Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sỏi thận là một trong những căn bệnh phổ biến trong các bệnh lý về thận và đường tiết niệu. Căn bệnh này không chỉ gây ra những cơn đau quặn thận dữ dội mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu sỏi thận và cách điều trị sao cho hiệu quả.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là sự hình thành các tinh thể cứng, giống như đá trong thận hoặc đường tiết niệu của con người. Sỏi thận được phát triển khi các khoáng chất và muối trong nước tiểu kết tinh lại, dẫn đến sự tích tụ dần dần của các tinh thể này thành những khối rắn, thường có kích thước từ nhỏ như hạt cát đến lớn như quả bóng golf.

Sỏi thận là sự hình thành các tinh thể cứng, giống như đá trong thận
Sỏi thận là sự hình thành các tinh thể cứng, giống như đá trong thận

Có bốn loại sỏi thận chính, mỗi loại hình thành từ các chất khác nhau trong cơ thể. Các loại sỏi thận bao gồm:

  • Sỏi canxi: Đây là loại sỏi phổ biến nhất, khoảng 80% các trường hợp sỏi thận là sỏi canxi, thường ở dạng canxi oxalate hoặc canxi phosphate.
  • Sỏi struvite: Loại sỏi này liên quan đến nhiễm trùng. Sỏi struvite hình thành do đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Sỏi này có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn, có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Sỏi axit uric: Thường gặp ở người bị gout, loại sỏi axit uric hình thành do nước tiểu quá axit. Nguyên nhân có thể do mất nước, chế độ ăn giàu purin (có trong thịt đỏ, cá, hải sản) hoặc các tình trạng sức khỏe khác như bệnh gout.
  • Sỏi cystine: Loại sỏi này hiếm gặp hơn và thường hình thành ở những người mắc bệnh di truyền gọi là cystinuria. Một tình trạng khiến cystine (một loại axit amin) bị rò rỉ từ thận vào nước tiểu và tạo thành sỏi.

Triệu chứng sỏi thận

Dưới đây là dấu hiệu bị sỏi thận người bệnh cần nắm rõ:

  • Đau dữ dội: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dữ dội ở vùng lưng hoặc hông, lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, sau đó giảm dần rồi lại tái phát.
  • Tiểu ra máu: Tiểu ra máu là biểu hiện sỏi thận rõ ràng nhất. Nước tiểu sẽ có màu hồng, nàu đỏ hoặc màu nâu. Điều này xảy ra khi sỏi cọ xát vào niêm mạc của đường tiết niệu, gây chảy máu.
  • Buồn nôn và nôn: Cơn đau dữ dội do sỏi thận có thể kích thích dây thần kinh trong hệ tiêu hóa, gây buồn nôn và nôn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Sỏi có thể gây kích thích bàng quang và niệu đạo, khiến người bệnh cảm thấy buồn tiểu liên tục, tiểu buốt hoặc tiểu rắt.
  • Sốt và ớn lạnh: Nếu sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh có thể bị sốt và ớn lạnh.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận cũng có thể khiến nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Sốt và ớn lạnh: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận. Nhiễm trùng đi kèm với sỏi thận có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đi tiểu thường xuyên: Người bệnh có thể cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường khi sỏi thận nằm gần bàng quang.
  • Nước tiểu có lẫn cặn hoặc tinh thể: Đôi khi tình trạng này có thể bị bào mòn và phân tách thành những tinh thể nhỏ, có thể thấy trong nước tiểu.
  • Khó chịu hoặc đau liên tục: Khi sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản, cơn đau có thể trở nên liên tục và không giảm đi, ngay cả khi người bệnh thay đổi tư thế.

