Ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Ho là phản ứng mang tính bảo vệ cơ thể trước sự xuất hiện của các dị vật ở đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng ho khan đi kèm triệu chứng đau rát họng, buồn nôn, sổ mũi lại có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Vậy ho khan là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị, phòng ngừa bệnh như thế nào cho tốt?
Bệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh
Ho khan là ho như thế nào? Ho khan là trình trạng người bệnh bị ho kéo dài lâu ngày không khỏi sau đó xuất hiện đờm hoặc các chất nhầy đi kèm. Bệnh thường đi kèm các triệu chứng cơ bản như: ho khan đau rát cổ họng, ho khan buồn nôn, ho khan sổ mũi, ho khan sốt nhẹ, ho khan mất tiếng, ho khan đau đầu, ho khan đau lưng,… Cụ thể các triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh như sau:
- Người bệnh xuất hiện tình trạng ho kéo dài chia thành nhiều đợt trong ngày hoặc ho liên tục không dứt, làm xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ (ở phụ nữ nhất là phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ mang thai).
- Các cơn ho nặng xuất hiện nhiều khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát, một số trường hợp có thể gây nôn, mửa.
- Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức đầu, ngứa rát cổ họng, bị mất tiếng, cổ họng bị sưng, sốt và gây ra mệt mỏi.
- Người bị ho dai dẳng sẽ khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn dẫn tới suy giảm tinh thần, mệt mỏi, làm việc và học tập kém hiệu quả.
- Tình trạng ho kéo dài thường xuyên sẽ gây đau tức ngực, khó thở, mất ngủ thường xuyên, mất vị giác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan liên tục kéo dài thường xuất phát từ những tác nhân sau:
Do mắc bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một trong những chứng bệnh dễ gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh làm đường thở bị thu hẹp do sưng niêm mạc mũi. Ho do hen suyễn có thể có đờm nhưng chủ yếu là ho không có đờm hoặc ho có bã nhờn.
Những người mắc bệnh hen suyễn thường có triệu chứng chính là ho khan kéo dài liên tục, ho không ngừng nghỉ. Ngoài ra, có thể đi kèm một số biểu hiện khác như: thở khò khè, khó thở, đau tức ở vùng ngực, mất ngủ về đêm.
Do bị trào ngược dịch dạ dày, thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày và thực quản xuất hiện do axit mãn tính gây ra. Đây là hiện tượng axit trong dạ dày bị tràn ra ngoài, chảy ngược thường xuyên vào thực quản từ đó gây ra các kích thích tới thực quản tạo phản xạ ho của người mắc phải.
Với ho khan ở người trào ngược dạ dày, thực quản, người bệnh sẽ bị thêm một số các triệu chứng khác như: ngực đau, ợ dịch chua, vùng sau cổ xuất hiện u cục, ho mãn tính kéo dài, viêm họng, giọng bị khàn và nuốt gặp khó khăn.
Do bị hội chứng chảy dịch mũi sau
Các hội chứng chảy chất nhầy ở mũi xuống cổ họng do dị ứng cảm lạnh hoặc dị ứng xuất hiện theo mùa cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến triệu chứng ho khan. Các dịch nhầy này thường không giống như loại dịch được tiết ra khi cơ thể khỏe mạnh. Nó lỏng dạng nước, dễ trôi và dễ bị chảy nhanh xuống vùng cổ họng.
Khi dịch nhầy này chảy xuống cổ họng có thể khiến các dây thần kinh ở cuống họng bị kích thích, viêm ngứa sẽ gây ra tình trạng ho khan. Triệu chứng cụ thể của hội chứng này thường: xuất hiện u ở cổ họng, bị viêm đường hô hấp, khó nuốt, nuốt bị đau rát, ho nhiều về đêm, sổ mũi, sốt nhẹ,…
Do cơ thể bị nhiễm virus
Các vi khuẩn, virus gây cảm lạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho khan ở mọi độ tuổi. Khi bị cảm, virus đã xâm nhập và tấn công đường thở, lúc này cổ họng của người bệnh sẽ bị kích thích từ đó làm xuất hiện tình trạng ho khan do cảm. Hiện tượng ho do virus rất lâu hồi phục, nó có thể kéo dài trong khoảng thời gian lên đến vài tháng.
