người bệnh bị sốt cao trên 38 độ, vã mồ hôi và ớn lạnh do sỏi mật thì lúc này bệnh đã chuyển sang hiện tượng viêm túi mật hoặc nhiễm trùng đường mật rất nguy hiểm.

Sỏi mật đau ở đâu và các biến chứng

Vì dấu hiệu của bệnh này thường đến sau nên nhiều người thắc mắc sỏi mật đau ở đâu. Có thể nói đau là biểu hiện đặc trưng của bệnh này. Cơn đau thường âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội nên dễ bị nhầm là dạ dày bị đau.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu, dấu hiệu đau sỏi mật thường là sườn phải và thượng vị. Một số người còn bị lan ra cả vai phải và sau lưng, tạo cảm giác mệt mỏi rõ rệt.

Các cơn đau do sỏi mật kéo dài mà bệnh không được kiểm soát thì khả năng biến chứng là rất cao. Một số nguy cơ lớn cần kể đến là:

  • Tắc ống dẫn mật: Những viên sỏi với kích thước to nhỏ chiếm lấy lòng ống dẫn mật. Nó gây nên hiện tượng tắc nghẽn và làm giảm khả năng lưu thông dịch mật từ gan vào túi mật, xuống tá tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sự tắc nghẽn khiến cho dịch mật không thể chảy xuống tá tràng. Vì vậy quá trình tiêu thụ thức ăn ở ruột già gặp trục trặc. Người bệnh sẽ bị các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, ăn không tiêu, táo bón…
  • Thủng đường mật: Nhiều trường hợp viên sỏi có kích thước lớn hoặc đa góc cạnh bị cuốn theo dòng lưu dịch mật. Nó cọ sát với thành và làm thủng đường mật.
  • Nhiễm trùng ổ bụng: Một trong những hệ lũy nữa của bệnh này chính là nhiễm trùng ổ bụng. Do đường mật bị thủng, dịch mật tràn ra ở bụng hoặc các tạng phủ xung quanh. Hiện tượng này gây nhiễm trùng rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong.

Cho nên, khi thấy các biểu hiện trong cơ thể giống như triệu chứng của sỏi mật, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán, điều trị sỏi mật đúng cách, hiệu quả

Cũng giống như ở các bệnh khác, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về: Các biểu hiện, thói quen sinh hoạt, ăn uống và bệnh án trước đó. Sau khi có những căn cứ đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra bằng máy móc để xác định bệnh.

Nên tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chẩn đoán bệnh từ sớm để có hướng loại bỏ sỏi
Nên tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chẩn đoán bệnh từ sớm để có hướng loại bỏ sỏi

Có hai hình thức chẩn đoán sỏi mật được tiến hành phổ biến hiện nay là xét nghiệm máu và hình ảnh. Cụ thể là:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, chụp cắt lớp để thấy rõ hình ảnh sỏi bên trong. Vị trí viên sỏi nằm ở đâu, có hình dạng, số lượng như thế nào… đều được ước lượng.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu nhằm xác định nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời phân tích về chức năng gan và các bộ phận liên quan để kết luận về bệnh.

Từ những kết quả thu được, bác sĩ sẽ khẳng định tình trạng sỏi mật và phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Tình trạng sỏi mật ở mỗi người là khác nhau do đó cách điều trị cũng được chỉ định riêng biệt. Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân không muốn hoặc chưa đủ khả năng dùng thuốc, phẫu thuật lấy sỏi.

Cho nên họ chọn cách chữa tại nhà bằng mẹo dân gian hoặc dùng các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số cách chữa và chi tiết về phương pháp đó mà bạn nên biết.

Dùng mẹo dân gian trị sỏi mật

Là căn bệnh phổ biến nên từ rất lâu dân gian đã tìm cách chữa sỏi mật. Theo đó, một số vị thuốc được xem là “khắc tinh” và được lưu truyền, sử dụng là:

