Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Và Cách Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cứ mỗi năm, nước ta lại có thêm 8 nghìn người bị mắc suy thận, nguy hiểm hơn đối tượng suy thận đang có xu hướng trẻ hóa. Con số này đã đặt ra nhiều mối lo ngại cho cả cộng đồng. Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện chức năng thận và phòng ngừa các biến chứng.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Biến chứng suy thận

Thận là một cơ quan quan trọng bậc nhất đối với con người. Trong mỗi cơ thể người bình thường có hai quả thận đảm nhiệm chức năng là lọc và loại bỏ các chất thừa, các chất thải từ máu ở bên trong cơ thể ra ngoài môi trường. Đồng thời thận còn giúp kiểm soát các cơ quan khác của cơ thể như điều hoà huyết áp, cân bằng nội môi, nội tiết tố.

Bệnh suy thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Bệnh suy thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Bị bệnh suy thận có nguy hiểm không? Câu trả lời chính xác là RẤT NGUY HIỂM.

Khi bị suy thận, các chức năng của thận sẽ bị suy kiệt dần khiến việc đào thải chất độc ra ngoài cơ thể bị ngưng trệ. Điều này khiến cơ thể bị nhiễm độc và tích nước thừa trong cơ thể gây sưng phù nề ở mắt cá chân, cơ thể suy nhược, mất ngủ, thậm chí dẫn đến khó thở.

Bệnh suy thận nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời tình trạng bệnh ngày càng nặng sẽ khiến thận mất hoàn toàn các chức năng làm cho nguy cơ tử vong lúc này của người bệnh là rất cao.

Bệnh thận nếu để di căn sang mãn tính sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan liên quan trong cơ thể nhất là với hệ bài tiết và tim mạch với các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Gây giữ nước, tích dịch làm tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận hoặc xuất hiện dịch trong phổi gây phù phổi
  • Sự gia tăng đột ngột của lưu lượng Kali trong máu (tăng Kali máu) có thể làm giảm khả năng đào thải độc, các hoạt động của tim mạch và đe dọa đến tính mạng 
  • Bệnh tim và mạch máu tim mạch
  • Khuếch tán mạch lượng canxi trong xương, vitamin D trong máu làm tăng nguy cơ loãng xương khiến người bệnh mắc phải các bệnh viêm xương khớp, xương dễ gãy 
  • Giảm chức năng tình dục ở cả nam và nữ, gây rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản
  • Gây tổn hại mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó tập trung, hay cáu gắt, thay đổi tính cách hoặc co giật
  • Biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển 
  • Gây tổn hại đến tính mạng đối với bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối, muốn kéo dài sự sống cần phải gắn liền với bệnh viện và máy móc y tế hỗ trợ

Khẳng định một lần nữa bệnh suy thận cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân để kiểm soát tình trạng thận và điều trị kịp thời, đúng hướng nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Suy thận có chữa được không? Các cách điều trị?

Ngoài việc quan tâm suy thận nguy hiểm như thế nào với sức khỏe thì mối lo ngại bệnh suy thận có chữa khỏi được không cũng được chú ý rất nhiều. Trên thực tế, suy thận dù ở cấp tính hay mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, do chức năng thận không thể thể phục hồi được. Song điều trị suy thận có thể giúp bệnh không tiến triển nặng hơn và cải thiện, bổ trợ chức năng thận hoạt động trơn tru hơn.

Ngoài ra, các bệnh về thận có chữa được hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh sớm hay muộn, sử dụng phương pháp chữa trị nào và mức độ tuân thủ theo chỉ định bác sĩ của người bệnh. 

Người suy thận kèm triệu chứng thiếu máu thường được dùng Erythropoietin tiêm dưới da
Người suy thận kèm triệu chứng thiếu máu thường được dùng Erythropoietin tiêm dưới da

Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu (suy thận cấp độ 1, 2, 3) thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, hiệu quả cũng cao hơn. Nếu bệnh phát triển đến các giai đoạn mạn nặng hơn thì việc chữa trị sẽ khó khăn và kết quả mang lại không thể đạt được như mong muốn.

Đặc biệt khi để bệnh suy thận tiến đến giai đoạn cuối, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu hoặc chạy thận để kiểm soát bệnh duy trì sự sống. Và việc kéo dài tuổi thọ đối với bệnh nhân trong các phương pháp này rất khó nói vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, cơ địa của người bệnh, tỉ lệ tương thích, mức độ đáp ứng điều trị,…

Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn các rủi ro từ bệnh.

Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cũng như việc phát triển thành suy thận mạn giai đoạn cuối, người bị suy thận mãn có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ chức năng thận

Với các đối tượng suy thận cấp, bệnh còn nhẹ, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Suy thận kèm triệu chứng tăng huyết áp: sử dụng thuốc điều hòa huyết áp và thuốc lợi tiểu
  • Điều trị suy thận kèm triệu chứng thiếu máu: sử dụng Erythropoietin tiêm dưới da và bổ sung sắt, axit folic cho cơ thể
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Sử dụng nhóm thuốc giảm nồng độ cholesterol xấu như statin, gemfibrozil
  • Điều trị suy thận với biến chứng loãng xương: bổ sung vitamin D, canxi và hạn chế lượng phốt pho trong khẩu phần ăn hằng ngày

Phương pháp lọc máu

Khi chức năng của thận suy giảm trầm trọng, bệnh thận tiến sang giai đoạn cuối thuốc điều trị bệnh sẽ không còn tác dụng. Người bệnh lúc này cần chuyển sang thực hiện biện pháp lọc máu chạy thận.

