Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng những biện pháp cực đơn giản!
Thoái hóa khớp gối là quá trình lão hóa của cơ thể thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Do đó, trang bị cho bản thân những kiến thức phòng ngừa thoái hóa khớp gối luôn luôn cần thiết.
Thoái hóa khớp gối nguy hiểm như thế nào?
Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là bệnh viêm khớp “hao mòn” là tình trạng khớp mạn tính phổ biến nhất. Thoái hóa xương – ổ khớp xảy ra khi sụn đệm ở các đầu khớp bị bào mòn.
Thoái hóa khớp gối là thường tiến triển chậm, do đó, người bệnh khó nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Thường khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng, cơn đau tăng và xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn. Khi đó, khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng và các bộ phận xương khớp khác cũng bị ảnh hưởng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp ở người thoái hóa khớp gối như:
- Tàn phế: Đây là biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất.
- Khớp gối bị biến dạng: thường gặp là tình trạng khớp gối bị sưng to, đau nhức.
- Di chuyển khó khăn: Người bệnh thường không thể đi lại bình thường được, chỉ có thể đi khập khiễng.
- Teo cơ: Các cơ từ khớp gối trở xuống trở nên lỏng lẻo vì không vận động thường xuyên.
- Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân dẫn đến chứng vôi hóa sụn khớp.
- Rối loạn giấc ngủ do thường xuyên có cảm giác đau nhức, cứng khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?
Thoái hóa khớp gối có nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa của cơ thể, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, không có phương pháp nào có thể điều trị triệt để thoái hóa khớp gối. Các phương pháp chủ yếu giúp ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng và cải thiện những cơn đau nhức, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa thoái hóa khớp gối. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và tình trạng người bệnh mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau như sau:
- Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, điện châm, thủy châm, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu sóng ngắn,… Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp gối này không phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để tiến hành điều trị bệnh.
- Điều trị nội khoa (thuốc Tây y): Có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng các thuốc trên có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như đau đau dạn dày, ảnh hưởng đến gan và thận,…
- Phẫu thuật: Được chỉ định khi các biện pháp trên không còn tác dụng và bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện triệu chứng viêm. Một số phương pháp phẫu thuật khớp gối hiện nay như: Phẫu thuật nội soi làm sạch, thay khớp gối, ghép sụn, đục xương sửa trục,… Sau khi phẫu thuật tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể, tuy nhiên, phương pháp này thường đi kèm với chi phí cao và rủi ro nhất định.
- Tiêm steroid: Đối với những cơn đau nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả tạm thời, không có tác dụng điều trị kéo dài. Ngoài ra, tiêm corticoid cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn như viêm ổ khớp,…
Có thể thấy, các phương pháp điều trị hiện nay đều có những khó khăn nhất định. Đồng nghĩa với việc một khi đã mắc bệnh sẽ rất tốn thời gian, công sức điều trị. Do đó, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức và biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối.
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối, cần nắm được nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là một số biện pháp phòng chống thoái hóa khớp được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích:
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng việc thay đổi tư thế
Không nên giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài, nằm hoặc ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ sẽ làm ứ trệ hệ thống lưu thông máu huyết gây tê cứng các khớp. Tình trạng này thường gặp ở những người làm công việc văn phòng hay công việc yêu cầu thường xuyên ngồi nguyên một vị trí.
Do vậy, nếu đặc thù công việc của bạn phải ngồi lâu thường xuyên. Hãy chủ động đứng lên đi lại, tập bài tập tại chỗ hoặc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Chủ động giữ tư thế luôn thẳng
Diện tích tiếp xúc giữa hai khớp là lớn nhất khi hai khớp đối diện nhau ở tư thế thẳng sinh lý. Tại tư thế này, lực đè ép lên các khớp sẽ tối thiểu. Bên cạnh đó, khi ở tư thế thẳng các dây chằng và cơ bắp quanh khớp cũng được giảm bớt ở mức tối đa lực đè nén lên hai mặt sụn khớp.
Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải
Trọng lượng cơ thể dư thừa gây tăng áp lực đè nén lên đầu khớp gối. Theo thời gian, điều này góp phần làm sụn nhanh bị bào mòn.
Ngoài ra, chất béo dư thừa cũng có thể khiến cơ thể kích thích sản xuất cytokine – một nhóm protein. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm lan rộng và nó có thể làm thay đổi sự hình thành và phát triển của tế bào sụn.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng cách tập luyện đều đặn hàng ngày
Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp tăng sự dẻo dai, tăng cường và hỗ trợ vận động của các cơ xung quanh khớp gối, giảm cứng khớp, đồng thời giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Theo các chuyên gia khuyến nghị, người cao tuổi nên vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần. Bạn nên chọn các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, ít tác động như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp.
