Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối: Nên dùng phương pháp nào tốt nhất?
Vật lý trị liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa xương khớp. Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối song song với dùng thuốc Tây sẽ giúp người bệnh phục hồi hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy theo dõi bài viết để hiểu hơn về phương pháp này.
Có nên áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối không?
Vật lý trị liệu là phương pháp được dùng phổ biến cho các bệnh cơ xương khớp, nhất là thoái hóa khớp gối. Đây là một giải pháp điều trị bệnh được các chuyên gia đánh giá cao.
Phương pháp này sử dụng các tác động từ bên ngoài lên khớp bị thoái hóa thông qua các dụng cụ (gậy, thun, đai, máy kéo dãn), các bài tập vận động trị liệu hay các tác động nhiệt nhằm làm giảm quá trình thoái hóa khớp diễn ra.
Vật lý trị liệu còn giúp giảm co thắt cơ, giảm đau nhức, ngăn ngừa các biến dạng khớp và hỗ trợ vận động cho bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà mà nên tiến hành theo chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối điển hình
Vật lý trị liệu được đánh giá là một bước tiến mới trong trong quá trình điều trị các bệnh lý thoái hoá cơ xương khớp.
Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối từ các bài tập cơ bản đến các biện pháp áp dụng công nghệ y học hiện đại.
Vật lý trị liệu chủ động – Vận động trị liệu
Vận động trị liệu bao gồm các bài tập được thiết kế sẵn với mục đích làm khỏe các nhóm cơ xung quanh và bảo vệ sụn khớp gối.
Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối chủ động được các chuyên gia đánh giá cao như:
Bài tập kéo giãn vùng cơ trước đùi
- Bước 1: Người bệnh đứng thẳng người và đặt hai chân dang rộng bằng vai.
- Bước 2: Một tay chống vào tường hoặc bám vào thành ghế, tay kia nắm lấy bàn chân và kéo gập cẳng chân ra phía sau sao cho gót chân chạm vào mông, đùi.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi lặp lại với chân đối diện.
- Bước 4: Thực hiện bài tập kéo giãn này ít nhất 3 lần/ngày để mau chóng thấy được hiệu quả.
Bài tập tăng cường sức khỏe cơ mặt trước đùi
- Bước 1: Người bệnh ngồi trên ghế và đặt hai bàn chân sát mặt sàn, gối gấp 90 độ.
- Bước 2: Từ từ duỗi thẳng chân trái, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt sàn.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây, rồi nhẹ nhàng hạ chân xuống đặt sát mặt sàn.
- Bước 4: Lặp lại với chân đối diện và thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ngày để có được kết quả tốt nhất.
Bài tập bước lên bục
- Bước 1: Người bệnh đứng trước bục cao khoảng 10 – 20cm và đặt hai chân rộng bằng vai.
- Bước 2: Bước chân phải lên bục rồi sau đó với chân trái.
- Bước 3: Tiếp tục bước xuống ngược lại sao cho chân trái chạm đất trước, sau đó là chân phải.
- Bước 4: Thự hiện theo tốc độ của bản thân trong vòng 30 giây mỗi lần và có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng.
- Bước 5: Thực hiện lặp lại bài tập này ít nhất 10 lần/ngày.
Bài tập kéo dãn cơ vùng bắp chân và khớp gối
- Bước 1: Bệnh nhân đặt bàn chân phải lên cách bàn chân trái khoảng 50 – 60cm. Sau đó tiến hành khuỵu gối phải sao cho
- đầu gối không bị đẩy quá về phía so với các ngón chân.
- Bước 2: Giữ chân trái thẳng, rồi từ từ ấn gót chân trái xuống đất để kéo dãn hết cỡ cơ bắp chân phía sau.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây và lặp lại với chân đối diện.
- Bước 4: Bệnh nhân nên thực hiện bài tập kéo dãn này ít nhất 3 lần/ngày để bệnh thoái hoá được cải thiện nhanh chóng.
Vật lý trị liệu bị động
Vật lý trị liệu bị động là phương pháp được sử dụng để hạn chế các cơn đau, giảm sưng viêm và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Đây là phương pháp sử dụng những tác động từ bên ngoài mà không cần đến nỗ lực của người bệnh.
