Đau khớp háng sau sinh có chữa được không? Phương pháp điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Rất nhiều phụ nữ mắc phải chứng đau khớp háng sau sinh. Chứng bệnh cản trở rất lớn đến đời sống sinh hoạt của chị em. Đau khớp sau sinh có cải thiện được không? Có chuyển biến lên mãn tính hay không? Những thông tin sau sẽ giúp chị em giải đáp mọi băn khoăn về bệnh lý này.

Nguyên nhân đau khớp háng sau sinh

Quá trình sinh nở cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi từ nội tiết tố sinh lý bên trong đến hình thể bên ngoài. Những điều này đều có thể là nguyên nhân gây nên viêm đau ở các khớp trên toàn thân, điển hình là viêm đau khớp háng.Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) cho biết:

  • Cơ thể tăng cân nhanh: Quá trình mang thai tất nhiên không thể tránh khỏi vấn đề tăng cân đột ngột. Nhiều thai phụ trong suốt thai kỳ có thể tăng từ 10 – 15kg, điều này khiến gia tăng áp lực lên các khớp xương, nhất là xương chậu và các vùng xung quanh. Chính vì thế, nhiều người bị đau khớp háng từ trong thai kỳ cho đến cả sau khi sinh.
  • Ảnh hưởng của quá trình chuyển dạ: Khi sinh nở, thai phụ phải dùng sức rất nhiều, cơ thể cũng cùng lúc tiết ra một loại hormone có tác dụng nới rộng vùng xương chậu. Hầu hết trong quá trình chuyển dạ, tử cung và xương chậu của phụ nữ đều phải giãn rộng hết mức để hỗ trợ đẩy thai nhi ra ngoài. Những áp lực này tạo nên tổn thương khó có thể phục hồi ngay sau sinh. Đây là nguyên nhân gây đau xương khớp háng.
  • Đau khớp háng sau sinh thường rạch tầng sinh môn: Những trường hợp sinh thường nhưng thai khó ra ngoài được chỉ định rạch tầng sinh môn. Thủ thuật này gây nên những tác động rất lớn đến vùng chậu, khớp háng, đặc biệt là với những chị em chưa từng sinh nở.
  • Biến chứng của các bệnh lý mãn tính: Một vài bệnh lý khởi phát trước và trong quá trình mang thai có thể gây nên các vấn đề về xương khớp như: Đau dây thần kinh tọa, đau khớp háng, viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng,…
  • Thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai: Cơ thể thai phụ và thai nhi cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn so với bình thường. Giai đoạn thai nhi hình thành hệ xương cần một hàm lượng canxi rất lớn, nếu không đáp ứng đủ sẽ khiến cả thai phụ và thai nhi đều gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp trong đó có đau xương mu khớp háng sau sinh.
Đau khớp háng sau sinh có thể là do những biến chứng khi mang thai và sinh nở
Đau khớp háng sau sinh có thể là do những biến chứng khi mang thai và sinh nở

Đau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?

Hầu như những phụ nữ sinh nở lần đầu đều mắc phải chứng đau khớp háng sau sinh. Bệnh thường không gây nguy hiểm và chỉ diễn biến trong khoảng 6 – 8 tuần sau khi chuyển dạ. Chị em có thể tập luyện và ăn uống tăng cường để nhanh chóng cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên không thể loại trừ trường hợp đau khớp háng sau sinh chuyển biến thành mãn tính. Vẫn có những trường hợp, đặc biệt là với những người có tiền sử bệnh viêm khớp sẽ có nguy cơ phải sống chung với bệnh trong một thời gian dài.

Cơn đau có thể kéo dài liên tục sau 4 – 6 tháng sau sinh, thậm chí là lâu hơn. Đau nhức khiến cơ thể phụ nữ khó chịu, nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý người mẹ và cả quá trình chăm con.

Những trường hợp này, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu an toàn cho phụ nữ sau sinh. Điều trị bệnh càng sớm càng tốt, nếu không bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các lần sinh sau này.

Bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?

Viêm khớp háng sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tùy thuộc mức độ mà mỗi người sẽ được chỉ định áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm đau khớp háng sau khi sinh phổ biến nhất.

Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thời

Giảm đau tạm thời là phương pháp sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh để cải thiện cơn đau. Phương pháp này áp dụng với những tình trạng sưng đau ở mức độ nhẹ đến vừa phải.

Hầu hết phụ nữ sau sinh, đang cho con bú đều có thể sử dụng vì không ảnh hưởng đến sữa mẹ hay thai nhi bú mẹ. Phương pháp này có thể sử dụng liên tục, nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giảm đau khớp háng sau sinh tạm thời, cơn đau có thể tái phát lại ngay sau đó.

Sử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinh

Trong điều trị viêm đau khớp háng, không thể thiếu các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây y ở giai đoạn đang cho con bú không được khuyến cáo, nhiều trường hợp phải dừng cho con bú nếu mẹ bắt buộc phải dùng thuốc.

Nhiều tác dụng phụ có thể khiến sức khỏe của cả bé và mẹ đều bị ảnh hưởng. Do vậy, các bác sĩ cần cân nhắc sử dụng loại thuốc an toàn cho mẹ sau sinh hoặc dùng thuốc với một chỉ định nghiêm ngặt.

