Suy Thận Mạn Nên Ăn Gì Để Nhanh Chóng Khỏi Bệnh?
Bên cạnh những câu hỏi về phác đồ điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân suy thận. Suy thận mạn nên ăn gì, kiêng gì để có thể kiểm sát các triệu chứng bệnh hiệu quả nhất? Lời giải đáp cụ thể của các bác sĩ sẽ có trong nội dung bài viết sau đây.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy thận mạn
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân suy thận mạn luôn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi lẽ, đối với bất cứ bệnh lý nào, dinh dưỡng đều đóng vai trò then chốt để quyết định con đường chiến đấu với bệnh tật và các biến chứng xảy ra.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân suy thận mạn, nên ăn gì kiêng gì là một trong các yếu tố hàng đầu để bảo tồn chức năng còn lại của thận.
Thận đảm đương vai trò lọc máu, bài tiết chất độc và các chất cặn bã không cần thiết ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu trong chế độ dinh dưỡng của những người mắc bệnh vẫn còn những thành phần gây áp lực lên thận khiến chức năng thận tổn thương nặng nề hơn và có thể không phục hồi được nữa.
Sau đây là một số lợi ích mà chế độ dinh dưỡng khoa học mang tới cho bệnh nhân suy thận mạn tính:
- Giảm nhẹ cường độ của các triệu chứng bệnh.
- Bảo vệ chức năng còn lại của thận.
- Kéo dài thời gian khi vào chạy thận hơn.
- Dự phòng được những biến chứng có thể xảy ra khi mắc suy thận mạn.
- Làm chậm tiến triển của bệnh khi đến giai đoạn cuối.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận nói chung.
Vì những lợi ích trên, người bệnh nên đặc biệt chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo chỉ ăn uống đủ năng lượng cơ thể hoạt động: Mỗi người trung bình cần 35 – 40 kcal/kg để có thể đáp ứng được quá trình sinh hoạt thường ngày.
- Lượng đạm nạp vào cơ thể hàng ngày dưới 25g: Chú ý bổ sung những loại đạm ít calo, khuyến khích đạm từ thực vật. Các loại thực phẩm như thịt động vật, trứng, sữa, cá chỉ nên chiếm khoảng 50% lượng đạm hàng ngày.
- Tăng cường rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng: Nguồn rau củ quả đảm bảo phải tươi sạch, nhất là những loại giàu C, sắt, axit folic để tạo tạo máu và các nhóm vitamin A, B, E giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
- Kiểu soát lượng muối và nước bổ sung vào cơ thể: Mỗi bệnh nhân suy thận chỉ nên ăn 2 – 3g muối/ngày. Quá nhiều muối được nạp vào thể khiến áp lực lên thận lớn hơn, tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi chức năng thận bị suy, khả năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu bị mất đi. Người bệnh cứ 3 – 4 ngày phải đi chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng để loại bỏ lượng nước thừa đưa vào cơ thể qua con đường ăn uống. Vì vậy bệnh nhân cần chú ý đến cả lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày để không gây quá tải lên chức năng của thận.
Suy thận mạn nên ăn gì?
Đối với những bệnh nhân suy thận mạn, bảo tồn chức năng thận, không để bệnh tiến triển xấu bằng việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết.
Vậy những người bệnh suy thận mạn nên ăn gì là tốt nhất? Dựa trên nguyên tắc trên, bệnh nhân nên tăng cường những nhóm thực phẩm sau:
- Tinh bột từ gạo trắng, bột mì, bún, bột sắn dây,… nên được duy trì đủ. Tuy nhiên với bệnh nhân suy thận có bệnh lý nền là tiểu đường, cao huyết áp thì nguồn tinh bột cung cấp nên được cung cấp từ khoai lang, miến dong
- Bổ sung đạm cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như: cá thu, cá hồi, thịt gà, trứng,…
- Tăng cường các loại rau xanh ít đạm như hành, tỏi, mồng tơi, cải thìa, bắp cải, súp lơ.
- Tăng cường hoa quả tươi giàu vitamin và khoáng chất: dưa chuột, cam, quýt, bưởi, việt quất, cherry, dâu tây,…
- Thay thế chất béo động vật bằng nguồn chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu mè, dầu ô liu,…
Suy thận mạn kiêng ăn gì?
Để không cản trở quá trình điều trị, bệnh nhân suy thận mạn chú ý hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
- Hạn chế thực phẩm có nhiều photpho: Do thận đã mất khả năng đào thải photpho nên có quá nhiều sẽ gây loãng xương.
- Các loại thực phẩm cần tránh là: nội tạng động vật, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bia, coca cola.
- Tránh thức ăn chứa nhiều muối: Tránh các loại thực phẩm mặn như nước mắm, đồ hộp mặn, mì ăn liền, trứng muối và đồ ăn chế biến sẵn không thể kiểm soát được lượng natri nạp vào cơ thể.
- Tránh thức ăn chứa nhiều kali: Kali và photpho là hai chất cần thải bớt khi chế biến thực phẩm, có thể giảm thiểu bằng cách cắt nhỏ, ngâm trong nước hoặc nấu vài lần rồi bỏ nước khi ăn. Ngoài ra cần hạn chế những loại hoa quả giàu kali như chuối, xoài, chuối, mận,…
- Thận trọng với những rau củ giàu đạm như rau muống, rau ngót, giá đỗ,…
- Đặc biệt chú ý đó là điều chỉnh lượng nước nạp vào cơ thể. Hạn chế các thực phẩm ở dạng lỏng như cháo, súp, canh hay đồ hầm.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Suy thận mạn nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?”. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, việc ăn uống đúng cách cũng là một biện pháp hữu hiệu mà người bệnh cần lưu ý để có thể kiểm soát bệnh tật nhanh chóng.
Nội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy thận mạnSuy thận mạn nên ăn gì?Suy thận mạn kiêng ăn gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy thận mạnSuy thận mạn nên ăn gì?Suy thận mạn kiêng ăn gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy thận mạnSuy thận mạn nên ăn gì?Suy thận mạn kiêng ăn gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy thận mạnSuy thận mạn nên ăn gì?Suy thận mạn kiêng ăn gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám […]
Xem chi tiết