Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?
Thận là cơ quan bài tiết các chất cặn bã và độc hại ra khỏi cơ thể. Chức năng thận bị suy giảm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy, khi nào cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận? Xét nghiệm chức năng thận ở đâu uy tín chất lượng?
Khi nào cần thực hiện các xét nghiệm chức năng thận
Đây chắc hẳn là trăn trở của rất nhiều người. Liệu với tình trạng sức khỏe nào thì người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm này? Dưới đây là một vài trường hợp sẽ tiến hành xét nghiệm chức năng thận:
- Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát: Thực hiện các xét nghiệm thường quy như xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, phân tích nước tiểu và siêu âm khoang bụng.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh thận: Khi những người thân trong gia đình, bố mẹ, anh chị em ruột có các bệnh di truyền về thận hoặc bị suy thận: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, các xét nghiệm gen, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, điện giải đồ.
- Khi có các dấu hiệu của bệnh suy thận: Ngoài các xét nghiệm thường quy như trên, nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường niệu sẽ được chỉ định thực hiện thêm chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết thận.
- Đã từng can thiệp ngoại khoa trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng.
Các xét nghiệm chức năng thận thường quy
Để đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của thận, các loại xét nghiệm sẽ được tiến hành đầy đủ như sau:
Xét nghiệm sinh hóa máu
Các xét nghiệm sinh hoá máu để đánh giá chức năng thận bao gồm:
Xét nghiệm Ure máu
Ure máu là một dạng thoái hóa của protein, được lọc ở cầu thận sau đó bài tiết ra nước tiểu. Thông qua xét nghiệm ure máu có thể được chức năng lọc của cầu thận.
Nếu chức năng thận bình thường, chỉ số giá trị Ure trong máu sẽ dao động trong khoảng 2,5 – 7,5 mmol/l.
Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Creatinin là một dạng thoái hóa của Creatin nằm trong các cơ và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc Creatinin kém đi, từ đó mà nồng độ hoạt chất này trong máu cũng tăng cao hơn.
Với người trưởng thành, hàm lượng Creatinin trong máu bình thường là 0,6 – 1,2 mg/dl ở nam và 0,5 – 1,1 mg/dl ở nữ.
Các chuyên gia cũng dùng chỉ số Creatinin để đánh giá mức độ suy thận, độ càng cao, chỉ số Creatinin càng tăng.
- Suy thận độ 1: chỉ số creatinin <130 mmol/l.
- Suy thận độ 2: 130 mmol/l < chỉ số creatinin < 299 mmol/l.
- Suy thận độ 3: 300 mmol/l < chỉ số creatinin < 899 mmol/l.
- Suy thận độ 4: chỉ số creatinin > 900 mmol/l.
Chỉ số creatinin máu sẽ có biến động phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ thể, hoạt động thể lực,… Vì vậy, khi bác sĩ nghi ngờ xét nghiệm này không hoàn toàn chính xác thì sẽ chỉ định thêm xét nghiệm cystatin C máu. Nồng độ bình thường của cystatin C máu dao động từ 0,31 – 0,99 mg/L.
Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Đây là một xét nghiệm chức năng thận được chỉ định cho người nghi ngờ mắc bệnh thận. Ở người khoẻ mạnh, pH máu tối ưu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43.
Chức năng thận bị suy sẽ làm giảm thải các acid trong quá trong quá trình chuyển hóa hoặc làm thất thoát bicarbonat, từ đó làm tăng nồng độ các acid trong máu và trong các cơ quan khác trong cơ thể.
Xét nghiệm acid uric trong máu
Xét nghiệm acid uric trong máu không những được dùng để đánh giá chức năng thận mà còn để chẩn đoán bệnh Gout. Người mắc bệnh vẩy nến, bệnh thận hay gout thì nồng độ hoạt chất này trong máu sẽ tăng.
Bình thường, hàm lượng acid uric trong máu rơi vào khoảng 180 – 420 mmol/l ở nam giới và 150 – 360 mmol/l ở phụ nữ.
Điện giải đồ
Suy giảm mức lọc ở thận làm rối loạn nồng độ các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể như sau:
- Natri bình thường trong máu có nồng độ ở khoảng 135 – 145 mmol/L.
