Suy Thận
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, căn bệnh này thường khó phát hiện ở những giai đoạn đầu, nhất là khi tình trạng mới khởi phát. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả là biện pháp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Suy thận là gì? Phân loại bệnh?
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ thanh lọc máu bằng việc loại bỏ những chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể. Đồng thời bộ phận này còn có chức năng duy trì lượng muối và cân bằng điện giải, để huyết áp trong cơ thể được ổn định.
Tuy nhiên vì một lý do mà chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, khiến các chất độc hại không được đào thải ra ngoài. Từ đó gây ra suy thận, tiếng anh là Kidney Failure.
Theo các chuyên gia, 85-90% chức năng của thận sẽ bị suy giảm và mất dần khi xảy ra căn bệnh này. Nhìn chung không có cách nào để chữa trị dứt điểm tình trạng suy thận. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kéo dài thời gian sống bằng việc thực hiện các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Dựa theo thời gian và tình trạng suy giảm chức năng, người ta chia suy thận thành 2 loại là mãn tính và cấp tính.
- Suy thận cấp tính: Chủ yếu tập trung ở những người có hệ miễn dịch kém hoặc bệnh nhân nặng cần chăm sóc đặc biệt. Bệnh thường phát triển nhanh chóng chỉ sau vài ngày, vài tuần thậm chí là vài giờ. Trên thực tế, suy thận cấp tính tương đối ít gặp, tần suất mắc bệnh mỗi năm chỉ chiếm từ 1-3%. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi chức năng thận là rất cao. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dường như không đạt hiệu quả.
- Suy thận mãn tính: Đây là mức độ suy thận nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Lúc này khả năng lọc máu của thận gần như bằng không, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn điện giải, tăng huyết áp hoặc thiếu máu mãn tính. Trường hợp nặng nhất người bệnh có thể sử dụng phương pháp lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận mới để duy trì sự sống.
Suy thận có mấy cấp độ?
Để thuận lợi cho việc theo dõi và điều trị bệnh, người ta thường chia độ suy thận thành các cấp độ sau:
- Suy thận độ 1: Đây là giai đoạn khởi đầu của bệnh khi các tác nhân gây hại mới xâm nhập vào cơ thể. Thận bị tổn thương nhưng chưa xuất hiện triệu chứng nhận biết. Bên cạnh đó mức lọc cầu thận vẫn ở mức bình thường.
- Suy thận độ 2: Ở giai đoạn này các triệu chứng nhận biết bệnh đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa rõ rệt. Chức năng thận bị suy giảm khoảng 40-50% so với người bình thường. Tốc độ lọc máu tại cầu thận chỉ khoảng 60-89ml/ phút.
- Suy thận độ 3: Ở giai đoạn này chức năng của thận bị giảm đi rất nhiều so với giai đoạn 1 và 2. Lúc này, thận không còn giữ được khả năng duy trì trao đổi chất như bình thường. Do chức năng lọc máu bị giảm đến 75%. Bên cạnh đó độ thanh lọc cầu thận cũng giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn 30-59ml/ phút. Ngoài ra người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các biến chứng như sưng ở bàn tay hoặc bàn chân, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.
- Suy thận độ 4: Đây là cấp độ suy thận khá nghiêm trọng và được xác định qua các chỉ số xét nghiệm như: Độ lọc máu khoảng 15-39ml/ phút, chức năng thận suy giảm từ 85-90%. Ở giai đoạn này người bệnh đã phải thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu để duy trì sự sống. Người bệnh thường xuyên bị phù nề, ngứa toàn thân, tiểu đêm, tiểu ngày liên tục, khó thở, co giật, thiếu sức sống,….
- Suy thận độ 5 (giai đoạn cuối): Suy thận giai đoạn cuối là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh, bởi chức năng thận đã bị suy giảm đến hơn 90%. Người bệnh buộc phải duy trì sự sống qua lọc máu và ghép thận nhân tạo. Tuy nhiên thời gian điều trị cũng không kéo dài được bao lâu. Ở giai đoạn này người bệnh phải thường xuyên đối mặt với các triệu chứng tiểu ra máu, tiểu lẫn đạm, tiểu ít, thậm chí là vô niệu,…
Cách tính độ suy thận này sẽ giúp các bác sĩ xác định được chính xác tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắc
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy thận, tuy nhiên để thuận tiện cho việc điều trị các nhà khoa học đã phân chia thành các nhóm sau.