Loại ho khan sau cảm này được các chuyên gia đánh giá là khó điều trị nên đòi hỏi người bệnh phải dành ra quỹ thời gian dài cũng như kiên trì điều trị mới có thể trị dứt điểm. Và để tránh họng bị đau rát kéo dài, người bị ho dai dẳng do virus nên thường xuyên sử dụng viên ngậm hoặc nước ấm để làm dịu cổ họng của mình.
Do bị bệnh ung thư phổi
Các cơn ho khan tiếng kéo dài liên tục có thể liên quan tới bệnh ung thư phổi. Với triệu chứng ho này, người bệnh có thể xuất hiện kèm các triệu chứng khác như: thở rít, thở khò khè, khó thở, nói bị mất tiếng, ho ra máu, bị giảm cân đột ngột,…
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân gây bệnh trên, người bị ho khan có thể là do bị tác động bởi một số các nguyên nhân sau:
- Hút thuốc lào, thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc
- Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi lâu ngày, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh khô
- Do bị viêm dị ứng bởi phấn hoa, bụi hoặc lông động vật
- Ho do bị viêm thanh quản, viêm phế quản
- Người bị hoa gà
- Do khi ngủ hoặc ngái ngủ bị tắc nghẽn ngưng thở
- Do các tác động từ thực phẩm, hít, hóc phải dị vật (thường phổ biến ở đối tượng trẻ em)
- Do tác dụng phụ từ một loại thuốc làm xuất hiện tình trạng ức chế ACE từ đó gây ra hiện tượng ho khan
- Do mắc một số bệnh như: Suy tim, ung thư phổi, có máu đông trong phổi,…
- Do làm các công việc liên quan đến giọng nói hoặc do nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột,…
Chẩn đoán bệnh ho khan
Trong Tây y, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân ho khan phục vụ cho việc kê đơn chữa trị, bác sĩ thường sẽ bắt đầu hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất với các thiết bị y tế.
Bác sĩ điều trị cũng có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác hơn, bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hoặc CT cho phép các chuyên gia điều trị kiểm tra các vấn đề ở ngực, phổi.
- Đo phế dung: Người bệnh sẽ thở vào một thiết bị đo để kiểm tra chức năng phổi. Các bác sĩ sử dụng phép đo phế dung để tìm ra các tình trạng bệnh gây ho.
- Nội soi: Giúp quan sát tình trạng sưng, màu sắc, biểu hiện các vùng bị tổn thương để chẩn đoán mức độ bệnh
Còn đối với Đông y, các thầy thuốc cũng tiến hành hỏi các biểu hiện ở người bệnh, sau đó tiến hành quan sát cơ thể người bệnh hoặc bắt mạch, ấn huyệt để chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó đưa ra các đề nghị điều trị bệnh bằng thuốc, châm cứu hoặc bấm huyệt, tùy từng trường hợp bệnh và mong muốn từ bệnh nhân.
Cách điều trị ho khan tiếng
Người bệnh có thể tham khảo để áp dụng chữa ho khan hiệu quả với một trong ba cách điều trị như sau:
Chữa bệnh bằng Tây Y
Khi lựa chọn điều trị với Tây y, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc đặc trị ho căn cứ theo tình trạng bệnh của mỗi người. Một số nhóm thuốc thường được các chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị ho khan đó là:
- Thuốc chống viêm: Loại thuốc này thường được sử dụng để chống viêm, giảm mệt mỏi, hạ thân nhiệt và giảm đau đầu nhanh chóng cho người ho kèm sốt, đau rát cổ họng
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc sẽ được chỉ định điều trị dành cho các bệnh nhân ho khan do dị ứng, cũng như ngăn chặn các cơn hắt hơi, sổ mũi và viêm mũi do dị ứng.
- Thuốc giảm các phản xạ ho: hai loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là codein và dextromethorphan. Chúng có tác động trực tiếp lên trung tâm gây ho nằm ở thành tủy giúp người bệnh giảm nhanh các cơn ho. Ngoài ra, thuốc còn được dùng như tác nhân giúp an thần các ức chế hô hấp.