Nguyên nhân bị sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi các khoáng chất và muối trong nước tiểu kết tinh lại và tạo thành các khối rắn trong thận. Dưới đây là các những nguyên nhân chính người bệnh nên biết:

Mất cân bằng các chất trong nước tiểu

  • Nồng độ khoáng chất cao: Khi nước tiểu có nồng độ cao của các khoáng chất như canxi, oxalate, uric acid hoặc cystine, các chất này có thể kết tinh và tạo thành sỏi.
  • Thiếu các chất ức chế: Nước tiểu chứa các chất ức chế tự nhiên giúp ngăn chặn sự kết tinh của khoáng chất. Khi thiếu các chất ức chế này, nguy cơ hình thành sỏi tăng lên.
Mất cân bằng các chất trong nước tiểu là nguyên nhân gây sỏi thận
Mất cân bằng các chất trong nước tiểu là nguyên nhân gây sỏi thận

Thiếu nước

  • Uống không đủ nước: Khi không uống đủ nước, nước tiểu trở nên cô đặc hơn, dẫn đến nồng độ khoáng chất cao hơn, dễ dẫn đến hình thành sỏi.
  • Khí hậu nóng và cơ thể mất nước: Sống ở khu vực có khí hậu nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều mà không bù đủ nước cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn giàu protein động vật: Ăn quá nhiều thịt đỏ, cá và hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, góp phần hình thành sỏi uric.
  • Ăn nhiều muối: Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng canxi mà thận phải lọc ra khỏi cơ thể, từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi.
  • Thực phẩm chứa nhiều oxalate: Các thực phẩm như rau bina, chocolate, củ cải đường và quả hạch chứa nhiều oxalate, có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi oxalate.

Bệnh lý và tình trạng sức khỏe

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các nhiễm trùng mạn tính có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi struvite.
  • Rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý như gout, cường giáp và bệnh tăng canxi máu có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Bệnh di truyền: Bệnh lý di truyền như cystinuria làm tăng nồng độ cystine trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi cystine.

Nguyên nhân khác

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc sỏi thận, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Các loại thuốc: Một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị HIV hoặc thuốc kháng sinh như ciprofloxacin có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Tiểu sử phẫu thuật: Các phẫu thuật như cắt bỏ dạ dày hoặc các phần của ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Khí hậu nóng: Sống ở vùng khí hậu nóng có thể làm tăng nguy cơ mất nước và sỏi thận.
  • Ít vận động: Ít vận động có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Bệnh sỏi thận có gây nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận có thể trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra khi mắc sỏi thận:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi thận có thể di chuyển từ thận xuống niệu quản, gây tắc nghẽn. Khi điều này xảy ra, nó cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ra đau dữ dội và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác nếu không được giải quyết.

Bệnh có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời

Tắc nghẽn kéo dài có thể gây sưng thận (thận ứ nước), làm giảm chức năng thận và nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi thận có thể gây ra các vết trầy xước nhỏ trong niệu quản hoặc bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng và trở nên nguy hiểm, thậm chí gây nhiễm trùng máu (nhiễm trùng toàn thân), một tình trạng đe dọa tính mạng.

Suy thận cấp tính

Trong trường hợp sỏi lớn hoặc nhiều sỏi gây tắc nghẽn nghiêm trọng cả hai niệu quản hoặc chỉ có một thận hoạt động, điều này có thể dẫn đến suy thận cấp tính.

Suy thận cấp tính đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nếu không được xử lý, chức năng thận có thể bị suy giảm vĩnh viễn, dẫn đến suy thận mạn tính.

Đau mãn tính

Nếu sỏi không được loại bỏ, chúng có thể gây ra cơn đau tái phát thường xuyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây căng thẳng tinh thần, trầm cảm và lo âu.

Biến chứng do phẫu thuật

Trong trường hợp sỏi quá lớn hoặc không thể tự bài tiết ra ngoài, cần phải can thiệp phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế khác như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi. 

Mặc dù các thủ thuật này thường an toàn, nhưng có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan xung quanh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh sỏi thận bao gồm việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm và hình ảnh để xác định sự hiện diện, vị trí, kích thước và thành phần của sỏi thận. 