- Thường xuyên nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn nguy hiểm này này. Bởi khi đó lượng nước tiểu chưa được đào thải ra ngoài sẽ gia tăng áp lực lên thành bàng quang, làm suy giảm chức năng tiểu tiện. Lâu ngày có thể dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Lười uống nước: Lượng nước tối thiểu để duy trì hoạt động hàng ngày cho người bệnh là từ 2- 2,5 lít. Việc bổ sung không đủ lượng nước mỗi ngày sẽ khiến quá trình thanh lọc và bài tiết của thận bị ảnh hưởng. Lượng độc tố và các chất cặn bã chưa được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ và tăng cao trong cơ thể. Lâu ngày hình thành lên các khối sỏi, cản trở khả năng lọc máu của thận.
- Ăn mặn: Thói quen ăn mặn không những gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp và làn da. Mà còn khiến hệ tiết niệu đặc biệt là thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi, ăn mặn sẽ khiến lượng nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, làm tăng gánh nặng cho bàng quang và thận. Chưa kể việc ăn mặn còn khiến người bệnh có thói quen uống nước liên tục, làm thận phải hoạt động quá công suất. Tích tụ lâu ngày dẫn đến sinh ra bệnh.
- Do các bệnh về thận: Một số các bệnh về thận như nhiễm trùng thận, viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư… nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời có thể gây tổn thương và suy thận kéo dài.
- Lạm dụng tình dục: Việc lạm dụng tình dục thường xuyên với cường độ dày đặc có thể khiến thận bị “vắt kiệt sức”. Lâu ngày sẽ không còn khả năng thực hiện việc đào thải độc tố và cân bằng điện giải nuôi dưỡng cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy thận còn có thể xảy ra ở những đối tượng dưới đây:
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Người bị suy tim.
- Người mắc các bệnh về gan.
- Người bị cao huyết áp hoặc tắc nghẽn mạch máu ở chân và tay.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
- Người già, người lớn tuổi, chức năng thận bị suy giảm.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Để ngăn chặn nguy cơ tiến triển của các biến chứng người bệnh nên cảnh giác với các triệu chứng sau.
Đi tiểu bất thường
Số lần đi tiểu nhiều nhất trong một ngày của người bình thường là 6-7 lần. Tuy nhiên nếu chức năng thận bị suy giảm, bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, lượng nước tiểu mỗi lần thường ít đi.
Ngoài ra, nếu chú ý quan sát bạn có thể dễ dàng nhận thấy những bất thường trong nước tiểu như: Tiểu đậm màu, có lẫn bọt hoặc lẫn máu, xuất hiện cảm giác đau buốt, khó khăn khi đi tiểu.
Mẩn ngứa
Mẩn ngứa dễ bị nhầm lẫn với nổi mề đay và các bệnh da liễu khác. Tuy nhiên đây là lại dấu hiệu thường gặp ở bệnh suy thận. Nguyên nhân là bởi các độc tố và cặn bã chưa được đào thải ra ngoài, tích tục trong máu, lâu ngày gây ngứa ngáy, khó chịu.
Lúc này người bệnh sẽ thấy bắp tay và chân xuất hiện nhiều mảng sẩn đỏ, ngứa rát nhưng không có có nhân như khi bị mụn.
Đau lưng
Đau lưng do suy thận cũng có thể bị nhầm lẫn với các căn bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu chú ý bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra điểm khác biệt giữa hai căn bệnh này.
Vị trí đau lưng do thận thường xuất phát ở vùng lưng dưới, nằm ngay bên mạn sườn. Cơn đau có thể lan tỏa từ lưng xuống vùng xương chậu và thậm chí là vùng bụng dưới. Tình trạng đau không quá dữ dội nhưng lại dai dẳng nhiều ngày. Đôi khi sẽ xuất hiện cơn đau quặn, cảm giác như ăn sâu vào cơ thể.
Tình trạng sưng phù
Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của suy thận. Khi thận bị suy giảm chức năng, lượng nước trong cơ thể sẽ không còn cân bằng. Lúc này, nước dư thừa không được đào thải ra ngoài, sẽ ứ đọng. Lâu ngày khiến các bộ phận trên cơ thể như bọng mắt, mắt cá chân, tay sưng phù.
