Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Chuyên gia giải đáp cụ thể
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhưng không dễ để trả lời. Việc nắm bắt các trường hợp không nên tiêm phòng sẽ giúp bé tránh được một số tình huống xấu có thể xảy ra. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, tiêm phòng cho bé là cần thiết nhưng có một số trường hợp tuyệt đối không nên chích ngừa.
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên gia
Thực chất việc tiêm phòng vaccine là đưa những vi sinh vật đã được làm suy yếu hoặc đã được loại bỏ những độc tố vào cơ thể trẻ. Khi vào cơ thể, những vi sinh vật này sẽ không còn khả năng gây bệnh. Ngược lại chúng còn giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất ra các kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó giúp bảo vệ sức khoẻ của bé tốt hơn.
Câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm là “bé bị ho có tiêm phòng được không”?. Theo các chuyên gia y tế, đa phần khi bé ho là do đường hô hấp đang bị viêm nhiễm. Lúc này cơ thể trẻ đang rất yếu và nên không nên tiêm phòng. Lúc này lời khuyên cho các mẹ là chờ con khỏi ho hẳn rồi hãy tiêm phòng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé đã đến sát lịch tiêm và đây mũi bắt buộc mẹ nên xem xét tình hình cụ thể hoặc nhờ bác sĩ tư vấn để có hướng giải quyết. Bởi lẽ, vẫn có những trường hợp bị ho có thể tiêm vaccine.
Trước khi quyết định trẻ ho có tiêm phòng được không bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát một cách cụ thể. Nếu bé bị ho và không có dấu hiệu sốt cao, ngạt mũi nhẹ thì vẫn có thể thực hiện tiêm phòng. Ngược lại, nếu bé đang sốt cao trên 38 độ C tuyệt đối không được cho con tiêm phòng để tránh những phản ứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, với các bé bị bệnh về phổi hoặc hen suyễn gây ho cần đặc biệt lưu ý với lần tiêm ngừa cúm đầu tiên trong mỗi năm. Bởi lẽ, vaccine cúm có chứa nhiều virus, vi khuẩn sống. Chúng có thể khiến cho bệnh hen suyễn của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý khi tiêm vacxin cho bé
Như vậy, với câu hỏi trẻ bị ho có tiêm phòng được không đã có lời giải đáp ở nội dung trên đây. Để việc tiêm vaccine cho bé đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Trước khi tiêm
Để tránh bỏ lỡ các mũi tiêm phòng quan trọng cha mẹ cần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho con tốt hơn. Đặc biệt là trong thời điểm gần tới ngày tiêm phòng. Đồng thời bố mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
- Không để trẻ đói, hạ đường huyết trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khi tiêm.
- Cho trẻ mặc quần áo đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám. Lưu ý không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.
- Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
- Nên trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện sức khỏe của bé như có bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh cấp tính (sốt, viêm phổi, viêm phế quản) hay không. Hoặc về tiền sử bệnh tật, khả năng dị ứng với thuốc, hoá chất, thức ăn để làm giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ.
- Cung cấp thông tin về các mũi tiêm cùng loại trước đó.
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêm
Ngoài vấn trẻ bị ho sổ mũi có tiêm phòng được không, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc bé sau khi tiêm. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả của mũi tiêm.
- Mẹ cần cho bé ngồi lại nơi tiêm phòng để theo dõi 15 – 30 phút xem có dị ứng với thuốc không.
- Khi trẻ về nhà, theo dõi xem bé có sốt không, hay có những biểu hiện bất thường bên ngoài da nào không. Đồng thời chú ý các cử chỉ của bé, ví dụ như quấy khóc, số lần bú mẹ, phân lỏng hay rắn.
- Nên chườm mát nơi bị tiêm, cho bé uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn và mặc đồ thông thoáng.
- Sau khi tiêm chủng trẻ có thể bị sốt, tối đa là 2 ngày. Nếu như bé sốt cao nhiều hơn 2 ngày thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Một số biểu hiện nặng bé có thể gặp phải sau tiêm chủng như sốt trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, khó thở, tím tái, quấy khóc, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to và đỏ,… Nếu xuất hiện các biểu hiện này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Cách chăm sóc bé khi bị ho
Đáp án của câu hỏi trẻ bị ho có tiêm phòng được không là CÓ. Vậy cách chăm sóc khi bé khi bị ho như thế nào là tốt nhất?
- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng với dung dịch nước muối sinh lý. Mỗi ngày cần vệ sinh từ 3 – 4 lần để làm sạch mũi giúp bé nhanh chóng khỏi ho.
- Các mẹ có thể cho con uống siro trị ho được bào chế từ thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại siro nào.
- Bé cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Đồng thời mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm và sữa hơn.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là mỗi khi ra ngoài.
- Với những trường hợp sốt cao và ho kéo dài bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị tốt nhất.
- Không cho bé nằm, chơi ở những khu vực ẩm thấp, ít ánh sáng. Vì những không gian này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho bé.
- Khi bé bị ho nên hạn chế tiếp xúc khói thuốc từ người lớn. Bởi khói thuốc khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ gây viêm phổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe ở trẻ nhỏ.
Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc trẻ bị ho có tiêm phòng được không. Cha mẹ cần nắm bắt rõ về những trường hợp không nên đưa con đi tiêm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Đồng thời tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng bé.
Nội dung chínhTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên giaLưu ý khi tiêm vacxin cho béTrước khi tiêmTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêmCách chăm sóc bé khi bị ho Ho kéo dài uống thuốc không khỏi chắc chắn là điều mà bệnh nhân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên giaLưu ý khi tiêm vacxin cho béTrước khi tiêmTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêmCách chăm sóc bé khi bị ho Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy không phải ai cũng biết. […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên giaLưu ý khi tiêm vacxin cho béTrước khi tiêmTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêmCách chăm sóc bé khi bị ho Bà bầu bị ho có tiêm phòng uốn ván được không là thắc mắc […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên giaLưu ý khi tiêm vacxin cho béTrước khi tiêmTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêmCách chăm sóc bé khi bị ho Bà bầu bị ho khám ở đâu tốt nhất là thắc mắc được rất […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lý giải từ chuyên giaLưu ý khi tiêm vacxin cho béTrước khi tiêmTrẻ bị ho có tiêm phòng được không? Lưu ý sau khi tiêmCách chăm sóc bé khi bị ho Bà bầu bị có có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bà bầu […]
Xem chi tiết