Lọc máu bao gồm 2 phương pháp lọc chính là lọc thẩm phân phúc mạc và chạy thận nhân tạo. Trong đó:

  • Thẩm phân phúc mạc: Lợi dụng khả năng lọc bán dẫn của lớp màng bụng, màng phúc mạc tại ổ bụng để lọc sạch các chất cặn bã, chất thải, nước thừa thay thế cho chức năng thận. Phương pháp này thích hợp cho nhiều đối tượng, có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để lọc máu. Tuy nhiên, hiệu quả lọc của thẩm phân phúc mạc không tốt bằng chạy thận nhân tạo.
  • Chạy thận nhân tạo: Máu của người bệnh sẽ được truyền tới máy thẩm phân để tiến hành lọc các chất thải, chất độc cùng lượng nước thừa ra khỏi máu nhờ hệ thống ống dẫn. Lúc này, máy thẩm phân có chức năng thay thế cho một quả thận bình thường. Sau khi được làm sạch, máu sẽ được truyền lại cơ thể cũng qua hệ thống ống dẫn. Phương pháp này rất hiệu quả, tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đến bệnh viện khoảng 3 lần mỗi tuần để tiến hành lọc máu  và phải thực hiện tiểu phẫu tạo vị trí nối động – tĩnh mạch (AV) trước phẫu thuật.

Phương pháp ghép thận

Khi bị suy thận giai đoạn cuối, cơ thể không còn có khả năng đào thải độc tố và điều hòa chất điện giải, ổn định huyết áp, người bệnh ghép thận nếu không muốn tiến hành lọc máu.

Nguyên lý của ghép thận là thay thế thận đã mất chức năng bằng thận mới vẫn hoạt động tốt. Thận ghép thường được tuyển chọn từ ngân hàng thận từ các bệnh viện, hoặc do người thân của bệnh nhân hiến tặng. Với các trường hợp thận tương thích và không bị đào thải sau phẫu thuật, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ đến 10 – 20 năm thậm chí là hơn nữa.

Những điều cần chú ý khi điều trị suy thận

Khi điều trị suy thận, người bệnh cần chú ý một số các vấn đề như sau:

  • Xác định nguyên nhân gây bệnh suy thận và loại bỏ bệnh từ gốc. Ví dụ như: Nếu nguyên nhân suy thận xuất phát từ bệnh lý huyết áp cao thì điều trị chính là ổn định huyết áp; nếu do tiểu đường thì điều trị chính là ổn định đường huyết; nếu do giảm chức năng lọc cầu thận thì tránh những độc tố từ thuốc, thực phẩm gây hại cho chức năng thận
Thường xuyên kiểm tra nồng độ creatinin huyết thanh để kiểm soát tình trạng bệnh
Thường xuyên kiểm tra nồng độ creatinin huyết thanh để kiểm soát tình trạng bệnh
  • Kiểm tra thường xuyên lưu lượng protein trong nước tiểu và nồng độ creatinin huyết thanh từ đó có cách biện pháp duy trì chúng ở mức độ ổn định
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành riêng cho người suy thận, bao gồm: nhiều ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt); trái cây tươi và rau củ quả tươi; nạp ít chất béo no và cholesterol; hạn chế các thực phẩm tinh chế chứa nhiều đường; ăn nhạt, ít muối,… Đồng thời, kiểm soát lượng vitamin  protein, Kali, Phốt pho và khoáng chất đưa vào cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thận,…
  • Giữ huyết áp, lượng đường trong máu ở mức ổn định, phù hợp
  • Dùng thuốc theo quy định, chỉ định của bác sĩ
  • Bên cạnh đó, cần kết hợp tập  luyện các bài thể dục vừa sức, đều đặn, bỏ thuốc lá, rượu bia để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bài viết đã giải đáp khúc mắc bệnh suy thận có nguy hiểm không cho mọi người. Đối với bệnh suy thận, người bệnh không nên chủ quan. Hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liệu trình điều trị suy thận. Bên cạnh đó cần kết hợp thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để việc chữa trị đạt kết quả tốt nhất. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Nội dung chínhBệnh suy thận có nguy hiểm không? Biến chứng suy thậnSuy thận có chữa được không? Các cách điều trị?Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ chức năng thậnPhương pháp lọc máuPhương pháp ghép thậnNhững điều cần chú ý khi điều trị suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi […]

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Nội dung chínhBệnh suy thận có nguy hiểm không? Biến chứng suy thậnSuy thận có chữa được không? Các cách điều trị?Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ chức năng thậnPhương pháp lọc máuPhương pháp ghép thậnNhững điều cần chú ý khi điều trị suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi […]

Xem chi tiết
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?

Nội dung chínhBệnh suy thận có nguy hiểm không? Biến chứng suy thậnSuy thận có chữa được không? Các cách điều trị?Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ chức năng thậnPhương pháp lọc máuPhương pháp ghép thậnNhững điều cần chú ý khi điều trị suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?