  • Chữa bằng đu đủ: Dùng đu đủ non xanh, loại bỏ hạt, đầu đuôi rồi đem hấp cách thủy cho người bệnh ăn trong 7 ngày, mỗi ngày 1 quả. Các papain trong quả này sẽ phân hủy protein, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ làm tan sỏi mật.
  • Dùng quả dứa: Lấy quả dứa vừa chín gọt sạch rồi cắt lỗ ở giữa đem đi nướng. Những tinh chất trong dứa có tác dụng thúc đẩy giảm hình thành sỏi.
  • Sử dụng sung: Chọn quả sung nếp loại bánh tẻ, đem thái hoặc đập dập rồi phơi ra. Sau đó sao vàng, hạ thổ và sắc nước uống trong vòng 2 – 3 tháng liên tục.
  • Chữa bằng chanh, oliu: Đem chanh hoặc bưởi ép lấy nước rồi trộn lẫn với muối và dầu oliu để uống. Hỗn hợp này sẽ giúp cơ thể đào thải các cục sỏi to nhỏ có màu xanh hoặc vàng xanh.
Quả đu đủ non có thể làm tan các kết tủa trong túi mật
Quả đu đủ non có thể làm tan các kết tủa trong túi mật

Ngoài các mẹo kể trên, dân gian còn dùng nhiều thảo dược khác như rau ngổ, rau dền để điều trị sỏi mật. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà bạn nên lựa chọn và linh hoạt trong việc sử dụng thuốc.

Điều trị thuốc Tây

Y học hiện đại hiện nay có các cách điều trị sỏi mật phổ biến là dùng thuốc, điều trị ngoại khoa để tán sỏi và phẫu thuật. Với mỗi tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù hợp nhất.

Dùng thuốc tán sỏi

Thuốc tán sỏi là dược phẩm được chỉ định dùng điều trị nội khoa. Nó được khuyên dùng cho người có sỏi túi mật 6mm – 7mm. Đây là những viên sỏi mới hình thành, dễ làm tan bằng các thuốc như thuốc chứa acid mật, Ursodiol, Actigall… hay được dùng.

Điều trị ngoại khoa để tán sỏi

Thường áp dụng khi người bệnh dùng thuốc uống mà không làm tan sỏi. Đây là cách sử dụng sóng xung kích để làm nhỏ viên sỏi. Từ đó cơ thể sẽ đào thải mảnh vụn ra ngoài bằng đường tiểu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật trị sỏi là giải pháp cuối cùng được lựa chọn khi người bệnh không đáp ứng được cách chữa khác. Có các cách phẫu thuật hiệu quả nhất đối với người bị bệnh này là:

  • Phương pháp ERCP: Đây là cách gắp sỏi mật qua đường miệng được áp dụng khá phổ biến. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua miệng và đẩy sỏi xuống tá tràng. Từ đó, viên sỏi được đưa ra ngoài cùng với phân.
  • Cắt túi mật: Cũng là một phương pháp nội soi nhưng thường được áp dụng với những người bị sỏi túi mật trên 6mm. Bác sĩ sẽ tạo những vết hở nhỏ từ 0.5 – 1cm ở bụng để đưa dụng cụ vào. Từ đó nội soi và đưa sỏi ra ngoài trong vòng khoảng nửa tiếng. Cách làm này được cho là không để lại sẹo. Người bệnh có thể xuất viện chỉ sau 1 – 2 ngày theo dõi thêm.
Ngày nay người ta thường phẫu thuật nội soi lấy sỏi ra bên ngoài
Ngày nay người ta thường phẫu thuật nội soi lấy sỏi ra bên ngoài

Các cách điều trị bằng thuốc Tây giúp bạn loại bỏ sỏi nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cao. Vì thế, nhiều người bệnh có tâm lý e ngại, hoặc muốn lựa chọn các cách chữa theo Đông y hơn.

Mật có sỏi nên ăn gì, kiêng gì? Cách phòng ngừa

Như đã nói ở trên, sỏi mật là bệnh ở đường tiết niệu, có liên quan nhiều đến chế độ ăn. Để hạn chế hình thành kết tụ ở mật, bạn nên xây dựng chế độ ăn giải trừ sỏi gồm nhiều:

