Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Cách vận động đúng cho người bệnh
Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Bị viêm khớp gối nên đi bộ như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những vấn đề này.
Người bị viêm khớp gối có nên đi bộ không?
Khớp gối chính là nơi tiếp giáp của ba bộ phận chính bao gồm xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Tại vị trí các đầu xương sẽ có một lớp sụn bao phủ. Sụn có vai trò giống như một chất đệm ở xương khớp.
Sụn cũng giúp các khớp có thể cử động trơn tru. Ngoài ra, tại khớp gối cũng tồn tại lượng chất nhờn bôi trơn để lớp sụn có thể hoạt động tốt nhất.
Viêm khớp gối chính là tình trạng phần sụn bị mòn, khô hơn. Điều này khiến cho các khớp xương cọ vào nhau, gây đau và vận động khó khăn. Những người sau tuổi 45 thường có nguy cơ bị viêm khớp nhiều hơn.
Để điều trị bệnh viêm khớp bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, các bài tập thể dục cũng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng có thể áp dụng với bệnh nhân viêm khớp.
Rất nhiều người thắc mắc khi bị viêm khớp gối có nên đi bộ không? Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc viêm khớp gối có thể đi bộ. Tuy nhiên, nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng tới khớp gối.
Nếu như biết cách lựa chọn động tác và thực hiện bài tập đúng cách thì đi bộ sẽ có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của việc đi bộ trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp:
- Đi bộ giúp cung cấp chất nhờn để bôi trơn sụn khớp.
- Giảm tình trạng khô khớp và ngăn ngừa hiện tượng cứng khớp.
- Thực hiện bài tập đi bộ giúp duy trì khối lượng cơ, tăng tính linh hoạt cho xương khớp.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả, từ đó giúp giảm áp lực đè lên đầu gối.
- Giảm triệu chứng đau đầu gối.
Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ kết luận là bệnh nhân viêm khớp gối nên thực hiện các bài tập đi bộ nhẹ nhàng. Tuy nhiên với các bệnh nhân viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng thì không nên đi bộ.
Nguyên nhân là do khi đi bộ, trọng lượng cơ thể dồn lên khiến các khớp yếu hơn. Thay vì sử dụng bài tập đi bộ, người bệnh nên chọn các môn thể thao khác phù hợp hơn.
Hướng dẫn phương pháp đi bộ cho bệnh nhân viêm khớp gối
Người mắc bệnh viêm khớp gối có nên đi bộ không? Chuyên gia y tế cho rằng nên thực hiện các bài tập đi bộ vì chúng có thể giúp cải thiện tình trạng khô khớp. Đi bộ cũng được đánh giá là bài tập rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.
Trong quá trình thực hiện bài tập, người bệnh cần thực hiện đúng cách tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn để người mắc viêm khớp đi bộ đúng cách:
- Khởi động trước khi đi bộ: Người bệnh nên thực hiện khởi động trước khi đi bộ. Bài khởi động sẽ giúp làm nóng các khớp. Nên thực hiện các bài duỗi hoặc căng cơ trong khoảng từ 5 – 10 phút.
- Thời gian đi bộ: Mỗi ngày nên thực hiện bài tập đi bộ trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút. Tuy nhiên không nên đi bộ liên tục mà nên chia nhỏ thời gian đi. Bạn có thể thực hiện đi bộ vào buổi sáng và chiều. Mỗi buổi trong khoảng thời gian 20 – 25 phút. Bạn cũng nên lựa chọn những cung đường đẹp để vừa đi vừa hít thở không khí trong lành.
- Khoảng cách đi bộ: Người bệnh nên bước những bước vừa phải, không quá chậm cũng không quá nhanh. Điều này giúp làm giảm tác động lên phần đầu gối đang bị viêm. Bạn cũng nên giữ khoảng cách đi bộ từ 1 đến 2 bước tùy theo sải chân và chiều cao của mỗi người.
Đi bộ là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Bệnh nhân viêm khớp gối có nên đi bộ không? Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa khi bị viêm khớp, người bệnh có thể đi bộ để hỗ trợ trong quá trình điều trị tình trạng viêm đau khớp ở vị trí đầu gối.
Tuy nhiên thực hiện như thế nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bài tập. Dưới đây là một số lưu ý khi người bệnh viêm khớp gối thực hiện bài tập đi bộ:
- Nên lựa chọn loại giày phù hợp, vừa chân và có độ dẻo và êm chân. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng giày cao gót để đi bộ vì có thể ảnh hưởng tới xương khớp.
- Trong quá trình đi bộ nếu như người bệnh có cảm giác đau nhức thì nên dừng lại ngay. Sau đó có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ như chườm đá để giảm đau. Đồng thời nên nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày để giảm đau.
- Người bệnh nên thực hiện bài tập ở những địa điểm trong lành để hiệu quả bài tập tốt nhất.
- Quá trình đi bộ nên chuẩn bị nước uống và nên có điểm dừng nghỉ ngơi trong quá trình thực hiện.
- Bệnh nhân nên chọn địa điểm tập luyện có địa hình bằng phẳng, không trơn trượt.
Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Bệnh nhân hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập đi bộ. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Ngoài ra nếu trong quá trình đi bộ bị đau nhức khớp gối thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị.