Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là gì? Hiệu quả ra sao?
Thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp điều trị, trong đó điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bởi hiệu quả vượt bậc mà phương pháp này đem lại.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là gì?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 20% dân số trung bình ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này lên đến gần 30% dân số.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được đánh giá là phương pháp hiệu quả hàng đầu giúp loại bỏ cơn đau nhanh chóng. Phương pháp này được nhận định là có tính an toàn, ít xâm lấn và mang lại hiệu quả lâu dài.
Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc từ chính cơ thể người bệnh hoặc những tế bào gốc được nuôi cấy nhân tạo để tiêm trực tiếp vào khớp gối cho bệnh nhân. Nhờ đó các tế bào sụn khớp sẽ được tái tạo và quá trình phục hồi chức năng của khớp gối sẽ diễn ra nhanh chóng.
Có hai kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc đang được áp dụng phổ biến là:
- Cấy tế bào gốc ngoại sinh: Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sụn bị thoái hoá và tiêm trực tiếp mô mỡ tế bào nhân tạo được nuôi cấy ở môi trường phòng thí nghiệm vào khớp gối. Tại đây, những mô mỡ này sẽ chuyển hoá thành tế bào sụn để đảm nhiệm chức năng của khớp gối.
- Cấy tế bào gốc nội sinh: Phương pháp này được thực hiện bằng cách kích thích tủy xương giải phóng các tế bào gốc vào máu. Đây là cách giúp cho các tế bào máu tăng lên nhanh chóng , kích thích sản sinh các tế bào ở sụn khớp và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả.
Đối tượng có thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc có nhiều tính ưu việt so với những phương pháp khác và có thể áp dụng cho đa số các đối tượng.
Tuy nhiên các nghiên cứu đều chỉ ra rằng kỹ thuật này cho hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ, có sức khỏe tốt hoặc những người trẻ tuổi bị thoái hóa sụn khớp.
Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể nhẹ. Đặc biệt, khi người bệnh ở giai đoạn nặng (mức độ cao nhất) thì không thể áp dụng cấy tế bào gốc ngoại sinh.
- Thoái hóa khớp gối thứ phát ở những người có hệ miễn dịch tốt, khả năng hồi phục cao.
- Người cao tuổi nên cân nhắc khi áp dụng do khả năng bình phục chỉ khoảng 50%, các cơ quan đã bị lão hoá, tế bào có chu kỳ tái tạo dài hơn và thường bị đào thải khỏi cơ thể.
Ưu nhược điểm của phương pháp
Là một phương pháp hiện đại, điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phác đồ điều trị thông thường, cụ thể như sau:
- Ít gây đau đớn hơn cho người bệnh, đặc biệt sau khi thực hiện bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú ngay sau phẫu thuật.
- Khả năng phục hồi và các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Ở Nhật Bản các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân thành công là 83% mà không phải thực hiện thủ thuật thay khớp gối nhân tạo.
- Không gây áp lực lên chức năng gan, thận, dạ dày. Không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xuất huyết và tổn thương cấu trúc các vị trí xung quanh khu vực phẫu thuật.
- Không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và hiệu quả điều trị có thể kéo dài từ 4 -5 năm.
Tuy nhiên, bất cứ một phương pháp điều trị nào cũng có thể xảy ra các rủi ro nhất định. Sử dụng tế bào gốc trong điều trị có một số nhược điểm mà các chuyên gia đã liệt kê là:
- Chi phí phẫu thuật cao, dao động trong khoảng 70.000.000 – 100.000.000 vnđ và chưa có trong danh sách bệnh được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
- Không phải đối tượng nào cũng có thể điều trị bằng tế bào gốc.
- Chất lượng cũng như số lượng tế bào sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi.
- Đáp ứng ở mỗi người bệnh là khác nhau, có những trường hợp không thích ứng được với tế bào gốc được tiêm nên dẫn đến phản xạ đào thải, khiến tình trạng thoái hoá tiến triển xấu đi.
Những lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi mà đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên lưu ý đặc biệt một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc và tái khám đúng lịch hẹn.
- Vận động nhẹ nhàng phù hợp, tránh mang vác vật nặng hay sinh hoạt sai tư thế gây áp lực lên khớp gối.
- Kết hợp với luyện tập các vật lý trị liệu như kéo dãn, căng cơ, massage, châm cứu,… dưới sự giám sát của các chuyên gia, bác sĩ xương khớp.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất: Tăng cường các thực phẩm giàu Canxi, Omega-3, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu giúp tái tạo sụn khớp. Hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, rượu bia và các chất kích thích có hại cho xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, đối với trường hợp thừa cân béo phì nên có những biện pháp giảm cân nặng để tránh gây thêm áp lực cho khớp gối.
- Uống đủ 2 lít nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để hỗ trợ tối đa thời gian cho các tế bào sụn mới hình thành và phát triển.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc. Khi nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám sớm, tránh bỏ qua thời điểm vàng cho việc điều trị và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến vận động của khớp gối sau này.