Suy thận có uống được nước dừa không? Lời khuyên của chuyên gia

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Suy thận có uống được nước dừa không? Đây là vấn đề đã và đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Suy thận có uống được nước dừa không? Lời khuyên của chuyên gia
Suy thận có uống được nước dừa không? Lời khuyên của chuyên gia

Suy thận có uống được nước dừa không?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ thể. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng duy trì sự sống như điều hòa huyết áp, lọc máu, kích thích tạo máu, bài tiết chất độc hại và các dịch dư thừa ra khỏi cơ thể.

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm các chức năng kể trên. Nếu không phát hiện sớm suy thận và có biện pháp can thiệp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Nước dừa là một loại nước giải khát được sử dụng khá phổ biến ở Việt nam. Đây lại là loại thức uống có chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng và vi khoáng như các loại vitamin, natri, photpho, kali, canxi, mangan, selen,…

Theo thống kê, cứ 100 gam nước dừa chứa 20 mg natri, 29 mg photpho và 356 mg kali.

Nước dừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bù nước và điện giải, giải nhiệt, lợi tiểu, cải thiện tình trạng tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.

Liệu với các lợi ích kể trên thì người suy thận có uống được nước dừa hay không? Câu trả lời là CÓ, nhưng cần hạn chế. Nếu sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ gây nên một số tác dụng nguy hiểm như:

  • Nước dừa có đến 95% là nước nên khi dùng nhiều sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải nước ra ngoài. Trong khi đó, chức năng của thận đã bị suy yếu nên có thể làm tăng tình trạng bệnh.
  • Lượng kali có trong nước dừa khá cao, do tình trạng đào thải của thận kém không thể đào thải được hết ra ngoài, gây nên hiện tượng tăng kali máu. Nhịp tim và huyết áp tăng cao ở bệnh nhân suy thận cũng là bởi nguyên nhân này.
  • Natri, photpho trong nước dừa nếu sử dụng nhiều gây tích tụ và đào thải không kịp làm cho các tổn thương ở thận trở nên trầm trọng hơn.

Vì những lý do trên nên các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân suy thận cần cẩn trọng trong việc sử dụng nước dừa làm thức uống hàng ngày. Không nên sử dụng nước dừa liên tục trong thời gian dài. Nếu có sử dụng thì nên uống giãn cách để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?

Cùng với câu hỏi suy thận uống nước dừa được không, thì người suy thận có thể sử dụng loại thức uống nào cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Có rất nhiều loại nước uống mà bệnh nhân suy thận có thể lựa chọn như:

  • Nước đậu đen: Đậu đen có tính hàn, vị thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, bổ thận, giải độc cho gan rất tốt. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, đây là vị dược liệu được sử dụng khá phổ biến.
  • Nước dứa: Nước ép dứa chứa nhiều loại enzyme tốt cho hệ thống tiêu hóa nói chung và gan thận nói riêng. Ngoài ra, nước ép dứa còn chứa nhiều các dưỡng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.
  • Nước vỏ dưa hấu: Đây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh suy thận. Vỏ dưa hấu được tách ra, thái nhỏ, phơi khô, sau đó sắc với nước uống hàng ngày.
  • Nước bí xanh tươi hoặc phơi khô: Bí xanh có thể được sử dụng ở dạng nước ép tươi hoặc phơi khô sắc uống cho bệnh nhân suy thận, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình thải lọc các chất độc, cải thiện chức năng thận, giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.
Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng nhiều nước ép bí xanh
Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng nhiều nước ép bí xanh

Bên cạnh đó, có một vài loại thức uống mà người bệnh nên tránh sử dụng là:

  • Những loại nước ép hoa quả giàu kali nguy hiểm đối với bệnh suy thận như: Chuối, lựu, bơ, đào , mận, kiwi, các loại quả khô.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay là các đồ uống có gas. Khi sử dụng các loại chất kích thích này làm tăng lượng axit lactic trong cơ thể. Lúc này, thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Các loại đồ uống đóng chai chứa nhiều đường cũng nên hạn chế.

Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thận

Người suy thận thường có cơ thể mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ càng về chế độ ăn uống, sinh hoạt và rèn luyện.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Hạn chế các loại thức ăn mặn, các thực phẩm nhiều kali, photpho, canxi,…. Những chất này khiến thận phải làm việc gắng sức, khó khăn trong quá trình đào thải.
  • Lượng protein cần bổ sung cho cơ thể một cách vừa phải vì nhiều protein sẽ làm thận phải hoạt động hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai, sắn,… cho bệnh nhân suy thận để có chất nuôi dưỡng cơ thể hàng ngày.
  • Vitamin, đặc biệt là các loại vitamin C, vitamin nhóm B, A, E và khoáng chất như sắt, axit folic từ các loại rau xanh hay hoa quả cũng rất cần thiết cho người bệnh tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng tái tạo máu.
  • Một số loại rau tốt cho người suy thận là súp lơ, ớt chuông, bắp cải, bí xanh, su su…
  • Hạn chế sử dụng các loại rau chứa nhiều đạm và kali như rau ngót, các loại đậu hay rau muống.
  • Các loại chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên sử dụng với hàm lượng nhất định từ 30 đến 50 gam/ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng.

Về chế độ tập luyện sinh hoạt

  • Người có tình trạng thận kém, thận suy không nên vận động quá mạnh. Mất sức nhiều làm cho cơ thể thêm suy yếu.
  • Người bệnh cần tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya. Khi cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi thì tất cả hoạt động của các cơ quan đều bị trì trệ, gây suy giảm đến chức năng của chúng.
  • Luyện tập thể dục thể thao: Người suy thận nên chọn các môn vận động nhẹ nhàng để tập luyện như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội,…. Duy trì chế độ thể dục hàng ngày để nâng cao sức bền, tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể đều được cải thiện, đặc biệt là chức năng thận.
  • Nếu muốn tập các bài tập xây dựng cơ bắp thì người bệnh suy thận nên tập luyện dưới sự giám sát của các chuyên gia. Tập từ những động tác đơn giản, nâng dần về cả cường độ lẫn thời gian để cơ thể thích nghi dần dần.
Tập luyện nhẹ nhàng đều đặn giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật
Tập luyện nhẹ nhàng đều đặn giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật

Một số chú ý khác

  • Người suy thận không nên nhịn tiểu tiện. Khi nhịn tiểu, các chất độc không chỉ bị ứ đọng tại thận mà còn tại các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó tích tụ lâu khó đào thải được.
  • Đảm bảo uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày để đảm bảo quá trình lọc và đào thải chất.
  • Chú ý tới các loại thuốc đang điều trị bệnh lý nền như viêm nhiễm, dị ứng,… Nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này để tránh suy thận diên biến nặng hơn.
  • Hãy luôn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Luôn tin tưởng và yêu thương vào cuộc sống, yêu bản thân mình chính là những liều thuốc vừa hỗ trợ điều trị suy thận hữu hiệu vừa không gây mất chi phí cho người bệnh.

Trên đây là những lời giải đáp cho câu hỏi suy thận có uống được nước dừa không. Hy vọng qua những chia sẻ trên, người bệnh đã có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Array
Câu hỏi thường gặp
Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Nội dung chínhSuy thận có uống được nước dừa không?Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thậnVề chế độ dinh dưỡngVề chế độ tập luyện sinh hoạtMột số chú ý khác Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến […]

Xem chi tiết
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Và Cách Chữa Trị

Nội dung chínhSuy thận có uống được nước dừa không?Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thậnVề chế độ dinh dưỡngVề chế độ tập luyện sinh hoạtMột số chú ý khác Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến […]

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Nội dung chínhSuy thận có uống được nước dừa không?Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thậnVề chế độ dinh dưỡngVề chế độ tập luyện sinh hoạtMột số chú ý khác Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến […]

Xem chi tiết
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?

Nội dung chínhSuy thận có uống được nước dừa không?Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thậnVề chế độ dinh dưỡngVề chế độ tập luyện sinh hoạtMột số chú ý khác Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?