Viêm khớp ở trẻ em: Thông tin cần biết để phòng ngừa hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm khớp ở trẻ em – bệnh lý xương khớp đang trở nên phổ biến và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm với lứa tuổi đang trưởng thành. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần sớm phát hiện những biểu hiện bất thường ở trẻ và đi khám, điều trị kịp thời.

Viêm khớp ở trẻ em - bệnh lý xương khớp cần cảnh giác
Viêm khớp ở trẻ em – bệnh lý xương khớp cần cảnh giác

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm khớp ở trẻ em (tên tiếng anh là Juvenile Idiopathic Arthritis – JIA) hay còn gọi là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên. Bệnh có nhiều dạng khác nhau. Ở đối tượng dưới 16 tuổi thì thường gặp nhất là viêm khớp tự phát thiếu niên. 

Bệnh này đặc trưng với các biểu hiện nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay, khó cử động và hạn chế vận động. Đôi khi chỉ là cơn đau nhẹ thoáng qua nhưng nếu để tình trạng này diễn tiến kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.

Tuy nhiên, viêm khớp ở trẻ em không quá nguy hiểm. Theo thống kê, khoảng 75% trẻ mắc các triệu chứng của bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể kéo dài và tác động tiêu cực đến suốt quãng đời còn lại. Do đó, ba mẹ cần chủ động đi thăm khám để xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ em

Tùy vào thể bệnh viêm khớp ở trẻ em mà xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các chuyên gia y tế cho rằng, phần lớn các trường hợp viêm khớp đều liên quan đến sự rối loạn miễn dịch. 

Cụ thể, tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh tại sụn khớp là dị nguyên gây hại và tấn công chúng. Khi đó, ổ sụn khớp bị tổn thương và xuất hiện tình trạng viêm tấy, sưng đau.

Chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn miễn dịch. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia y tế, các yếu tố nguy cơ sau có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm:

  • Ảnh hưởng của chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây tổn thương vùng xương khớp có thể để lại biến chứng. Cần chú ý và tiến hành xử lý tổn thương xương khớp do tai nạn một cách dứt điểm, phòng ngừa tình trạng diễn tiến kéo dài.
  • Do yếu tố di truyền: Rối loạn hệ miễn dịch được nhận định là có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình, nếu có ba/mẹ hoặc cả hai ba mẹ bị các bệnh lý về xương khớp thì khả năng đứa trẻ mắc bệnh này cũng cao hơn những người khác.
Viêm khớp ở trẻ em chủ yếu liên quan đến sự rối loạn miễn dịch
Viêm khớp ở trẻ em chủ yếu liên quan đến sự rối loạn miễn dịch
  • Ảnh hưởng của cân nặng: Thừa cân, béo phì là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em đang tuổi phát triển. Tuy nhiên, cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây chèn ép, tạo áp lực lên xương khớp, hệ thống dây chằng,… và dẫn đến viêm khớp ở trẻ em.
  • Do sự tấn công của virus, vi khuẩn: Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các nhóm virus, vi khuẩn xương khớp. Cần chú ý và điều trị bệnh ở những giai đoạn khởi phát, tránh để virus, vi khuẩn ăn sâu và khớp xương khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Dấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biết

Viêm khớp ở trẻ em (viêm khớp tự phát thiếu niên) thường gặp dưới 3 thể lâm sàng sau đây:

  • Thể viêm ít khớp: Viêm nhiễm và tổn thương dưới 5 khớp, tập trung chủ yếu ở khuỷu tay, khuỷu chân, vai, đầu gối
  • Thể viêm đa khớp: Viêm nhiễm và tổn thương từ 5 khớp trở lên, có thể gặp ở cả các khớp nhỏ (bàn tay, bàn chân) và các ổ khớp lớn.
  • Thể viêm khớp hệ thống: Tổn thương cùng lúc nhiều ổ khớp và đi kèm với nhiều triệu chứng toàn thân gây khó chịu khác.