Thiếu máu
Như đã trình bày ở phần trên, thận không không chỉ có vai trò đào thải cặn bã. Mà cơ quan này còn đảm nhận chức năng lọc máu, kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu.
Vì vậy khi suy thận xảy ra, đồng nghĩa với việc cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu để đưa oxy vào máu. Lúc này tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra. Người bệnh sẽ bắt gặp các triệu chứng điển hình như: Chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn tay chân,…
Chuột rút tay chân
Thận chính là cơ quan duy trì điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận suy yếu sẽ kéo theo hàm lượng khoáng chất trong máu bị rối loạn.
Do đó cơ thể sẽ xuất hiện các tình trạng chuột rút, nhất là ở tay và chân. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến co quắp chân tay, cản trở quá trình hoạt động.
Hơi thở có mùi
Mặc dù đây không phải triệu chứng đặc trưng của các mức độ suy thận. Nhưng hơi thở có mùi cũng là vấn đề cảnh báo bộ phận này đang bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do suy thận làm tăng nồng độ ure trong máu, khiến cơ thể sản sinh ra mùi hôi, khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn ói,…
Rối loạn sinh lý nam
Là cơ quan duy trì chức năng sinh lý của nam giới. Suy thận có thể khiến nội tiết tố nam bị giảm trầm trọng. Đồng thời, khiến lượng máu lưu thông đến dương vật bị ảnh hưởng. Lâu ngày nam giới sẽ gặp các vấn đề như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh.
Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, suy thận còn có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng liên quan khác như: Tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy khi thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ, bao gồm cả những triệu chứng chưa được liệt kê ở trên, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Cách chẩn đoán suy thận
Suy thận ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện hiện những triệu chứng nhận biết. Do đó để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì các xét nghiệm chuyên sâu chính là cách thực hiện duy nhất.
Một số biện pháp chẩn đoán suy thận như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua mẫu nước tiểu mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số Albumin. Nếu trong nước tiểu xuất hiện có xuất hiện hoạt chất này, chứng tỏ thận của người bệnh đã bị tổn thương.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra chính xác các chất cặn bã mà cầu thận đang xử lý. Nếu trong máu có sự gia tăng nhanh chóng của Creatine hoặc Nitơ urê máu thì chắc chắn người bệnh đã bị suy thận cấp.
- Đo thể tích nước tiểu: Đây là xét nghiệm đơn giản nhất giúp chẩn đoán chính xác tình trạng chức năng thận. Nếu lượng tiểu thấp, người bệnh có thể đã bị thận do chấn thương hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Chụp CT hoặc MRI, siêu âm: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh thận và đường tiết niệu bên trong. Từ đó tìm ra vị trí bất thường hoặc tắc nghẽn trong cầu thận.
Suy thận có chữa được không? Các biến chứng suy thận?
Suy thận là căn bệnh tiết niệu khá nguy hiểm.Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời từ khi mới khởi phát bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để tiến triển nặng, người bệnh buộc phải sử dụng các phương pháp duy trì sự sống như lọc máu, chạy thận. Ở giai đoạn này, tỉ lệ sống sót của người bệnh là rất thấp và gần như không có nhiều hy vọng.
Theo các chuyên gia khả năng chữa trị của suy thận ở mỗi người là khác nhau. Vì chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng của từng người.
Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng đơn thuốc điều trị của người khác nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vì điều này có thể khiến bệnh tiến tiến nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Một số các biến chứng nguy mà suy thận có thể gây ra nếu không được điều trị và phát hiện sớm như:
- Giữ nước khiến tay chân sưng, phù nề.
- Làm tăng huyết áp đột ngột.
- Gia tăng nồng độ Kali trong máu, gây suy giảm chức năng tim, tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong.
- Gây tình trạng thiếu máu, gia tăng khả năng gãy xương.
- Gây bất lực, giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
- Suy thận dẫn đến suy tim, viêm màng ngoài tim.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng trên là đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Các cách điều trị hiệu quả
Tùy vào giai đoạn và mức độ suy thận mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị suy thận được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
Tây Y trị suy thận
Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Cụ thể các loại thuốc điều trị suy thận gồm:
- Thuốc chống tăng huyết áp: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế thụ thể và men chuyển hóa, giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng thận hiệu quả. Một số loại thuốc tăng huyết áp thường được chỉ định cho người suy thận là: Captopril, Enalapril, Azilsartan….