Dưới đây là các phương pháp chính để chẩn đoán bệnh sỏi thận:

Khám lâm sàng 

  • Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân, như đau lưng, đau bụng, tiểu máu, hoặc tiểu khó. Lịch sử bệnh lý cá nhân và gia đình cũng được xem xét để xác định các yếu tố nguy cơ như tiền sử sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các rối loạn chuyển hóa.
  • Khám thực thể: Bác sĩ có thể thực hiện khám thực thể để tìm các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như đau khi ấn vào vùng lưng hoặc bụng.
Khám lâm sàng với bác sĩ để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại
Khám lâm sàng với bác sĩ để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại

Xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mẫu nước tiểu có thể giúp phát hiện các tinh thể, vi khuẩn, hoặc máu trong nước tiểu, là dấu hiệu của sỏi thận hoặc nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm pH nước tiểu: Đo độ pH của nước tiểu có thể giúp xác định loại sỏi thận. Ví dụ, nước tiểu có tính axit cao có thể chỉ ra sỏi axit uric, trong khi nước tiểu có tính kiềm có thể liên quan đến sỏi struvite.

Xét nghiệm máu

Kiểm tra nồng độ canxi, oxalate, uric acid, và các chất khác trong máu có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra sỏi thận. Xét nghiệm máu cũng có thể đánh giá chức năng thận, để xem liệu thận có bị ảnh hưởng bởi sỏi hay không.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm: Đây là phương pháp hình ảnh không xâm lấn phổ biến nhất để phát hiện sỏi thận. Siêu âm có thể phát hiện sỏi trong thận hoặc niệu quản và đánh giá tình trạng tắc nghẽn.
  • CT scan: CT scan không dùng thuốc cản quang là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán sỏi thận. Nó có thể phát hiện sỏi nhỏ nhất và xác định chính xác vị trí, kích thước, và số lượng sỏi.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang bụng có thể phát hiện sỏi thận có chứa canxi, nhưng không hiệu quả với sỏi không chứa canxi (như sỏi axit uric).
  • IVP: Là phương pháp chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang, giúp hình ảnh rõ ràng hơn về thận, niệu quản và bàng quang. Tuy nhiên, IVP ít được sử dụng hơn CT scan và siêu âm do cần tiêm thuốc cản quang.

Phân tích sỏi

Nếu sỏi thận được bài tiết ra ngoài, bác sĩ có thể yêu cầu phân tích thành phần sỏi để xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị, phòng ngừa tái phát.

Xét nghiệm khác

Để đánh giá khả năng tạo sỏi của cơ thể, bệnh nhân có thể được yêu cầu thu thập toàn bộ nước tiểu trong 24 giờ để kiểm tra lượng khoáng chất và chất thải trong nước tiểu.

Phương pháp điều trị

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả, tùy thuộc vào kích thước, vị trí, loại sỏi, cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp chữa trị sỏi thận phổ biến bao gồm:

Biện pháp dân gian

Trường hợp người bị bị sỏi thận ở mức độ nhẹ, viên sỏi có kích thước chưa lớn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sau:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp tăng lượng nước tiểu, từ đó làm giảm nồng độ các khoáng chất có khả năng kết tinh thành sỏi và hỗ trợ đẩy sỏi nhỏ ra ngoài. Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận. Uống nước đều đặn ngay cả khi không khát, nhưng cần tránh uống quá nhiều một lúc.

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa lắng đọng sỏi trong bàng quang
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa lắng đọng sỏi trong bàng quang

Nước chanh

Chanh chứa nhiều citrat, một chất tự nhiên giúp ngăn ngừa hình thành sỏi canxi và hỗ trợ phá vỡ các sỏi nhỏ. Uống nước chanh pha loãng hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Người bệnh vắt nước của 1-2 quả chanh vào cốc nước, uống vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn.

Giấm táo

Giấm táo chứa axit acetic, giúp làm mềm và phá vỡ các sỏi thận. Nó cũng giúp giảm đau và viêm liên quan đến sỏi thận. Bệnh nhân pha 1-2 thìa giấm táo vào một cốc nước và uống 2-3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn.

Nước ép cần tây

Nước ép cần tây có tác dụng thanh lọc và hỗ trợ thải độc, giúp đào thải các mảnh sỏi nhỏ ra ngoài theo đường tiểu. Người bệnh ép một lượng cần tây tươi để lấy nước, uống mỗi ngày một lần.