Mặc dù viêm khớp ở trẻ em có thể chữa khỏi hoàn toàn, không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng điều trị từ giai đoạn khởi phát sẽ giúp bệnh dứt điểm nhanh chóng. Cụ thể, cần chú ý nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Đau nhức xương khớp: Các cơn đau khởi phát với mức độ nhẹ, ban đầu chỉ là cảm giác mỏi xương khớp và tăng dần thành cơn đau dữ dội. Vị trí xuất hiện của tình trạng này thường gặp ở khớp hông, mắt cá chân, đầu gối. Trẻ bị đau nhức vào buổi sáng hoặc sau giờ nghỉ trưa và kèm theo biểu hiện đi lại khập khiễng.
  • Sưng tấy tại khớp: Giống như nhiều bệnh lý viêm khớp khác, trẻ nhỏ bị sưng đỏ, phù nề tại vị trí viêm nhiễm. Đồng thời, cảm giác nóng ran tại vị trí viêm và ấn vào nhức buốt, khó chịu.
  • Tê bì, cứng khớp: Bệnh này khiến vùng khớp bị tổn thương trở nên căng cứng. Khi đó, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sự khó khăn trong quá trình di chuyển, các bước đi khập khiễng và vụng về hơn hẳn.
  • Sốt cao: Một trong những triệu chứng điển hình dễ nhận diện ở trẻ là sốt cao. Cơn sốt do viêm khớp khác với tình trạng sốt do các bệnh lý hô hấp. Trẻ có thể bị sốt cao kéo dài nhiều tuần, khó hạ sốt hoặc sốt tái phát liên tục.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điển hình trên, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon miệng, phát ban ngoài da, suy nhược cơ thể,…

Tùy đối tượng mắc bệnh mà trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Do đó, để có chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến xương khớp.

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Vậy, bệnh viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, tình trạng này ở trẻ có thể cải thiện nhanh chóng sau vài tuần điều trị với phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, không ít trẻ nhỏ bị viêm khớp dai dẳng cho đến khi trưởng thành do điều trị sai cách, thờ ơ trong chữa trị,…

Bệnh lý xương khớp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Bệnh lý xương khớp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Bên cạnh đó, đây là một bệnh lý về xương khớp nên hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người mắc nếu không xử lý sớm. Cụ thể, một số biến chứng sau có thể gặp nếu bệnh không được điều trị sớm:

  • Viêm mắt: Tình trạng viêm nhiễm, sưng đau tại các ổ khớp có thể khiến trẻ bị đau và đỏ mắt. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm mắt ở trẻ và cụ thể là viêm màng bồ đào mắt. Biến chứng nguy hiểm này nếu không được chữa trị dứt điểm sớm có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và mù lòa.
  • Cản trở sự phát triển của trẻ: Trẻ nhỏ là lứa tuổi đang phát triển về chiều cao nhanh chóng. Các bệnh lý xương khớp nói chung có thể cản trở tiêu cực đến quá trình phát triển này. Khi đó, trẻ sẽ bị hạn chế về sự phát triển chiều cao và thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa.
  • Hạn chế khả năng vận động: Trẻ nhỏ cũng là đối tượng hiếu động, nhiều trí tò mò nhất. Khi bị các bệnh về xương khớp, khả năng hoạt động của trẻ bị hạn chế. Điều này vô hình chung tác động đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự ti, thậm chí có thể gây trầm cảm.

Để ngăn ngừa các biến chứng trên, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến xương khớp. Điều trị viêm khớp sớm là biện pháp hiệu quả nhất giảm thiểu những nguy hiểm mà bệnh lý này có thể gây ra.

Cách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ em

Tùy thuộc mức độ bệnh cụ thể mà có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để nhận định chính xác dạng viêm khớp ở trẻ em, ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám từ khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên. Cần lựa chọn các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ em

Để nhận định rõ ràng tình trạng và mức độ viêm khớp ở trẻ em, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp và xét nghiệm sau đây:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng về vị trí đau nhức, mức độ, thời gian đau và một số dấu hiệu có thể nhận biết khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng bệnh để có chỉ định điều trị phù hợp tiếp theo đó.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa thông thường với mục đích xác định được độ lắng hồng cầu. Mức độ lắng càng nhiều chứng tỏ mức độ viêm nhiễm xương khớp càng nặng. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác.
Áp dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để nhận định mức độ bệnh
Áp dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để nhận định mức độ bệnh
  • Chụp X-quang: Chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định cho các bệnh lý xương khớp. Qua đó, bác sĩ chuyên khoa có thể nhận định được tình trạng viêm nhiễm và đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chẩn đoán này tương đối tốn kém nên không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, kết quả của MRI có thể giúp bác sĩ xác định cụ thể vị trí và mức độ thương tổn của xương khớp, bao gồm những ảnh hưởng tới các mô xung quanh.