Ngoài các loại thuốc đặc trị, người bệnh cũng có thể dùng các loại kẹo ngậm với thành phần làm từ tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, mật ong,… hoặc các loại siro ho cũng có tác dụng giảm kích ứng ho và giảm nhanh đau rát họng hiệu quả.
Chữa bệnh bằng Đông Y
Trong Đông y, ho khan là chứng phế âm hư, nên điều trị chủ yếu là sử dụng phép trị bổ âm, mát phế, cầm ho. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc tương ứng với từng giai đoạn ho như sau:
Bài thuốc dành cho người mới xuất hiện triệu chứng ho khan
- Tác dụng: thanh tả phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái chuyên trị chứng ho khan, ho cơn, ho không có đờm
- Chuẩn bị nguyên liệu: cam thảo 3g; tri mẫu 4g; bạc hà, sinh hương mỗi loại 6g; đại táo 8g; hoàng cầm 10g; xuyên bối mẫu, cát cánh mỗi loại 12g; thục linh, địa cốt bì, mạch môn mỗi loại 14g; Tang bạch bì 16 g.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1,5 lít nước, đến khi nước cạn còn ⅓ lượng nước ban đầu thì dừng. Trẻ em dùng ½ hoặc ⅓ liều dùng trên và có thể cho ít mật ong cho dễ uống.
- Gia giảm liều lượng: Nếu ho đờm nhiều thêm 12g Xuyên bối mẫu; Nếu sốt ho khan nhiều thêm 14g Tăng diệp, 12g ngưu bàng tử; Nếu đại tiện táo khó đi thì thêm 14g Hạnh nhân
Bài thuốc dành cho người ho khan, sốt, đau họng nhiều, nặng hơn
- Tác dụng: thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu và trung tiêu, giúp trị ho khan đau họng, táo bón, nước tiểu đỏ. Không dùng cho người ho đờm loãng, sốt ít, bị cảm lạnh.
- Chuẩn bị nguyên liệu: cam thảo, đại hoàng mỗi vị 4g; cát cánh, chi tự, bạc hà mỗi vị 10g; Hoàng Cầm 12g; tang bạch bì, liên kiều, hạnh nhân, trúc diệp, thanh diệp mỗi vị 14g
- Cách dùng: Sắc uống cho trẻ em dùng liều bằng 1/2 hoặc 1/3 liều dùng, có thể cho ít mật ong cho dễ uống.
Bài thuốc dành cho người ho khan có sốt hoặc không sốt, đại tiện lỏng, chán ăn, đầy bụng
- Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, kích thích ăn ngon, chống đầy bụng, trị ho đờm lâu ngày, ho có sốt.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Chích thảo 4g; hoàng sơn, sinh khương, sa nhân mỗi loại 6g; cát cánh 10g; đẳng sâm, trần bì mỗi vị 12g; bạch Truật, phục linh, liên nhục mỗi loại 14g; biển đậu, ý dĩ mỗi vị 16 g
- Cách dùng: Sắc uống cho trẻ em dùng liều ½ hoặc ⅓ thang thuốc, người lớn dùng cả thang/ ngày
- Gia giảm liều lượng: Nếu ho có sốt thêm 10g hoàng cầm, 12g tang bạch bì; Nếu miệng khô thêm 12g mạch môn; ho đờm nhiều thêm 12g xuyên bối mẫu.
Sử dụng các bài thuốc, mẹo dân gian
Ngoài sử dụng thuốc, dùng các mẹo dân gian trong điều trị bệnh lý ho khan cũng rất hiệu quả. Không chỉ tốt, các bài mẹo chữa thường xuất phát từ các loại cây lá thảo dược gần gũi với đời sống nên rất phù hợp cho nhiều cơ địa và không gây ra các tác dụng phụ như thuốc Tây. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc đặc trị như sau:
- Sử dụng củ cải trắng: Chuẩn bị củ cải trắng, mang đi rửa sạch, gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn. Trong quá trình xay nhuyễn, thêm khoảng 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào rồi mang đi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Uống hỗn hợp cải trắng mật ong này mỗi ngày 3 lần sau khi ăn, mỗi lần dùng khoảng 3 thìa cà phê. Kiên trì dùng trong khoảng hai tuần sẽ xuất hiện hiệu quả.