- Thuốc chống thiếu máu: Đối với những bệnh nhân suy thận mãn tính, tình trạng thiếu máu trong các xét nghiệm cận lâm sàng là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc chống thiếu máu như: Darbepoetin alfa – Aranesp, Mircera,…
- Thuốc kiểm soát Cholesterol: Suy thận có thể gây ra nhiều bệnh lý trên hệ tim mạch. Vì vậy, trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho bệnh nhân các loại thuốc bổ sung nhằm loại bỏ các tác nhân xấu đến tim mạch. Một số loại thuốc kiểm soát Cholesterol như: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,….
Ở giai đoạn bệnh nặng, ngoài việc dùng thuốc các bệnh nhân sẽ phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để duy trì sự sống. Cụ thể:
- Cấy ghép thận: Ghép thận được coi là lựa chọn điều trị tốt nhất cho những người bị suy thận. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép một quả thận khỏe mạnh vào cơ thể của người mắc bệnh. Mục đích là để tăng cơ hội sống và giúp người bệnh khỏe hơn. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này, người bệnh phải tìm được nguồn hiến tặng thận phù hợp khả năng đáp ứng của cơ thể.
- Chạy thận nhân tạo: Chạy thận nhân tạo là cách điều trị suy thận phổ biến hiện nay. Ở biện pháp này, máu của của người bệnh sẽ được rút từ mạch máu chuyển qua quả lọc (thận) nhân tạo để loại bỏ tạp chất và cặn bã dư thừa. Sau khi máu được làm sạch, chúng sẽ đi qua ống lọc và trở lại cơ thể.
Chữa suy thận bằng Đông y
Ngoài Tây y thì suy thận bệnh học có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Bởi sự an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả tận gốc nhờ các thành phần chủ yếu trong tự nhiên. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị suy thận như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị địa hoàng thán, đỗ trọng, đương quy, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, kỷ tử, lộc giác giao. Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc thành thuốc cùng 6 bát nước. Mỗi ngày uống 1 tháng, kiên trì dùng liên tục trong 12 tuần để bệnh đỡ.
- Bài thuốc 2: Phục linh, hạn liên thảo, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, kỷ tử, thục địa sắc trong vòng 30 -45 phút. Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Bạch truật, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh bì, quế chi, bách bản, đẳng sâm sắc với 1 lít nước. Sau khi thuốc được thì chắt nước uống sau bữa ăn để đạt kết quả tốt nhất.
Việc điều trị suy thận bằng các bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh cần áp dụng đều đặn và liên tục. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên đi khám để được chẩn đoán và bốc thuốc đúng bệnh.
Đồng thời trong quá trình sử dụng cần kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và kịp thời có biện pháp xử lý khi cần.
Mẹo dân gian trị bệnh
Điều trị suy thận bằng các mẹo vặt dân gian cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Bởi cách làm đơn giản, dễ thực hiện lại khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ thích hợp với những ca bệnh nhẹ, mới khởi phát.
Trong trường hợp suy thận giai đoạn 2, 3,4.. người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị chuyên khoa đúng cách. Một số mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị suy thận như:
Đỗ đen: Đậu đen chứa rất nhiều chất xơ và các dưỡng chất tốt cho chức năng của thận. Loại hạt này không những giúp lọc máu, giảm áp lực hoạt động mà còn tăng cường chức năng cho thận.
Cách dùng đậu đen chữa bệnh suy thận như sau:
- Chọn những hạt đậu to đều và loại bỏ những hạt đậu bị sâu, lép, hỏng.
- Đem đậu đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho lên bếp rang.
- Đợi cho đậu nguội bớt thì cho vào hộp kín để dùng dần.
- Mỗi lần uống thì lấy một nắm đậu đen cho vào ấm nước. Sau đó đun sôi khoảng 10 phút rồi chắt nước uống.
Râu ngô: Râu ngô là vị thuốc lợi tiểu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chính vì thế, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng thận hư, thận yếu.
- Người bệnh cần chuẩn bị 30g râu ngô 10g hạt tía tô, 50g bạch mao căn.
- Các nguyên liệu trên sau khi làm sạch thì đun sôi với nước, uống như trà trong ngày.
Cây nhọ nồi: Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có tác dụng bổ thận, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng loại cây này để tăng cường chức năng cho thận và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
- Cỏ mực sau khi rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng.