Sử dụng thuốc Tây y trị viêm khớp ở trẻ em 

Thuốc Tây y là lựa chọn để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp ở trẻ em. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y với trẻ cùng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tác dụng phụ, đặc biệt nếu dùng thuốc trong thời gian dài. Do đó, phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Cụ thể một số nhóm thuốc thường được chỉ định như sau:

  • Thuốc chống viêm NSAID: Một số thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen,… giúp cải thiện cơn đau và hỗ trợ kháng viêm hiệu quả
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Nếu thuốc kháng viêm nhóm NSAID không đáp ứng điều trị trên cơ thể trẻ nhỏ, bác sĩ có thể thêm nhóm thuốc chống thấp khớp (cụ thể như Methotrexate). Có thể dùng kết hợp nhóm thuốc này với NSAID để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Thuốc Corticosteroid: Một số loại thuốc được chỉ định như Prednisolone; Prednisone;… Tuy nhiên, chỉ dùng nhóm thuốc trong thời gian ngắn với liều lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bởi vì nếu dùng trong thời gian kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc sinh học: Hiện nay, bác sĩ có thể kê thêm nhóm thuốc sinh học với các trường hợp bị viêm đau khớp, trong đó có trẻ nhỏ. Nhóm thuốc này có khả năng can thiệp và cản trở quá trình gây viêm tại các ổ sụn khớp. Một số loại thuốc thường chỉ định như Abatacept; Anakinra; Adalimumab;….

Vì trẻ nhỏ là đối tượng chưa thể chủ động hoàn toàn trong việc dùng thuốc do đó cần sự kiểm soát chặt chẽ từ ba mẹ. Chú ý cho trẻ dùng thuốc viêm đau khớp theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ đã kê, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa hết đợt điều trị. Trong quá trình điều trị nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Phương pháp Đông y chữa viêm khớp ở trẻ em

 Ba mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị viêm khớp ở trẻ em. Các bài thuốc Đông y điều trị theo nguyên tắc xuất phát từ gốc rễ gây bệnh nên thời gian điều trị thường kéo dài. Do đó, ba mẹ phải kiên trì trong điều trị cho trẻ, không bỏ dở giữa chừng ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc.

Nhìn chung, các bài thuốc này vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm đau khớp vừa bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y tốt cho xương khớp sau đây:

  • Độc hoạt ký sinh thang: Bao gồm các vị thuốc độc hoạt; tần giao; tang ký sinh; tế tân; phòng phong; đương quy; xuyên khung; thược dược; đỗ trọng; địa hoàng; ngưu tất; đỗ trọng; nhân sâm; phục linh; chích thảo; quế tâm. Tất cả đem sắc với lượng nước vừa đủ đến khi còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp. Dùng thuốc trong ngày, không để qua đêm.
Phương pháp Đông y điều trị bệnh xương khớp dứt điểm
Phương pháp Đông y điều trị bệnh xương khớp dứt điểm
  • Bát vị hoàn quế chi thang: Chuẩn bị các nguyên liệu bạch linh, phụ tử, thục địa, trạch tả, hoài sơn, sơn thù, nhục quế; đan bì. Thêm lượng nước vừa đủ và đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành 2-3 lần uống hết trong ngày, nên hâm nóng khi sử dụng.
  • Cốt vương Thần hiệu thang: Bài thuốc xuất phát từ Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Thành phần bao gồm đương quy; phòng phong; thương truật; xuyên khung; phòng kỷ; ngưu tất; quế chi; thiên niên kiện; hoàng bá;…. Bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn, rất thuận tiện cho người bệnh sử dụng.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ba mẹ có thể cân nhắc áp dụng kết hợp các biện pháp châm cứu, xoa bóp,… để nâng cao hiệu quả điều trị. Tốt nhất, ba mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm Đông y có uy tín để được thực hiện đúng thao tác chuyên môn, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả chữa trị.

Can thiệp ngoại khoa dứt điểm

Không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định phẫu thuật điều trị viêm khớp ở trẻ em. Đặc biệt với trẻ nhỏ – đối tượng đang trong thời kỳ phát triển mạnh về hệ thống xương khớp nên can thiệp ngoại khoa ở những khu vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. 

Biện pháp điều trị này chỉ được áp dụng khi tình trạng bệnh ở trẻ diễn tiến nặng và không đáp ứng với các phương pháp chữa trị khác. Một số phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định như sau:

  • Phẫu thuật nội soi: Thường được chỉ định với các vị trí viêm nhiễm như khớp đầu gối, cổ, khuỷu tay, hông, cổ, ngón tay với mục đích loại bỏ lớp lót bị viêm.
  • Phẫu thuật điều chỉnh trục khớp: Có thể lựa chọn phương án phẫu thuật này để điều chỉnh và ổn định lại ổ trục khớp, cải thiện cơn đau nhức của trẻ. 
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Khi khớp bị viêm nhiễm, vùng gân xung quanh có nguy cơ bị tác động nên phương pháp này được chỉ định với mục đích cải thiện tình trạng đó.
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Sử dụng ổ khớp nhân tạo thay thế toàn bộ vị trí viêm nhiễm. Tuy nhiên, đây được coi là một cuộc “đại phẫu” và tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến khả năng vận động của trẻ em.

Biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà

Nếu các biểu hiện của viêm khớp ở trẻ em mới ở giai đoạn khởi phát còn nhẹ, người bệnh có thể thực hiện biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà. Đây chủ yếu là các mẹo dân gian chữa xương khớp được truyền miệng lâu đời và hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào cơ địa người sử dụng.

Có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo điều trị sau:

  • Chườm nóng/lạnh: Có thể lựa chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện các cơn đau khớp ở trẻ. Với chườm nóng, ba mẹ dùng một chai thủy tinh có nắp, thêm nước ấm và chườm lên vị trí sưng đau. Với chườm lạnh, có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá lạnh vào khăn vải sạch, chườm lên vị trí sưng viêm. Duy trì biện pháp này khoảng 15 phút/lần và massage đều quanh khu vực đau.
Chườm đắp là biện pháp cải thiện đau nhức xương khớp tại nhà
Chườm đắp là biện pháp cải thiện đau nhức xương khớp tại nhà
  • Bài thuốc từ ngải cứu – rượu trắng: Chuẩn bị lá ngải cứu (100g); rượu trắng (2 chén). Rửa sạch lá ngải cứu, ngâm với một ít nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Bỏ lá ngải cứu và rượu trắng vào chảo, đảo nóng và tắt bếp. Đắp phần lá ngải cứu lên vị trí sưng đau, dùng khăn vải buộc lại và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch và vớt ra để ráo nước. Đun nước lá lốt uống hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày để thấy được hiệu quả điều trị của bài thuốc.
  • Mẹo điều trị với rau ngổ: Chuẩn bị 1 nắm lá rau ngổ (định lượng tùy thuộc người sử dụng), rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn. Đun rau ngổ với một lượng nước sạch vừa đủ trong vòng 20 phút. Duy trì mẹo điều trị này hàng ngày tối thiểu 1-2 tuần để thấy được hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp ở trẻ em

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại của trẻ khi trưởng thành. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết, cụ thể như sau:

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp, giàu canxi và các khoáng chất cần thiết khác.
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ nhỏ (tối thiểu 2 lít/ngày). Nên cho trẻ uống nước tinh khiết, nước hoa quả thay vì uống các loại nước có gas, nước ngọt không tốt cho sức khỏe. 
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ nhỏ, ăn uống điều độ, không nhồi nhét quá nhiều gây thừa cân, béo phì.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thay đổi thời tiết, vì các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ lạnh là một yếu tố nguy cơ khiến khớp đau nhức dữ dội.
  • Không để trẻ bê vác vật nặng, di chuyển liên tục trong thời gian kéo dài. Cần cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi cho trẻ, tránh áp lực căng thẳng
  • Tạo thói quen tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Đồng thời, việc tập luyện thường xuyên cũng rất tốt cho các vấn đề xương khớp.
  • Đi thăm khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý xương khớp ở trẻ em.
  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc xương khớp nào cho trẻ nhỏ, kể cả các nhóm thực phẩm chức năng.

Bệnh viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý xương khớp có thể trị dứt điểm hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Ba mẹ chủ động quan sát và đưa trẻ đi thăm khám nếu xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp bất thường.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?

Nội dung chínhViêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ emDấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biếtViêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ emPhương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ emSử dụng thuốc […]

Xem chi tiết
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhViêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ emDấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biếtViêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ emPhương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ emSử dụng thuốc […]

Xem chi tiết
Viêm khớp phản ứng có hết không? Câu trả lời của bác sĩ

Nội dung chínhViêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ emDấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biếtViêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ emPhương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ emSử dụng thuốc […]

Xem chi tiết
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhViêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ emDấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biếtViêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ emPhương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ emSử dụng thuốc […]

Xem chi tiết
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Nội dung chínhViêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ emDấu hiệu đặc trưng ba mẹ cần biếtViêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách điều trị dứt điểm viêm khớp ở trẻ emPhương pháp chẩn đoán viêm khớp ở trẻ emSử dụng thuốc […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?