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu giúp bệnh nhân giảm bớt cường độ của các cơn đau đầu gối, giúp tăng cường tuần hoàn máu và tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
Khi điều trị, một số phương pháp cụ thể thường được áp dụng như: Chườm ngải cứu, chườm muối hạt, đắp xương rồng, đắp Paraphin,…
Chiếu đèn hồng ngoại
Khi bệnh ở giai đoạn nặng và có các biểu hiện căng cứng, co thắt khớp thì liệu pháp chiếu đèn hồng ngoại sẽ được chỉ định.
Các bác sĩ sẽ sử dụng đèn hồng ngoại chuyên dụng chiếu xuyên qua da khoảng 3mm, các tia hồng ngoại sẽ làm nóng vùng khớp gối để giảm đau nhức, co cứng và hỗ quá trình lưu thông tuần hoàn máu đến vị trí bị tổn thương.
Chiếu sóng ngắn
Chiếu sóng ngắn thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn mãn tính.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng máy bức xạ có bước sóng 11,2m chiếu lên khớp gối. Năng lượng từ sóng ngắn sẽ làm ức chế các sợi dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác đau và mang lại tác dụng chống viêm, giảm phù nề rất hiệu quả.
Sử dụng điện phân và điện xung
- Laser: Khi chiếu các tia laser vào vị trí bị thoát vị sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo các khớp, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và giảm nhanh các cơn đau.
- Sử dụng xung điện: Xung điện khi được sử dụng giúp kích thích hệ thần kinh của các cơ, từ đó cải thiện tình trạng cứng cơ và đau nhức khớp hiệu quả.
- Sử dụng dòng điện Gavanic và Faradic: 2 dòng điện này sẽ giúp đưa thuốc giảm đau chống viêm vào khớp gối với mục đích làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Châm cứu
Châm cứu chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp Đông y mà các thầy thuốc sẽ dùng kim châm chuyên dụng tác dụng trực tiếp vào huyệt đạo ở các vị trí liên quan đến khớp gối của bệnh nhân.
Mục đích của liệu pháp này là gây tê tạm thời để giảm đau và tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến vị trí thoái hoá.
Diện chẩn
Đây là một kỹ thuật được cải tiến từ phương pháp châm cứu truyền thống.
Khi tiến hành, các chuyên viên vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối sẽ sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như cây lăn, que dò tìm và lực bàn tay để tác động vào các huyệt vị có liên quan trực tiếp đến cảm giác và vận động vùng khớp gối.
Phương pháp này hỗ trợ quá trình điều trị với mục đích là xoa dịu nhanh chóng các cơn đau, giúp bệnh nhân được thư giãn và cải thiện chức năng vận động khớp gối. Đồng thời, diện chẩn chữa thoái hóa khớp gối giúp đả thông kinh mạch và nâng cao lưu thông máu tới nuôi dưỡng sụn khớp bị tổn thương.
Lưu ý dành cho người bệnh khi thực hiện vật lý trị liệu
Trong quá trình thực hiện các phương pháp trị liệu thoái hóa khớp gối, để việc điều trị diễn ra thuận lợi nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các bài tập vận động trị liệu nên tập dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ để tránh tình trạng tập luyện không đúng cách sai tư thế, làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Tránh tập luyện quá sức hoặc vận động mạnh vùng đầu gối và hạn chế tạo áp lực lên khớp gối.
- Vật lý trị liệu không đem lại kết quả nhanh chóng mà người bệnh phải kiên trì thực hiện một thời gian mới thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, các vitamin và vi chất cần thiết vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và các dưỡng chất giúp phục hồi bệnh thoái hoá được tốt hơn.
- Khi mới ngủ dậy, bệnh nhân dành khoảng 3 – 5 phút co giãn đầu gối để hạn chế tình trạng khớp gối bị co cứng. Tránh ngồi xổm hay vận động khớp gối trong thời gian dài.
Trên đây là các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh việc xảy ra sự cố ngoài ý muốn.