- Mỗi ngày lấy khoảng 30g cỏ mực đun cùng 40g đỗ đen rồi chắt nước uống thành nhiều lần.
Suy thận nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, người bị thận còn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cách làm này sẽ giúp quá trình điều trị sớm đạt được kết quả như mong muốn, đồng thời giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Nên ăn gì khi bị suy thận?
Theo các chuyên gia, người bị suy thận nên tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây để giúp thận phục hồi nhanh hơn.
- Chất bột đường: Suy thận nên ăn gì, đáp án đầu tiên của câu hỏi này là các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, bột sắn, miến,… sẽ giúp giảm áp lực lên thận và hỗ trợ cơ quan này hoạt động nhẹ nhàng hơn.
- Chất béo: Các chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu,…đều là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người suy thận.
- Rau xanh: Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ thận khỏi các gốc tự do gây hại. Một số loại rau xanh tốt cho người bị bệnh thận như: Cải bắp, súp lơ, rau muống,…
- Hoa quả ngọt: Các loại quả ngọt như nho, táo, na, chuối sẽ giúp bổ sung khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường chức năng cho thận.
- Uống nhiều nước: Ưu tiên bổ sung 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chứng tiểu rắt cho cơ thể.
Nên kiêng gì khi bị suy thận?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung người suy thận cũng cần kiêng khem một số loại thức ăn dưới đây:
- Muối: Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp, phù thũng. Đồng thời khiến thận phải hoạt động hết công suất để đào thải muối ra ngoài.
- Chất đạm: Việc bổ sung quá nhiều đạm sẽ khiến gia tăng độc tố trong máu. Lúc này thận phải làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến suy yếu, giảm chức năng.
- Thực phẩm giàu photpho: Các loại thực phẩm giàu photpho như nấm đông cô, hạt sen khô, cua, đường thốt nốt có thể khiến chức năng của thận bị suy giảm, hệ thống xương khớp trở nên mềm yếu, dễ vỡ.
- Thực phẩm giàu kali: Những thực phẩm giàu kali nếu bổ sung quá nhiều trong giai đoạn suy thận cuối có thể làm tăng độc tố trong máu. Gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ tử vong.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bổ sung vitamin C trong chanh, khế, dứa,.. mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và các bệnh liên quan.
Cách phòng ngừa suy thân hiệu quả
Một trong những nguyên nhân chính gây ra suy thận là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng việc:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày. Điều này không những giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về thận.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện các điều bất thường về thận.
- Những người thuộc nhóm có nguy cơ bị suy thận cao như tiểu đường, cao huyết áp, gia đình có tiền sử bị thì cần tiến hành tầm soát suy thận định kỳ.
- Khi thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ về thận, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại khác. Bởi chúng không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn khiến chức năng thận bị ảnh hưởng.
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh ngay từ giờ.
Nội dung chínhSuy thận là gì? Phân loại bệnh?Suy thận có mấy cấp độ?Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắcTriệu chứng thường gặp của bệnhĐi tiểu bất thườngMẩn ngứaĐau lưngTình trạng sưng phùThiếu máuChuột rút tay chânHơi thở có mùiRối loạn sinh lý namCách chẩn đoán suy thậnSuy thận có chữa được không? […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSuy thận là gì? Phân loại bệnh?Suy thận có mấy cấp độ?Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắcTriệu chứng thường gặp của bệnhĐi tiểu bất thườngMẩn ngứaĐau lưngTình trạng sưng phùThiếu máuChuột rút tay chânHơi thở có mùiRối loạn sinh lý namCách chẩn đoán suy thậnSuy thận có chữa được không? […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSuy thận là gì? Phân loại bệnh?Suy thận có mấy cấp độ?Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắcTriệu chứng thường gặp của bệnhĐi tiểu bất thườngMẩn ngứaĐau lưngTình trạng sưng phùThiếu máuChuột rút tay chânHơi thở có mùiRối loạn sinh lý namCách chẩn đoán suy thậnSuy thận có chữa được không? […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSuy thận là gì? Phân loại bệnh?Suy thận có mấy cấp độ?Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắcTriệu chứng thường gặp của bệnhĐi tiểu bất thườngMẩn ngứaĐau lưngTình trạng sưng phùThiếu máuChuột rút tay chânHơi thở có mùiRối loạn sinh lý namCách chẩn đoán suy thậnSuy thận có chữa được không? […]
Xem chi tiết