Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Điều trị thế nào?
Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến trong giới văn phòng, dân lái xe, đặc biệt ở những đối tượng phải duy trì một tư thế liên tục trong nhiều giờ. Vậy thoái hoá đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Điều trị bệnh thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những trăn trở này.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến hàng đầu hiện nay.
Theo thống kê của Hiệp hội Thấp khớp học Việt Nam, có khoảng 30% dân số mắc thoái hoá đốt sống cổ. Bệnh có đặc điểm là tiến triển khá chậm, triệu chứng không rõ ràng và có mối liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế vận động.
Thoái hoá cột sống cổ gây ra nhiều phiền toái, khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do vậy câu hỏi “Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?” là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.
Theo đánh giá về khả năng phục hồi của bệnh, các chuyên gia xương khớp cho rằng thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể cải thiện được bằng nhiều phương pháp mà không cần đến can thiệp ngoại khoa. Đặc biệt, khả năng phục hồi người bệnh có thể lên đến 90% nếu tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học.
Nếu bệnh còn ở thể nhẹ, chưa cản trở quá nhiều hoạt động thường ngày của bệnh nhân thì chỉ bằng phương pháp điều trị nội khoa, sau 5 – 8 tuần là bệnh nhân đã có thể ngưng việc dùng thuốc.
Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển xấu đi, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để trả lại cấu trúc giải phẫu ban đầu cho đốt sống cổ. Trong trường hợp này, tỷ lệ bình phục của bệnh nhân cũng rất khả quan, có thể đạt tới trên 70%.
Thoái hoá đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?
Thoái hoá đốt sống được đánh giá là bệnh mãn tính nhưng không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời.
Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn ban đầu là những cơn đau mỏi tập trung chủ yếu ở vùng cổ và vai gáy. Lúc này là thời điểm vàng cho việc trị liệu nhưng lại thường bị người bệnh bỏ qua. Khi đường cong sinh lý cột sống cổ bắt đầu có những biến đổi, bệnh phát triển tới giai đoạn 2 hoặc 3 thì nhiều bệnh nhân mới tìm đến các bác sĩ.
Thoái hoá đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Đau vai gáy, cơn đau ngày càng trầm trọng và tái phát thường xuyên.
- Cử động vùng cổ khó khăn, không thể mang vác vật nặng trên vai.
- Rối loạn tuần hoàn máu gây đau chóng mặt, ù tai, tê bì chân tay, rối loạn tiền đình,…
- Thoát vị đĩa đệm cổ, các dây thần kinh bị ép dẫn đến mất hoàn toàn cảm giác ở vùng cổ và gáy
- Trường hợp xấu nhất là teo cơ, liệt tay hoặc liệt nửa người bại, tàn phế.
Phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống cổ
Đa số trường hợp thoái hóa sống cổ sẽ được chỉ định điều trị nội khoa với mục tiêu giảm đau, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và hồi phục chức năng vận động. Chỉ khi bệnh tiến triển xấu hoặc việc điều trị nội khoa không hiệu quả thì mới tính đến phương án phẫu thuật.
Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ theo phác đồ Tây y, bài thuốc Đông y cùng một số kinh nghiệm trong dân gian.
Phác đồ Tây y
Tây y ưu tiên điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng dùng thuốc hay các biện pháp giúp giảm đau, giãn cơ. Trường bệnh hợp tiến triển xấu, bắt buộc phải can thiệp phương pháp phẫu thuật.
Điều trị nội khoa – Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập vật lý trị liệu là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc “Thoái hoá đốt sống cổ có chữa khỏi được không?”. Các nhóm thuốc dành cho bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ được kê đơn bao gồm:
- Thuốc giúp giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Diclofenac, ibuprofen hoặc các opioids liều thấp trong thời gian ngắn.
- Các thuốc có tác dụng giãn cơ: Acetaminophen, Eperisone hydrochloride, Diazepam.
- Các thuốc tiêm tác dụng nhanh: Glucocorticoid tiêm vào cạnh cột sống hoặc Corticosteroid nếu có dấu hiệu chèn ép của dây thần kinh.
