Khản Tiếng Uống Thuốc Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Khản tiếng uống thuốc gì tốt, mau khỏi? Bạn có thể uống thuốc Tây, Đông y hoặc các bài thuốc dân gian tại nhà điều trị bệnh khàn tiếng. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được lạm dụng thuốc.
Nguyên nhân và triệu chứng của khản tiếng
Khàn tiếng là tình trạng thay đổi bất thường ở giọng nói. Đây là bệnh lý thường xảy ra do tình trạng viêm đường hô hấp trên. Trong đó, viêm thanh quản là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây bệnh khàn tiếng có thể kể đến như:
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khiến axit trào ngược lên cổ họng.
- Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
- La hét, hát kéo dài hoặc các tình trạng khác khiến dây âm thanh bị quá tải.
- Dị ứng với bụi bẩn, hóa chất xung quanh.
- Mắc bệnh ho kéo dài và không điều trị dứt điểm.
Khi bị khàn tiếng, cổ họng của bạn sẽ khô và ngứa. Đồng thời, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường. Lúc này, âm thanh phát ra trở nên yếu ớt, nhỏ và khan. Bệnh khan tiếng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Nếu không điều trị sớm thì bệnh có thể gây nguy hiểm cho đường hô hấp và ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Khản tiếng uống thuốc gì?
Điều trị bệnh khản tiếng dứt điểm, tận gốc giúp bạn lấy lại cuộc sống cân bằng. Đồng thời hạn chế các biến chứng bệnh ở đường hô hấp. Với mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị bệnh riêng biệt.
Thuốc Tây y chữa bệnh
Sử dụng các loại thuốc Tây y giúp tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chữa khàn tiếng khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh thường gặp nhất:
- Thuốc kháng sinh: Nếu bị khản tiếng do nhiễm trùng thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh chữa bệnh như Gentamicin, Amikacin, Cephalothin…
- Thuốc corticoid: Thuốc corticoid được dùng ở dạng xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu ở cổ họng và khàn tiếng. Tuy nhiên, corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ khi điều trị. Vì thế, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng mỗi ngày sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm đau rát. Từ đó các triệu chứng viêm họng, khan tiếng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
- Các loại thuốc khác: Phụ thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc trị bệnh ho, thuốc thông mũi, thuốc long đờm…
Hầu hết các trường hợp khàn tiếng sau một thời gian điều trị sẽ thuyên giảm. Người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe để bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếng
Dùng thuốc Đông y chữa bệnh khàn tiếng được đánh giá là một phương pháp an toàn, hiệu quả. Các bài thuốc Đông y không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn bồi bổ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa khàn tiếng người bệnh có thể lựa chọn:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Ma hoàng 8g, trần bì 8g, kinh giới 12g, tiền hồ 12g, bối mỗi 12g, cam thảo 6g, hạnh nhân 12g.
- Cách thực hiện: Người bệnh sơ chế sạch các dược liệu trên. Sau đó sắc thuốc với một lượng nước vừa đủ để điều trị bệnh.
Bài thuốc chữa khàn tiếng Quân Dân 102
Một trong số các bài thuốc nam chữa khàn tiếng được đánh giá cao hiện nay là bài thuốc của Bệnh viện Quân Dân 102. Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu thiên nhiên được trồng trọt và bảo quản đạt chuẩn.
Bài thuốc Đông y của bệnh viện Quân Dân 102 không chỉ có tác dụng cải thiện bệnh khàn tiếng mà còn giúp lưu thông khí huyết, nâng cao sức khỏe. Bài thuốc điều trị bệnh bao gồm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm triệu chứng ho, rát cổ họng, có đờm, thanh nhiệt cơ thể. Nguyên tắc điều trị bệnh là sơ phong thanh nhiệt, trừ đàm hóa thấp, lợi yết…
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn 2, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc, cải thiện miễn dịch. Nguyên tắc điều trị bệnh là khu tà, bổ chính, cân bằng âm dương và làm lành niêm mạc họng.
- Giai đoạn 3: Bài thuốc điều trị ở giai đoạn 3 có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, ngừa bệnh tái phát. Nguyên tắc điều trị bệnh đó là bổ là chính.
Các dược liệu thiên nhiên được sử dụng trong các bài thuốc như liên kiều, bạc hà, thục địa, kỷ tử, ngũ vị tử, cam thảo, hoài sơn… Tùy vào đối tượng là người lớn hay trẻ nhỏ, thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp. Trải qua một thời gian điều trị, bài thuốc nhận được sự phản hồi tích cực từ người bệnh.
Bài thuốc chữa viêm họng, khàn tiếng Đỗ Minh Đường
Bài thuốc chữa khàn tiếng Đỗ Minh Đường đã được nghiên cứu hơn 150 năm. Đến nay, bài thuốc đã được hoàn thiện và áp dụng chữa bệnh cho nhiều người. Bài thuốc chữa bệnh bao gồm hai liệu trình:
- Thuốc đặc trị khàn tiếng, viêm họng: Thành phần bao gồm hoàng kỳ, cát cánh, kha tử, đẳng sâm… Bài thuốc có tác dụng bổ phế, phong nhiệt, phục hồi tạng phủ.
- Thuốc tiêu viêm, giải độc: Thành phần bao gồm bồ công anh, kim ngân hoa, thục địa… Bài thuốc có công dụng giảm sưng viêm, giải nhiệt, tái tạo niêm mạc cổ họng bị tổn thương.
