Sưng khớp tay là do đâu và xử lý thế nào? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sưng khớp tay thường gặp ở các vị trí như cổ tay, ngón tay, các đầu ngón tay. Tình trạng sưng có thể kèm theo bầm tím, ửng đỏ, đau nhức hoặc không có biểu hiện gì. Nhiều người trăn trở nguyên nhân sưng khớp ngón tay là do đâu và làm thế nào để điều trị

Nguyên nhân gây sưng khớp tay điển hình

Phần cánh tay nói chung và bàn tay nói riêng thường ngày phải thực hiện rất nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Vậy nên sưng khớp tay là triệu chứng rất phổ biến, xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến:

  • Chấn thương khớp: Nguyên nhân dễ nhận biết và điển hình nhất của chứng sưng khớp tay. Không chỉ khớp tay mà hầu hết các khớp xương khác khi bị các tác động cơ học bên ngoài quá mạnh đều có thể gây chấn thương và sưng tấy. Thương sưng do chấn thương sẽ kèm theo đau nhức, ửng đỏ ở vùng bị chấn thương.
  • Tuổi cao: Khớp xương cũng tương tự như con người chúng ta, sẽ già đi và thoái hóa khi có tuổi. Lúc này, quá trình lưu thông máu đến các sụn khớp sẽ phần nào bị cản trở, thoái hóa khiến xương giòn, dễ gãy và dễ bị sưng đỏ, đau ở các khớp tay khi cử động.
  • Thoái hóa các khớp xương: Một số trường hợp thoái hóa sụn khớp sớm cũng có thể diễn ra. Lúc này các khớp xương kém linh hoạt hơn so với bình thường. Chỉ với những tác động nhỏ cũng có thể khiến khớp xương bị sưng, đau nhức rất khó chịu.
  • Thời tiết lạnh: Nhiều người gặp tình trạng sưng ở các khớp tay vào mùa đông do tay không được ủ ấm. Sưng sẽ thường kèm theo nóng ra, có cảm giác tê và một số trường hợp ngứa ngáy ngoài da. Thường sưng tay hay khớp tay do thời tiết quá lạnh sẽ không cảm thấy đau.
  • Tăng acid uric trong máu: Acid uric thông thường được thận bài tiết ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên khi chức năng thận suy giảm khiến lượng acid này gia tăng nồng độ trong máu. Khi quá mức bão hòa, acid uric sẽ lắng đọng lại thành các tinh thể urat. Tinh thể tập trung ở khớp xương đặc biệt là khớp ngón tay, ngón chân gây sưng, viêm. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh Gút.

Ngoài ra, sưng khớp tay cũng có thể là hậu quả của các bệnh lý như: viêm đa khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay,…

Sưng khớp tay do nhiều nguyên nhân gây nên
Sưng khớp tay do nhiều nguyên nhân gây nên

Sưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

Sưng khớp tay ban đầu có thể là do chấn thương nhưng những trường hợp tay không bị chấn thương mà vẫn có dấu hiệu sưng ở các khớp là do đâu gây ra.
Nếu đang mắc chứng sưng khớp tay, rất có thể bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý sau:

  • Thoái hóa xương khớp: Là một bệnh lý mãn tính và có tiến triển khá chậm. Thoái hóa có thể diễn ra ở bất cứ khớp xương nào, nếu không điều trị sớm sẽ gia tăng sự hình thành của các gai xương. Biến chứng của thoái hóa khớp có thể kể đến là teo cơ, tàn tật, bại liệt,…
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Thường bắt đầu từ các khớp ở bàn tay và đầu gối sau đó có thể dần chuyển rộng hơn sang tất cả các vị trí xương khớp trên cơ thể. Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động. Lâu dần có thể xảy ra biến chứng gây co quắp ngón tay, teo cơ bàn tay,…
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Nguyên nhân chính là do các loại vi khuẩn có hại tấn công đến các sụn khớp, kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn chúng ta tưởng, nếu không chẩn đoán kịp thời có thể khiến vi khuẩn lan rộng và tấn công các vùng xung quanh xương và sụn khớp. Bệnh có thể phá hủy hoàn toàn các sụn khớp, gây nên hiện tượng dính khớp. Nặng hơn là gây viêm xương, viêm cốt tủy, chèn ép tủy, vẹo cột sống, áp xe ở các bộ phận khác như phổi, gan, thận,…
  • Phong tê thấp: Xảy ra nhiều ở những người cao tuổi hoặc những người có tính chất công việc đặc thù và thường kéo dài dai dẳng. Phong tê thấp gây ra những cơn đau rất khó chịu ở các khớp xương. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể ảnh hưởng, gây tổn thương đến hệ thần kinh, tim mạch của cơ thể.
  • Gout: Không còn quá xa lạ với nhiều người, bệnh Gout không điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra rất nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe. Người mắc Gout phải đối diện với nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn, dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế suốt đời.
  • Bệnh đa xơ cứng: Xảy ra khi cơ chế miễn dịch của cơ thể gặp một vài vấn đề trục trặc. Bệnh đa xơ cứng khiến bệnh nhân gặp phải những vấn đề liên quan đến thần kinh như động kinh, trầm cảm, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, nhiều trường hợp cũng bị cứng cơ, co thắt cơ, bại liệt tạm thời.
  • Thiếu hụt canxi: Cơ thể khi thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến hầu hết toàn bộ hệ xương. Xương trở nên yếu, giòn, dễ gãy, dễ bị tổn thương và tấn công bởi vi khuẩn. Đây là nguyên nhân ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
  • Loạn dưỡng cơ: Đây là một bệnh lý mà khi đó các bệnh nhân bị suy giảm chức năng cơ bắp. Bệnh chủ yếu do di truyền gen, đột biến gen gây nên và xảy ra ở những đối tượng còn nhỏ tuổi. Bệnh loạn dưỡng cơ có thể ảnh hưởng đến các cơ bắp, đặc biệt là cơ chân; ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung,…
  • Hội chứng ống cổ tay: Bệnh khởi phát do các dây thần kinh giữa bị chèn ép. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng những bệnh có thể gây ra những cơn đau tại khớp cổ tay, ngón tay khiến chức năng vận động của tay bị suy giảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ cao tàn tật vĩnh viễn do tổn thương dây thần kinh.