  • Chất xơ, các loại vitamin tan trong dầu: Hoa quả tươi và rau xanh thường chứa các chất này, ngoài ra, bạn còn tìm thấy chúng trong bánh mỳ đen, yến mạch, gạo lứt… Nhóm các chất xơ hòa tan sẽ giúp phòng ngừa và loại bỏ bùn mật cùng các cholesterol thừa ra khỏi cơ thể.
  • Chất béo lành mạnh: Được cung cấp từ dầu đậu nành, một số loại cá, dầu oliu và một số hạt như vừng, óc chó. Nó đóng vai trò hỗ trợ hoạt động cho túi mật.
  • Sữa ít béo: Khi chăm sóc bệnh nhân bị sỏi mật bạn nên cho uống sữa ít béo vì nó vừa bổ sung dinh dưỡng thiết yếu mà lại không làm tăng cholesterol trong máu.
  • Đạm thực vật: Thường có trong một số loại rau sẫm màu và hạt hướng dương, vừng… Nó sẽ giúp cơ thể bạn chống thoái hóa mỡ tế bào gan hiệu quả, từ đó hạn chế đưa độc tố xuống mật.
  • Đường bột: Nên dùng nhất là cơm gạo lứt nguyên vỏ và ngũ cốc nguyên hạt. Nhóm này ít tạo ra cholesterol hơn những tinh bột thông thường.
  • Nước: Nước rất cần cho sự đào thải độc tố tồn tại trong mật nói riêng và hệ bài tiết nói chung. Cung cấp đủ nước sẽ hỗ trợ mật hòa tan sỏi và đẩy các chất độc ra ngoài.

Ngoài ra, người bị sỏi mật còn cần kiêng một số loại thực ăn để tránh làm tăng choresterol vượt ngưỡng 200mg/ngày. Đó là:

  • Tránh ăn nội tạng động vật khó tiêu và các thịt đỏ kích thích túi mật co bóp. Nhóm này chứa nhiều cholesterol, làm viên sỏi to lên hoặc tạo nhiều viên tương tự.
  • Không nên dùng bột tinh chế cùng sữa béo, đồ uống kích thích ảnh hưởng xấu đến gan, tăng tiết mật ở gan.
  • Hạn chế dùng đồ chiên xào gây đau tức hạ sườn phải, khó tiêu, tăng nguy cơ tạo sỏi ở mật. Nhóm này tuyệt đối không nên dùng nếu bạn mới phẫu thuật loại bỏ sỏi xong.
Thịt đỏ không tốt cho người bị sỏi mật
Thịt đỏ không tốt cho người bị sỏi mật

Nếu cân đối nguồn dinh dưỡng tốt, bạn sẽ hạn chế được các yếu tố tạo sỏi như cholesterol và bilirubin. Từ đó giảm nguy cơ và loại bỏ bớt sỏi có trong mật.

Đặc biệt, sỏi mật khó phát hiện nhưng lại có thể phòng ngừa nếu bạn kết hợp ăn uống khoa học với sinh hoạt điều độ. Vì vậy nên:

  • Cần tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm cân, loại bỏ cholesterol thừa.
  • Nếu muốn giảm cân bằng chế độ ăn bạn nên thực hiện từ từ, tốt nhất chỉ giảm từ 0.5 kg/tuần.
  • Không bỏ bữa, đặc biệt là lúc sáng. Nếu bỏ bữa, túi mật sẽ không co bóp để đẩy dịch xuống đường tiêu hóa được. Điều này làm cho dịch mật dư thừa ứ lại ở túi và gây ra hiện tượng lắng đọng, kết tủa thành sỏi. Đặc biệt sau một đêm dài, nếu bỏ qua bữa sáng thì nguy cơ mắc sỏi túi mật càng cao.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu hình thành sỏi trong cơ quan này, bạn nên cẩn trọng và đến cơ sở y tế khám ngay.

Sỏi mật là bệnh có tính chất nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị khỏi hẳn từ sớm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, lơ là những dấu hiệu của bệnh. Cần ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hoạt động của túi mật diễn ra bình thường, ít lắng đọng thành sỏi.

Câu hỏi thường gặp
Sỏi mật có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm?

Nội dung chínhSỏi mật là gì? Đối tượng dễ mắc bệnhPhân loại sỏi mật đúng cáchNguyên nhân gây sỏi mật phổ biếnDo mắc bệnh lýDo ăn uốngDo áp lựcTriệu chứng sỏi mật điển hình nhấtSỏi mật đau ở đâu và các biến chứngChẩn đoán, điều trị sỏi mật đúng cách, hiệu quảDùng mẹo dân gian […]

Xem chi tiết
Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt nhất: TOP địa chỉ uy tín

Nội dung chínhSỏi mật là gì? Đối tượng dễ mắc bệnhPhân loại sỏi mật đúng cáchNguyên nhân gây sỏi mật phổ biếnDo mắc bệnh lýDo ăn uốngDo áp lựcTriệu chứng sỏi mật điển hình nhấtSỏi mật đau ở đâu và các biến chứngChẩn đoán, điều trị sỏi mật đúng cách, hiệu quảDùng mẹo dân gian […]

Xem chi tiết
Cách chữa Sỏi Mật
Thuốc chữa Sỏi Mật
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?