Tất cả các loại dược liệu trong bài thuốc đều được thu hái tại 3 vườn thuốc nam dược đạt chuẩn GACP – WHO. Thuốc được chế biến dưới dạng cao đặc. Người bệnh pha với nước ấm và khuấy đều trước khi sử dụng.
Khản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếng
Đối với tình trạng khàn tiếng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà. Dưới đây là một số dược liệu dân gian vườn nhà bạn có thể áp dụng để chữa khàn tiếng:
- Quất chưng mật ong: Quất và mật ong là hai thảo dược có chứa hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm ở cổ họng. Từ đó giúp điều trị bệnh khàn tiếng, viêm họng hiệu quả. Bạn lấy 2 quả quất cắt mỏng, thêm mật ong, đường phèn vào và chưng cách thủy. Người bệnh ngậm hỗn hợp này để điều trị bệnh khàn giọng.
- Gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, giải độc ở cổ họng. Do đó người bị khàn tiếng uống trà gừng sẽ giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.
- Mật ong, lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, tiêu viêm trong cơ thể. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá hẹ và mật ong để chữa bệnh khàn tiếng. Trộn hỗn hợp lá hẹ và mật ong, mang đi hấp cách thủy. Bạn ngậm rồi từ từ nuốt hỗn hợp để chữa bệnh.
Các mẹo dân gian trên chỉ thích hợp điều trị khi bệnh khàn tiếng ở giai đoạn nhẹ. Trong trường hợp bị khàn tiếng nặng, thậm chí là mất tiếng, bạn nên đến bác sĩ thăm khám sớm nhất.
Khản tiếng chữa ở đâu?
Khản tiếng chữa ở đâu tốt, tận gốc? Bạn nên tìm đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa chữa bệnh dưới đây:
Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là địa chỉ thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ở Hà Nội. Bệnh viện thăm khám cho tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi mắc bệnh viêm họng, khàn tiếng, sổ mũi… Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc tai mũi họng tốt nhất.
- Địa chỉ bệnh viện ở 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian làm việc từ 7 giờ đến 16 giờ
Điều trị khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102
Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 là địa chỉ khám bệnh kết hợp Đông Tây y. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám bằng Tây y. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc Đông y để chữa bệnh. Bệnh viện sở hữu các thiết bị, máy móc hiện đại để kiểm tra, chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng hiệu quả. Hạn chế bệnh khàn tiếng tái phát.
- Địa chỉ bệnh viện 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN.
- Địa chỉ bệnh viện ở TPHCM: 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Thời gian làm việc của bệnh viện từ 8 giờ đến 17 giờ 30, các ngày trong tuần.
Phòng khám Đỗ Minh Đường chữa khản tiếng
Phòng khám Đỗ Minh Đường đã trải qua 5 đời kế thừa và là nơi chữa bệnh đáng uy tín hiện nay. Phòng khám đã nghiên cứu nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả. Khi thăm khám tại đây, người bệnh sẽ được tư vấn, bốc thuốc và theo dõi sát sao quá trình điều trị bệnh.
Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám Đỗ Minh Đường là người có chuyên môn cao, tay nghề giỏi. Vì thế bạn có thể yên tâm khi thăm khám và uống thuốc tại đây.
- Địa chỉ ở Hà Nội: 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình.
- Địa chỉ ở TPHCM: 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc tại phòng khám từ 8 giờ sáng đến 17 giờ 30.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh
Song song với việc điều trị bệnh, người bệnh nên xây dựng thói quen sống lành mạnh. Đồng thời lưu ý một số điều nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát như sau:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi đông người để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Bạn nên súc miệng với nước muối mỗi ngày 2 lần để loại bỏ vi khuẩn.
- Uống nhiều nước và thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa khàn tiếng, mà còn cải thiện triệu chứng hôi miệng hiệu quả.
- Không tiếp xúc quá gần, dùng chung đồ vật với người mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Không la hét, nói lớn tiếng và lạm dụng dây thanh quản quá mức.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cổ họng khi trời chuyển lạnh.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh khàn tiếng.
Khản tiếng uống thuốc gì? Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc các loại thuốc điều trị bệnh khản tiếng hiệu quả. Khi uống thuốc, người bệnh phải sử dụng đều đặn, tránh lạm dụng hoặc bỏ giữa chừng. Thuốc sẽ không phát huy công dụng chữa bệnh hiệu quả nếu người bệnh sử dụng không đúng cách.
Nội dung chínhNguyên nhân và triệu chứng của khản tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Thuốc Tây y chữa bệnh Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếngKhản tiếng chữa ở đâu? Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngĐiều trị khản […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân và triệu chứng của khản tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Thuốc Tây y chữa bệnh Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếngKhản tiếng chữa ở đâu? Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngĐiều trị khản […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân và triệu chứng của khản tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Thuốc Tây y chữa bệnh Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếngKhản tiếng chữa ở đâu? Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngĐiều trị khản […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân và triệu chứng của khản tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Thuốc Tây y chữa bệnh Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếngKhản tiếng chữa ở đâu? Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngĐiều trị khản […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân và triệu chứng của khản tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Thuốc Tây y chữa bệnh Khản tiếng uống thuốc gì? Đông y chữa bệnh khàn tiếngKhản tiếng uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian chữa khàn tiếngKhản tiếng chữa ở đâu? Chữa khản tiếng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngĐiều trị khản […]
Xem chi tiết