- Kali trong máu người khoẻ mạnh có nồng độ ở khoảng 3,5 – 4,5 mmol/L.
- Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi trong máu từ 2.2 – 2.6 mmol/L.
Xét nghiệm sinh hóa máu khác
Protein toàn phần trong huyết tương: Mức bình thường trong khoảng 60 – 80 g/L, ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận thường bị giảm protein toàn phần.
- Albumin huyết thanh: Mức bình thường trong khoảng 35 – 50g/L, chiếm từ 50 – 60% tổng lượng protein toàn phần. Trường hợp mắc viêm cầu thận cấp thì albumin huyết thanh sẽ giảm mạnh.
- Tổng phân tích tế bào máu: Bệnh nhân suy thận mạn tính thường kèm theo triệu chứng giảm lượng hồng cầu trong máu.
Xét nghiệm nước tiểu
Người bệnh sẽ được yêu cầu lấy vài ml nước tiểu để tiến hành các xét nghiệm đánh giá những rối loạn chức năng thận.
Tổng phân tích nước tiểu
Tỷ trọng bình thường của nước tiểu là 1,01 – 1,02. Nhưng ở đối tượng chức năng thận suy giảm, nước tiểu giảm độ cô đặc, màu sắc đậm hơn và tỷ trọng cũng thấp hơn.
Trong trường hợp nghi ngờ mắc các rối loạn tại thận, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu,…
Xét nghiệm định lượng protein niệu 24 giờ
Protein trong nước tiểu ở giới hạn bình thường là 0 – 0,2 g/l/24h. Những trường hợp bị thương tổn cầu thận, suy thận cấp và mạn tính, viêm cầu thận và bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, lupus, đái tháo đường thì hàm lượng protein trong nước tiểu thường tăng lên 0,3 g/l/24h.
Chẩn đoán hình ảnh
Song song với các xét nghiệm máu và nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh sẽ được chỉ định để đánh giá toàn diện chức năng của thận.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện rõ ràng tình trạng ứ nước ở thận do tắc nghẽn niệu quản, mà hậu quả nếu không được chẩn đoán kịp thời là tình trạng suy thận cấp hoặc mạn tính.
Ngoài ra, khi siêu âm có thể thấy rõ nang trong thận, khối u hoặc sỏi thận,…
Chụp CT Scan
Đây là phương pháp hiện đại giúp các bác sĩ đánh giá hình ảnh của toàn bộ hệ tiết niệu. Nếu muốn độ chính xác cao hơn nữa, bệnh nhân sẽ được chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang với máy chụp đa lát cắt.
Phương pháp này thường chỉ định với trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường niệu.
X quang đường tiết niệu
Tất cả các trường hợp bệnh nhân không chụp được CT scan hay chụp mà hình ảnh không rõ ràng sẽ được chỉ định thực hiện chụp X quang đường tiết niệu.
Đây là biện pháp giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác sỏi cản quang niệu quản và tình trạng tắc hoặc hẹp niệu quản do sỏi thận gây ra.
Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ
Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là xét nghiệm duy nhất có thể đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên.
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt?
Khi có các dầu hiệu bệnh thận, chắc hẳn ai cũng sẽ thắc mắc “xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt?”. Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám thận – tiết niệu uy tín mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
- Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh
Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi “Khi nào cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận? Xét nghiệm chức năng thận ở đâu uy tín chất lượng?”. Khi có bất cứ dấu hiệu nào về tình trạng bất thường của thận, bạn đọc nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nội dung chínhKhi nào cần thực hiện các xét nghiệm chức năng thậnCác xét nghiệm chức năng thận thường quyXét nghiệm sinh hóa máuXét nghiệm nước tiểuChẩn đoán hình ảnhXét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần thực hiện các xét nghiệm chức năng thậnCác xét nghiệm chức năng thận thường quyXét nghiệm sinh hóa máuXét nghiệm nước tiểuChẩn đoán hình ảnhXét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần thực hiện các xét nghiệm chức năng thậnCác xét nghiệm chức năng thận thường quyXét nghiệm sinh hóa máuXét nghiệm nước tiểuChẩn đoán hình ảnhXét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]
Xem chi tiết