Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp
Suy thận là căn bệnh dai dẳng và thường đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Bởi vậy, mắc bệnh suy thận sống được bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và thân nhân. Trên thực tế thời gian sự sống của người bệnh thận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hãy cùng đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết này.
Suy thận có chữa được không?
Suy thận là căn bệnh diễn ra một cách âm thầm và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau (5 giai đoạn):
- Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc tại cầu thận vẫn ở mức bình thường (≥ 90 ml/phút).
- Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc tại cầu thận giảm xuống còn 60 – 89 ml/phút.
- Giai đoạn 3: Thận tổn thương mức vừa, mức lọc cầu thận giảm vừa còn 30 – 59 ml/phút.
- Giai đoạn 4: Thận tổn thương nặng, mức lọc tại cầu thận giảm nặng còn 15 – 29 ml/phút.
- Giai đoạn 5: Thận suy giai đoạn cuối, mức lọc tại cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút, thận gần như không hoạt động.
Tương ứng với mỗi giai đoạn, mức độ nặng của bệnh suy thận sẽ tăng dần. Nếu phát hiện sớm khi bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ và thực hiện điều trị kịp thời, đồng thời tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các chuyên gia thì bệnh sẽ được kiểm soát và điều trị khỏi.
Tuy nhiên, nếu để mức độ suy thận trở nặng (sau giai đoạn 4) hậu quả của suy thận sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt với hệ bài tiết và tim mạch. Lúc này, người suy thận sẽ buộc phải tiến hành các phương pháp điều trị đặc biệt như chạy thận hoặc ghép thận nếu muốn kéo dài sự sống.
Cũng theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ chữa khỏi trong từng trường hợp suy thận là khác nhau trong do bản chất khó lường của bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội chữa trị thành công và phục hồi của bệnh nhân suy thận thường là: loại bệnh lý suy thận, giai đoạn phát triển của suy thận, sức khỏe tổng thể của người bệnh và đáp ứng của cơ thể với phương pháp điều trị.
Suy thận sống được bao lâu?
Nhiều người bệnh thường thắc mắc bị bệnh suy thận sống được bao lâu? Với suy thận độ 1, độ 2 và độ 3, nếu người suy thận phát hiện bệnh kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh có thể khỏi được.
Vậy còn với các tình trạng suy thận giai đoạn cuối nặng hơn, chức năng thận suy giảm hoàn toàn thì người suy thận nặng sống được bao lâu? Người suy thận có chết không?
Đây là một câu hỏi khó có thể đưa ra kết quả chính xác hoàn toàn. Song có thể khẳng định rằng, người bị suy thận nặng vẫn có thể kéo dài tuổi thọ lên đến hàng chục năm, thậm chí vài chục năm bằng cách tiến hành các biện pháp điều trị thay thế để duy trì sự sống.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn nặng là chạy thận nhân tạo, lọc thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trong đó, 2 phương pháp chạy thận (lọc máu) và ghép thận là hai giải pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.
Trường hợp chạy thận
Chạy thận nhân tạo hay lọc máu cho bệnh nhân suy thận là cách điều trị suy thận phổ biến nhất hiện nay dành cho nhóm người bị giảm chức năng thận từ 85 – 90% chức năng vốn có.
Nhờ máy thẩm phân với hệ thống ống dẫn, máu của người bệnh sẽ được loại bỏ lượng nước thừa, thải độc tố, muối cũng như các chất cặn bã khác. Đồng thời giữ lại một số chất như bicacbonat, Nitrat, Kali trong máu ở ngưỡng nồng độ an toàn. Ngoài ra, chạy thận nhân tạo còn có tác dụng giúp cân bằng và ổn định huyết áp.
Một sự thật về chạy thận nhân tạo đó là không chữa được bệnh thận nhưng đây là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và sự sống. Bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ 3 lần mỗi tuần, nhờ đó sẽ sống được từ 5 – 15 năm, cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài tuổi thọ đến 20 – 30 năm.
Trường hợp ghép thận cho người suy thận sống được bao lâu
Phương pháp ghép thận có thể hiểu là thay thế thận cũ bị mất chức năng bằng thận mới còn khỏe mạnh. Trên thực tế, thận dùng để cấy ghép thường được tìm kiếm từ ngân hàng thận hoặc thận hiến từ người thân hoặc thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào cơ thể bệnh nhân.
