Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đi bộ sao cho đúng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Từ lâu, chế độ tập luyện đã được coi là một biện pháp trị liệu hiệu quả đối với các bệnh lý xương khớp. Nhưng khi mắc các bệnh, việc vận động khiến bệnh nhân rất lăn tăn. Trong đó, “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người trong cuộc.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp

Hiện nay, thoái hóa khớp gối là một căn bệnh rất phổ biến không chỉ với với người cao tuổi. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường bị hạn chế di chuyển, cứng cơ, máu lưu thông kém, đau nhức và tê buốt khớp gối thường xuyên. Đây là lý do chính mà nhiều người bệnh rất ngại vận động.

Thể dục thể thao luôn được đánh giá có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, không phải bộ môn nào cũng được khuyến khích cho người bệnh. Vì vậy mà bệnh nhân nên cẩn trọng khi lựa chọn những bộ môn thể dục thể thao để trị liệu.

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng, đi bộ sẽ sẽ làm cho khớp gối quá tải, khiến bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn. Các chuyên gia khẳng định đây là một quan điểm sai lầm.

Việc đi bộ nhẹ nhàng, phù hợp là giải pháp hoàn hảo giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Cụ thể như sau:

  • Ngăn chặn tình trạng cứng khớp, căng cơ.
  • Tăng cường chất dịch nhờn ở khớp, giúp kiểm soát tình trạng khô khớp.
  • Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cung cấp các dưỡng chất cho tế bào sụn khớp bị tổn thương.
  • Hỗ trợ giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối, giúp xương khớp linh hoạt

Tuy nhiên, khi bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển mức độ nặng thì người bệnh không nên đi bộ quá nhiều. Bởi việc đi bộ, nhất là với cường độ mạnh sẽ gia tăng áp lực lên ổ khớp, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn người bệnh thoái hóa khớp gối đi bộ đúng cách

Người bệnh thoái hóa khớp gối vẫn có thể đi bộ để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để tránh rủi ro phát sinh, bệnh nhân cần luyện tập đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất.

Thời gian – Địa điểm

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện của bản thân, người bệnh có thể sắp xếp thời gian và địa điểm đi bộ cho phù hợp.

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh thoái hoá khớp gối chỉ nên đi bộ khoảng 30 – 60 phút một ngày. Hơn nữa, không nên tập luyện liền một lúc mà nên chia nhỏ các khoảng thời gian, 15 – 20 phút vào buổi sáng và buổi tối là tốt nhất.

Môi trường đi bộ cần trong lành, nhiều cây cối. Nên vận động ở những nơi bằng phẳng, tránh địa hình gồ ghề, trơn trượt hay dốc cao để có thể dễ dàng kiểm soát vận động của khớp gối.

Ngoài ra, thời điểm tốt nhất để đi bộ là vào khoảng 8 – 9h sáng và 5 – 6h chiều. Vì đây là lúc ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, rất tốt cho cơ thể vận động. Ngoài ra, thời tiết lạnh sẽ làm triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng hơn vì thế những ngày trời rét nếu ra ngoài người bệnh nên giữ ấm đầy đủ.

Người đau khớp không nên tập luyện lúc thời tiết lạnh
Người đau khớp không nên tập luyện lúc thời tiết lạnh

Kỹ thuật – Cường độ đi bộ

Để tránh gây áp lực lên khớp gối, người bệnh chỉ nên bước khoảng 6000 bước mỗi ngày, tương đương khoảng 4km. Nên bước những bước đi vừa phải, không nên đi sải bước quá dài hoặc đi quá nhanh.

Hãy đi chậm rãi, nên giữ khoảng cách giữa 2 lần bước là 1 hoặc 2 bàn chân tùy thuộc vào chiều cao của mỗi người. Khi khả năng vận động của khớp gối đã được cải thiện, có thể nâng dần cường độ và khoảng cách sao cho phù hợp với thể trạng.
Thêm vào đó, người bệnh nên giữ thẳng lưng, hướng đầu về phía trước, đồng thời đánh nhịp đều đặn 2 cánh tay ở 2 bên hông.

Khởi động trước khi đi

Trước khi bắt đầu bất cứ một bộ môn thể thao nào, việc lựa chọn giày tập là rất quan trọng. Người bệnh thoái hoá khớp gối nên lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng, có kích cỡ phù hợp, đế giày mềm dẻo và có nhiều rãnh nhỏ để tăng ma sát với mặt đường.

Tuyệt đối không đi bộ ngay mà cần phải có quá trình khởi động trước để các cơ và khớp được làm nóng. Có thể gập, duỗi, căng giãn cơ trong vòng 5 – 10 phút. Đặc biệt, người bệnh thoái hóa khớp nên chú ý khởi động kỹ ở động tác xoay đầu gối và xoay cổ chân.

Đi bộ là hình thức vận động đơn giản, dễ thực hiện nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Nếu đầu gối đau không thể đi bộ được, người bệnh có thể lựa chọn một số bộ môn khác như yoga, đạp xe, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh.

Bệnh nhân nên khởi động kỹ để tránh các chấn thương không đáng có
Bệnh nhân nên khởi động kỹ để tránh các chấn thương không đáng có

Một số lưu ý trong quá trình tập luyện

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình luyện tập mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Dừng ngay việc đi bộ nếu triệu chứng đau nhức ngày một gia tăng, khớp gối bị sưng tấy.
  • Trước khi đi bộ hoặc luyện tập bất cứ một bộ môn thể thao nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có được sự hướng dẫn phù hợp.
  • Hạn chế các tư thế không lành mạnh làm tăng áp lực tì đè lên khớp gối. Tránh các tác động thay đổi khớp gối đột ngột hay sai tư thế khi mang vác vật nặng.
  • Bảo đảm cân bằng các loại dưỡng chất, tránh thừa cân béo phì. Nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu Calci, Phospho, Vitamin D, Glucosamine, Chondroitin,…vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?”. Bạn đọc đừng quên rằng một chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học sẽ là biện pháp tuyệt vời nhất giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?