Bên cạnh việc dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là:
- Các bài tập hỗ trợ: Đây là liệu pháp đơn giản, phổ biến và được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất. Các bài tập sẽ giúp thư giãn vùng cổ, tăng sự linh hoạt trong vận động đốt sống cổ.
- Tác động điện cường độ nhẹ: Bệnh nhân sẽ được trị liệu bằng dòng điện có cường độ thích hợp để giảm đau, giảm sưng, kích thích tái tạo mô tổn thương,…
- Kéo giãn cột sống cổ: Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị giường kéo hiện đại để tác động lực vào cột sống cổ của người bệnh. Mục đích của phương pháp này là kéo giãn các đốt sống giúp đĩa đệm có thêm không gian hồi phục và giảm thiểu chèn ép các rễ thần kinh liên quan.
Điều trị ngoại khoa
Thông thường, thoái hoá đốt sống cổ ít khi phải can thiệp phẫu thuật. Chỉ khi bệnh đã tiến triển đến trường hợp thoát vị đĩa đệm, chèn ép không phục hồi các rễ thần kinh hay teo cơ thì điều trị ngoại khoa mới được chỉ định.
Phương pháp phẫu thuật giúp trả lại vị trí giải phẫu ban đầu của cột sống, giải phóng các rễ thần kinh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Các phương pháp được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay bao gồm mổ hở, mổ nội soi, mổ laser và mổ bằng robot.
Một số mẹo dân gian trị thoái hóa đốt sống cổ
Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng mẹo dân gian tuy chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng nhưng trong quá trình sử dụng, đa số các bệnh nhân đều ghi nhận hiệu quả rõ rệt.
Một số mẹo chữa thoái hoá đốt sống phổ biến như:
- Chườm ngải cứu, muối trắng: 1 nắm lá ngải cứu đem sao trong chảo cùng 2 thìa muối trắng. Sau đó cho vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên cổ trong vòng 20 – 30 phút/lần x 2 – 3 lần/ngày.
- Nước sắc cây mần ri: 1 nắm lá mần ri đem sao vàng rồi hạ thổ đến nguội. Sau đó đem sắc cùng trong 2 bát nước đến khi còn ⅓ thì uống khi còn nóng.
- Chườm xương rồng và gừng: 2 nhánh bánh tẻ cây xương rồng loại bỏ hết gai rồi đem sao vàng cùng gừng dập nhuyễn. Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng và chườm móng trong khoảng 20 – 30 phút/lần, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Rượu quả nhàu: 300g quả nhàu già đem thái lát mỏng, phơi khô, rồi ngâm trong 2,5 lít rượu trắng 40 – 45 độ trong 1 tháng. Sau đó sử dụng mỗi ngày khoảng 30ml.
Những lưu ý khi điều trị thoái hoá đốt sống cổ
Để quá trình điều trị đem lại kết quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số vấn đề sau:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thức ăn giàu lipid, protid, glucid; bên cạnh đó tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, omega, magie, kẽm cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết. Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm giàu axit oxalic, rượu bia và các chất kích thích.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc; khi muốn kết hợp các phương pháp tây y, đông y cùng mẹo dân gian thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
- Nên hạn chế vận động cổ nhiều; tuyệt đối không xoay cổ, bẻ cổ, cúi gập đầu đột ngột và hạn chế tối đa mang vác những đồ vật nặng trên vai trong quá trình điều trị.
- Khi làm việc nên thực hiện ngồi đúng thế, hạn chế ngồi quá lâu, tập các bài tập kéo giãn cơ cổ khi làm việc trong thời gian dài.
- Không ngủ gục trên bàn, ngủ trên võng hay đeo đai hỗ trợ cả ngày. Lựa chọn gối ngủ thích hợp theo ý kiến của chuyên gia.
Bài viết trên đây là câu trả lời hoàn chỉnh cho thắc mắc “Thoái hoá đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Điều trị như thế nào?”. Đây là bệnh lý mãn tính nên bệnh nhân cần xác định sống chung với bệnh và kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để mau chóng có được kết quả tốt nhất.
Nội dung chínhThoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?Thoái hoá đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?Phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống cổPhác đồ Tây yNhững lưu ý khi điều trị thoái hoá đốt sống cổ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng […]
Xem chi tiết