Để kéo dài tuổi thọ và sinh hoạt bình thường, ghép thận được xem là phương pháp điều trị lý tưởng nhất. Bởi một quả thận tốt được cấy ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng cho hai quả thận bị tổn thương. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân suy thận không còn phải đến bệnh viện thường xuyên để lọc máu nữa.
Theo nghiên các cứu khoa học, nếu thận hiến là của người trong cùng huyết thống thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt đến 95 – 98%, trên 10 năm đạt 75 – 85% và sống thêm ngoài 20 năm là 50% tùy từng trường hợp. Có nghĩa là tính trung bình, người ghép thận nếu thành công có thể sống từ 15 đến 20 năm nếu điều trị đúng liệu trình và tuân thủ tốt các nguyên tắc điều trị.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người suy thận
Theo các chuyên gia, đối với người bị suy giảm chức năng thận, chế độ dinh dưỡng cần phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu muốn kéo dài tuổi thọ. Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn chuẩn dinh dưỡng như sau:
- Bữa ăn: Ăn chia nhỏ từ 4 đến 6 bữa / ngày.
- Lượng Calo: khoảng 3000 Calo (tăng khoảng 30% so với bình thường).
- Lượng Đạm: hạn chế, ở mức 0,3 – 0,4g/ Kg cân nặng / Ngày.
- Chế độ ăn nhạt: không quá 2 – 4g muối/ người / ngày.
- Lượng chất béo: Nên ăn dầu thực vật, bơ.
- Không sử dụng các chất , đồ uống kích thích có hại cho hệ bài tiết như trà, rượu, bia, thuốc lá,…
- Cần hạn chế nạp các đồ ăn chứa nhiều Phốt pho như: phomat, lạc, đậu đỗ,…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều Kali như: chuối, các loại đồ khô, hoa quả sấy, rau chân vịt, rau cải xoăn,…
- Nên ăn các thực phẩm tốt cho thận như: gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây, rau cải bắp,…
- Bổ sung các loại hoa quả tươi giàu chất xơ, ít Kali như: táo, dứa, lê đường, cherry,…
Ngoài thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, bệnh nhân bị suy thận nên:
- Tránh luyện tập nặng hoặc làm việc nặng, hoạt động mạnh: Để tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lao động nhẹ, luyện tập các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng. Đặc biệt đối với các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, chạy thận hoặc ghép thận, đây sẽ là giải pháp hỗ trợ tối ưu nhất để kéo dài tuổi thọ.
- Kiểm soát cân nặng: Với những bệnh nhân suy thận đang điều trị bằng chạy thận lọc máu, việc theo dõi cân nặng hàng ngày và kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để tăng khả năng sống sót. Bởi khi thận không hoạt động, lượng nước tiểu sẽ giảm, còn dịch thừa sẽ được máy lọc thận đưa ra ngoài. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cân nặng hàng ngày để giúp bác sĩ xác định lượng dịch dư thừa từ đó xây dựng được liệu trình trị liệu phù hợp nhất.
- Tuân theo lịch trình điều trị từ bác sĩ một cách nghiêm ngặt: Nhớ uống thuốc thường xuyên, đúng liều lượng cũng như đến các cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe định kỳ để nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi thọ.
Trên đây là những giải đáp về “suy thận sống được bao lâu”. Có thể khẳng định, tuổi thọ của người suy thận sẽ không bị giảm sút nếu bệnh được phát hiện kịp thời, được điều trị đúng lộ trình và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp. Bởi vậy, đừng chủ quan với những triệu chứng bệnh giai đoạn đầu.
Nội dung chínhSuy thận có chữa được không?Suy thận sống được bao lâu?Trường hợp chạy thậnTrường hợp ghép thận cho người suy thận sống được bao lâuLàm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSuy thận có chữa được không?Suy thận sống được bao lâu?Trường hợp chạy thậnTrường hợp ghép thận cho người suy thận sống được bao lâuLàm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSuy thận có chữa được không?Suy thận sống được bao lâu?Trường hợp chạy thậnTrường hợp ghép thận cho người suy thận sống được bao lâuLàm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người suy thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]
Xem chi tiết