Bên các hoạt động trên, thái cực quyền và yoga cũng có thể cải thiện tính linh hoạt của khớp. Nhưng phải đảm bảo việc khởi động kỹ càng và giảm dần mức độ tập luyện khi sắp kết thúc tập thể dục.
Bạn nên tránh các bài tập thể dục gây căng cứng cho khớp và khiến các khớp phải chịu sự đè ép quá mức như chạy, tập tạ,…
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn thích hợp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả không ngờ. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, một thực đơn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin D, beta carotene, acid béo omega – 3, bioflavonoid sẽ giúp phòng chống thoái hóa khớp gối. Do đó, nên cung cấp đầy đủ các thực phẩm có lợi trong công tác phòng chống bệnh, cụ thể như:
- Trái cây và hoa quả.
- Các loại cá, loại hạt và sử dụng các loại dầu lanh mạnh như dầu oliu, dầu dừa,…
- Xương hầm chứa collagen giúp duy trì sự dẻo dai của khớp.
- Tránh các loại thực phẩm giàu calo, các thực phẩm chiên rán, đồ ăn đóng hộp và rượu bia, chất kích thích
Hạn chế mang vác đồ nặng, tránh chấn thương
Thường xuyên khuân vác những đồ vật quá nặng khiến khớp phải chịu áp lực quá lớn, bề mặt tiếp xúc giữa các khớp bị giảm ở mức tối đa. Từ đó, gây chèn ép lên các dây thần kinh gây cảm giác đau và các khớp bị bào mòn nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn nên tránh những chấn thương không đáng có ảnh hưởng tới khớp gối ở mức thấp nhất có thể. Nếu bạn chơi thể thao, hãy bảo vệ khớp bằng các thiết bị phù hợp.
Các tổn thương khớp gối khiến thúc đẩy nhanh quá trình bào mòn của của khớp gây ra thoái hóa khớp, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến viêm khớp gối.
Massage và chăm sóc khớp
Thường xuyên massage khớp gối giúp hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt hơn, vận chuyển được các dưỡng chất đến nuôi cơ xương, gân cơ, dây chằng và sụn khớp gối. Ngoài ra, nó còn kích thích tiết chất nhầy làm giảm tình trạng khô khớp và đảm bảo tính đàn hồi cho dây chằng. Điều này làm ngăn cản quá trình bào mòn sụn khớp, từ đó hạn chế phát triển bệnh thoái hóa khớp gối.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các hoạt chất cần thiết cho khớp gối bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa glucosamine, chondroitin,… hỗ trợ phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng cách kiểm soát lượng đường huyết
Lượng glucose trong máu cao có thể ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của sụn khớp. Mức đường huyết cao có thể làm sụn dễ bị gãy hơn.
Do đó, những người mắc các bệnh dễ bị tăng đường huyết như bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết thường xuyên. Khi tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối và gây ra tình trạng viêm nhiễm ở khớp xương. Khoảng 50% người bệnh tiểu đường sẽ tiến triển thành thoái hóa khớp gối và viêm khớp gối.
Thư giãn, nghỉ ngơi, sống lành mạnh
Nên tìm cách tránh hoặc giảm căng thẳng bằng nhiều phương pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, kết nối với bạn bè và gia đình để thư giãn và nạp năng lượng tích cực.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh khoa học, không hút thuốc, uống rượu bia và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cảm thấy cơ thể luôn ở tình trạng tốt nhất.
Mỗi ngày bạn nên ngủ từ 6 – 9 tiếng là tốt nhất, đây là khoảng thời gian thích hợp để cơ thực hiện các quá trình trao đổi chất, vận chuyển và cung cấp các dưỡng chất đến các cơ quan của cơ thể, bao gồm khớp gối.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp nhận biết được tình trạng bệnh và kèm theo các triệu chứng mà cơ thể cảm nhận được. Đau là triệu chứng đầu tiên của bất kỳ bệnh lý xương khớp nào, kể cả thoái hóa khớp gối, nó như lời cảnh báo cho các triệu chứng tiếp theo.
Nếu các triệu chứng đau vẫn tiếp tục diễn ra và kéo dài, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và cải thiện ngày từ sớm trình trạng thoái hóa khớp gối.
Trên đây là những biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối có thể tham khảo. Ngoài ra chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức về thoái hóa khớp gối để có thể “bắt bệnh” ngay từ những triệu chứng ban đầu. Hy vọng bài chia sẻ này có thể đưa ra những gợi ý phòng chống thoái hóa khớp gối hiệu quả.