- Sử dụng nghệ tươi: Nghệ tươi rửa sạch đất bẩn rồi giã nhỏ sau đó thêm ít nước lọc và 5g đường phèn. Chưng cách thủy hỗn hợp trên trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Nhớ sử dụng ngay khi còn ấm, kiên trì dùng sau khoảng 20 ngày các triệu chứng ho sẽ biến mất rõ rệt.
- Sử dụng rau diếp cá kết hợp nước vo gạo: Rau diếp cá rửa sạch để ráo rồi đem đi giã nhuyễn. Thêm khoảng một bát to nước vo gạo vào nồi và đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 phút. Người bệnh nên chú ý uống kiên trì mỗi ngày 1 lần sau ăn thì các biểu hiện ho sẽ tiêu biến nhanh trông thấy.
Ngoài sử dụng các bài thuốc dân gian như trên, mọi người có thể áp dụng 2 mẹo sau để giảm ho:
- Kê đầu cao khi nằm: Nâng cao đầu bằng việc dùng gối cao lót dưới gáy khi ngủ có thể làm giảm hiệu quả các triệu chứng chảy dịch mũi sau và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Tắm nước nóng: Nước ấm và hơi nước nóng có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng nên người bệnh nên tắm bằng nước ấm thay vì dùng nước lạnh.
Cách phòng ngừa bệnh ho khan
Ho khan là bệnh lý rất dễ mắc phải nếu như không có chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ. Để có thể ngăn ngừa tình trạng ho, mọi người có thể áp dụng một số mẹo phòng ngừa tại nhà sau đây:
- Tránh hút thuốc, hít khói thuốc lá
- Uống nhiều nước
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí tránh khô, kích ứng niêm mạc
- Tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh để hạn chế các tác nhân kích thích gây ho khan
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và A như bưởi, quýt, cà rốt, cam,… để tăng sức đề kháng, giảm thiểu các hiện tượng đau rát cổ họng
- Kiêng/ hạn chế sử dụng đồ lạnh: Đá lạnh, kem, sữa chua,… là các thực phẩm cần tránh xa bởi chúng có thể gây ức chế niêm mạc họng, gây cảm lạnh và tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút có hại cho đường hô hấp phát triển
Trên đây là các thông tin chia sẻ về bệnh ho khan tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết, mọi người đã nắm được cách phòng ngừa bệnh cho cả gia đình cũng như tìm được hướng điều trị bệnh phù hợp nhất với các triệu chứng bệnh. Chúc mọi người nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Nội dung chínhBệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnhNguyên nhân gây ra tình trạng ho khanDo mắc bệnh hen suyễnDo bị trào ngược dịch dạ dày, thực quảnDo bị hội chứng chảy dịch mũi sauDo cơ thể bị nhiễm virusDo bị bệnh ung thư phổiNguyên nhân khácChẩn đoán bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnhNguyên nhân gây ra tình trạng ho khanDo mắc bệnh hen suyễnDo bị trào ngược dịch dạ dày, thực quảnDo bị hội chứng chảy dịch mũi sauDo cơ thể bị nhiễm virusDo bị bệnh ung thư phổiNguyên nhân khácChẩn đoán bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnhNguyên nhân gây ra tình trạng ho khanDo mắc bệnh hen suyễnDo bị trào ngược dịch dạ dày, thực quảnDo bị hội chứng chảy dịch mũi sauDo cơ thể bị nhiễm virusDo bị bệnh ung thư phổiNguyên nhân khácChẩn đoán bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnhNguyên nhân gây ra tình trạng ho khanDo mắc bệnh hen suyễnDo bị trào ngược dịch dạ dày, thực quảnDo bị hội chứng chảy dịch mũi sauDo cơ thể bị nhiễm virusDo bị bệnh ung thư phổiNguyên nhân khácChẩn đoán bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh ho khan là gì? Các triệu chứng thường gặp ở người bệnhNguyên nhân gây ra tình trạng ho khanDo mắc bệnh hen suyễnDo bị trào ngược dịch dạ dày, thực quảnDo bị hội chứng chảy dịch mũi sauDo cơ thể bị nhiễm virusDo bị bệnh ung thư phổiNguyên nhân khácChẩn đoán bệnh […]
Xem chi tiết