Thuốc Tây y có thể gây ra những phản ứng phụ như viêm loét dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa
Thuốc Tây y có thể gây ra những phản ứng phụ như viêm loét dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa

Cách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gian

Nếu e ngại với việc sử dụng thuốc Tây y, phụ nữ sau sinh có thể tham khảo đến một vài bài thuốc dân gian có cùng tác dụng:

  • Dùng rượu gừng: Gừng tươi làm sạch, đập dập rồi ngâm trong rượu trắng. Sau 1 tuần lấy ra sử dụng xoa bóp massage vùng khớp háng bị đau. Kiên trì xoa bóp hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất
  • Dùng lá lốt: Lá lốt phơi trong bóng râm đến khi khô. Đem sắc với nước uống hàng ngày
  • Dùng bột quế: Bột quế nguyên chất hòa thêm một phần mật ong vừa đủ tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Đùng đắp lên vùng bị đau. Hỗn hợp này có thể hòa với nước ấm để uống nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Sử dụng lá lốt trong điều trị viêm đau khớp háng
Sử dụng lá lốt trong điều trị viêm đau khớp háng

Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp háng sau sinh

Là một phương pháp rất được khuyến cáo vì vô cùng an toàn và mang lại hiệu quả rất tốt. Với những người bình thường, vật lý trị liệu thường được dùng kết hợp với thuốc Tây y. Tuy nhiên, trường hợp phụ nữ mắc viêm đau khớp háng, đau hai khớp đầu gối, đau bàn chân,… sau sinh có thể chỉ sử dụng riêng các bài tập trị liệu.

Tuy không có công dụng nhanh như dùng thuốc nhưng phương pháp này không gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị.

Các bài tập sẽ được bác sĩ hướng dẫn, người bệnh tự tập luyện đúng cách, điều độ tại nhà. Lưu ý cần tập luyện kiên trì, không dừng giữa chừng. Một vài bài tập phù hợp cho phụ nữ viêm khớp háng sau sinh mổ, sinh thường bao gồm: đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh,…

Thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng

Như đã đề cập ở trên, dinh dưỡng có thể là một yếu tố nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đau khớp háng nói riêng và viêm đa khớp nói chung ở phụ nữ sau sinh. Bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ thôi là chưa đủ, phụ nữ sau sinh cũng cần một chế độ ăn uống đặc biệt.

Bữa ăn đủ chất và tăng cường bổ sung vitamin D, canxi luôn được ưu tiên hàng đầu. Ăn uống điều độ không chỉ giúp các vùng khớp ở háng, đầu gối giảm đau đáng kể mà còn đáp ứng tốt được lượng sữa và chất lượng sữa cho em bé.

 

Cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết

Dấu hiệu viêm khớp háng nếu không cải thiện sau khi đã sử dụng các phương pháp trên sẽ được chỉ định phẫu thuật. Những ca bệnh này có nguy cơ cao bị nhiễm trùng khớp, tổn thương sâu sụn khớp,…

Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chụp X-quang tổng quan khớp háng để xác định hướng phẫu thuật. Nhẹ có thể loại bỏ dịch ổ khớp, nặng phải cắt bỏ xương, thay thế bằng khớp háng nhân tạo. Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nên bệnh nhân cần cân nhắc kỹ.

Giải pháp điều trị viêm khớp háng sau sinh an toàn từ thảo dược

Phụ nữ sau sinh sức khỏe vẫn còn yếu, cơ địa nhạy cảm nên phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Với tình trạng viêm đau khớp háng ở phụ nữ sau sinh, các giải pháp điều trị lành tính với thảo dược thiên nhiên là sự lựa chọn phù hợp nhất. Dùng thuốc Tây y hay can thiệp ngoại khoa không được khuyến khích áp dụng cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ bởi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng của đứa trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị từ dân gian hay vật lý trị liệu chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng “tạm thời”, không có tác dụng điều trị dứt điểm. 

Lưu ý cho phụ nữ mắc viêm khớp háng sau sinh

Hãy thật sự chủ động với những dấu hiệu khác thường ở vùng khớp háng. Bởi bệnh có thể cải thiện tốt nếu được chẩn đoán điều trị sớm. Lưu ý:

  • Hạn chế vận động mạnh nhất là đi lại, đá chân, đứng lên ngồi xuống, xoay người,…
  • Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng dành riêng cho các bệnh nhân viêm đau khớp nói chung và viêm khớp háng nói riêng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi bằng thực phẩm hoặc viêm uống chức năng.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào đều cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, tránh suy nghĩ căng thẳng đầu óc. Chia sẻ với những người xung quanh để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Lưu ý tư thế khi ngủ để không ảnh hưởng đến khớp háng.
  • Duy trì cân nặng ở mức khuyến cáo. Không giảm cân quá mức ảnh hưởng đến việc cho con bú, chăm con sau sinh.

Đau khớp háng sau sinh có thể khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em bị cản trở ít nhiều. Đừng ngại nhờ cậy đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy luôn cẩn thận với sức khỏe của mình.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?

Nội dung chínhNguyên nhân đau khớp háng sau sinhĐau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thờiSử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinhCách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gianVật lý trị liệu […]

Xem chi tiết
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhNguyên nhân đau khớp háng sau sinhĐau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thờiSử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinhCách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gianVật lý trị liệu […]

Xem chi tiết
Viêm khớp phản ứng có hết không? Câu trả lời của bác sĩ

Nội dung chínhNguyên nhân đau khớp háng sau sinhĐau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thờiSử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinhCách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gianVật lý trị liệu […]

Xem chi tiết
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhNguyên nhân đau khớp háng sau sinhĐau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thờiSử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinhCách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gianVật lý trị liệu […]

Xem chi tiết
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Nội dung chínhNguyên nhân đau khớp háng sau sinhĐau khớp háng sau sinh có nguy hiểm không?Cải thiện đau khớp háng sau sinh như thế nào?Sử dụng biện pháp giảm đau tạm thờiSử dụng thuốc Tây y giảm đau, thuốc kháng sinhCách chữa đau khớp háng sau sinh bằng mẹo dân gianVật lý trị liệu […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?