Như vậy, có thể thấy, sưng khớp tay không hề đơn giản. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý rất nguy hiểm. Người bệnh hoàn toàn không nên chủ quan với những triệu chứng viêm đau khớp này.

Sưng khớp tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Sưng khớp tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?

Tất nhiên, không phải cứ có dấu hiệu sưng khớp tay là sẽ mắc phải những bệnh lý kể trên. Người bệnh cần sáng suốt và tỉnh táo để nhận định và theo dõi tình trạng bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu sưng khớp tay cần lưu ý:

Kiểm tra tại chỗ

  • Kiểm tra lại xem có xảy ra va chạm, chấn thương gì trước đó không
  • Kiểm tra tại chỗ sưng có bầm tím, ửng đỏ hay có dấu hiệu ngoài da nào không
  • Ấn, nắn tại vị trí sưng xem có biểu hiện nổi cục, đau hay không; xoay khớp tay xem có vấn đề gì bất thường như đau, phát ra tiếng động, khó xoay,…
  • Theo dõi vị trí sưng trong vài ngày xem tiến triển của triệu chứng sưng
  • Sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh tại chỗ để cải thiện tình trạng sưng khớp tay
  • Nếu quá trình theo dõi thấy vị trí sưng không được cải thiện, có dấu hiệu nặng hơn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán
Thực hiện phương pháp giảm đau tại chỗ
Thực hiện phương pháp giảm đau tại chỗ

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

  • Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, không tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định từ phía bác sĩ
  • Tập các bài tập vận động các khớp tay nhẹ nhàng tại nhà để các sụn khớp được cọ xát, tăng sự linh hoạt
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Tránh xa đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, chất kích thích.
  • Hạn chế vận động mạnh ở các khớp tay bị sưng
Khám bác sĩ khi không có sự cải thiện
Khám bác sĩ khi không có sự cải thiện

Trên đây là những thông tin về chứng sưng khớp tay bạn cần biết để ứng biến trong những trường hợp cần thiết. Hãy luôn để ý đến các tình trạng sưng, viêm, đau mỏi trên cơ thể để nhanh chóng chẩn đoán và điều trị, tránh để xảy ra biến chứng khó lường.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?

Nội dung chínhNguyên nhân gây sưng khớp tay điển hìnhSưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?Kiểm tra tại chỗĐiều trị theo chỉ định của bác sĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – […]

Xem chi tiết
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhNguyên nhân gây sưng khớp tay điển hìnhSưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?Kiểm tra tại chỗĐiều trị theo chỉ định của bác sĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – […]

Xem chi tiết
Viêm khớp phản ứng có hết không? Câu trả lời của bác sĩ

Nội dung chínhNguyên nhân gây sưng khớp tay điển hìnhSưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?Kiểm tra tại chỗĐiều trị theo chỉ định của bác sĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – […]

Xem chi tiết
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhNguyên nhân gây sưng khớp tay điển hìnhSưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?Kiểm tra tại chỗĐiều trị theo chỉ định của bác sĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – […]

Xem chi tiết
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Nội dung chínhNguyên nhân gây sưng khớp tay điển hìnhSưng khớp tay cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?Có biểu hiện bị sưng tấy nên làm gì?Kiểm tra tại chỗĐiều trị theo chỉ định của bác sĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?