Rễ bồ công anh

Rễ bồ công anh chứa các hợp chất có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng cường lượng nước tiểu, từ đó giúp đẩy các chất cặn bã và sỏi nhỏ ra khỏi thận thông qua đường tiết niệu. Điều này có thể ngăn chặn sự tích tụ của các khoáng chất, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới và hỗ trợ loại bỏ các sỏi nhỏ đã hình thành.

Điều trị Tây y

Trường hợp viên sỏi quá to, không thể đào thải tự nhiên sẽ cần chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật:

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen. Thuốc này giúp giảm đau, giảm viêm, hạ sốt. Các thuốc này giúp kiểm soát cơn đau do sỏi thận gây ra, đặc biệt khi sỏi đang di chuyển trong niệu quản.
  • Thuốc chẹn alpha: Những thuốc như tamsulosin có thể giúp giãn cơ trơn trong niệu quản, tạo điều kiện cho sỏi thận nhỏ di chuyển dễ dàng hơn và được bài tiết qua nước tiểu. Thuốc này đặc biệt hữu ích cho sỏi niệu quản có kích thước nhỏ đến trung bình.
  • Thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc như Hydrochlorothiazide, Chlorthalidone giúp giảm nồng độ canxi trong nước tiểu, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi canxi. 
  • Thuốc làm kiềm hóa nước tiểu: Một số thuốc bao gồm Potassium Citrate, Sodium Bicarbonate, giúp tăng pH của nước tiểu, làm cho nước tiểu ít axit hơn, từ đó ngăn ngừa sự hình thành của sỏi axit uric và giúp hòa tan sỏi axit uric nhỏ.
Sử dụng thuốc Tây y giảm đau, ngừa viêm nhiễm
Sử dụng thuốc Tây y giảm đau, ngừa viêm nhiễm

Can thiệp ngoại khoa:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ, sau đó các mảnh sỏi này sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Phương pháp này thường áp dụng cho sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 2cm.
  • Tán sỏi qua da: Tạo một đường hầm nhỏ từ da vào thận để tiếp cận sỏi, sau đó sử dụng laser hoặc các thiết bị khác để phá vỡ và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này thường được chỉ định cho sỏi lớn hơn 2cm hoặc sỏi nằm ở vị trí khó tiếp cận bằng các phương pháp khác.
  • Nội soi niệu quản: Đưa ống nội soi mềm qua niệu đạo và bàng quang lên niệu quản để tiếp cận sỏi. Sau đó, sử dụng laser hoặc các dụng cụ khác để phá vỡ và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này thường áp dụng cho sỏi niệu quản.
  • Phẫu thuật mở: Phẫu thuật mở để lấy sỏi thận hiện nay ít được sử dụng, chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, như sỏi rất lớn hoặc có biến chứng phức tạp.

Phòng ngừa sỏi thận

Sau khi hiểu được lý do vì sao bị sỏi thận. Người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bạn hoạt động nhiều hoặc sống trong môi trường nóng bức.
  • Giảm muối: Hạn chế lượng muối ăn vào, vì muối làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi.
  • Giảm đạm động vật: Ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… làm tăng axit uric, dễ gây sỏi.
  • Hạn chế thực phẩm giàu oxalate: Một số loại rau (rau bina, củ cải đường…), trà, sô cô la… chứa nhiều oxalate, có thể kết hợp với canxi tạo sỏi.
  • Bổ sung canxi từ thực phẩm: Canxi trong thực phẩm giúp giảm hấp thụ oxalate từ ruột, giảm nguy cơ sỏi. Nên ăn sữa, sữa chua và phô mai…
  • Tránh vitamin C liều cao: Vitamin C liều cao có thể chuyển hóa thành oxalate.
  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ sỏi.
  • Tránh để cơ thể mất nước: Khi hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nhiều, cần uống thêm nước.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nếu bạn có tiền sử sỏi thận hoặc có các yếu tố nguy cơ, nên đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm.

Sỏi thận dù là một căn bệnh phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể được ngăn ngừa và điều trị hiệu quả nếu chúng ta thực hiện đúng cách. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi thận và bảo vệ chức năng thận một cách tối ưu. Cần tích cực thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh những hệ lụy không đáng có mà sỏi thận có thể gây ra.

Cách chữa Sỏi Thận
Thuốc chữa Sỏi Thận
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?