Các loại thuốc kháng sinh trị viêm xoang hiệu quả, phổ biến hiện nay
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang được sử dụng trong các trường hợp viêm nặng hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ, tê liệt, loãng xương, kháng thuốc… Để nắm rõ thông tin và cách sử dụng an toàn các thuốc kháng sinh trị viêm xoang, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.
Bị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?
Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến sau cảm cúm. Bệnh thường là hậu quả của sự tắc nghẽn lỗ thông xoang do lớp niêm mạc lót trong các hốc xoang bị viêm nhiễm, phù nề, cùng với quá trình tăng tiết dịch nhầy và nước. Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây biến chứng nặng hơn. Triệu chứng viêm xoang thường bắt đầu với các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu trước trán và vùng gốc mũi….
Viêm xoang bao gồm 2 dạng chính: viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Trong đó viêm xoang cấp tính thường diễn ra từ 4 – 12 tuần (bao gồm cả viêm bán cấp). Viêm xoang mãn tính thường kéo dài trên 12 tuần, thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.
Nguyên nhân chính gây viêm xoang có thể là virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 2% các trường hợp xoang cấp tính là do vi khuẩn gây ra và phải cần dùng đến kháng sinh trong điều trị. Điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ không có lợi ích điều trị với phần lớn các trường hợp viêm xoang còn lại. Vì vậy, không phải trường hợp viêm xoang nào cũng cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh trị viêm xoang chỉ nên sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, viêm nặng hoặc đe dọa biến chứng nguy hiểm.
Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn?
Tình trạng viêm nhiễm virus đường hô hấp này thường kéo dài hơn 10 ngày với các triệu chứng sốt cao đột ngột, chảy nước mũi, nghẹt mũi…. Chỉ một số ít trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn tiên phát. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), Streptococcus nhóm A (GAS – liên cầu tan huyết beta nhóm A) Streptococcus species, Moraxella catarrhalis và anaerobic bacteria (vi khuẩn yếm khí).
Nuôi cấy bệnh phẩm là dịch mủ xoang là cách chính xác nhất để chẩn đoán xác định viêm xoang do vi khuẩn, đồng thời định danh vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ thường rất ít khi sử dụng phương án này mất nhiều thời gian nuôi cấy, làm lỡ “giai đoạn vàng” để điều trị bệnh.
Viêm xoang do vi khuẩn thường được bác sĩ xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bao gồm:
- Triệu chứng dai dẳng > 10 ngày
- Sốt cao > 39 độ C, mũi chảy mủ và đau vùng mặt kéo dài ít nhất 3 ngày liên tiếp
- Giảm hoặc mất khứu giác, ù tai nặng, mệt mỏi
- Các triệu chứng giảm dần trong 5 ngày rồi lại tăng lại với mức độ nặng gấp nhiều lần trước đó
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoang
Mặc dù chỉ có khoảng 2% các trường hợp viêm xoang cấp khởi phát do vi khuẩn, tuy nhiên theo thống kê của Hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh, hầu hết bệnh nhân đều được kê đơn kháng sinh. Bởi trong một số trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nặng, kháng sinh còn được sử dụng với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn.
Nguyên tắc khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh như sau:
1. Ưu tiên cân nhắc sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm xoang hàm.
2. Lựa chọn thuốc kháng sinh trị viêm xoang phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và cân nhắc tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây của bệnh nhân.
3. Với thể trung bình và không sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần đây, nên sử dụng kháng sinh β-Lactam như amoxicillin/clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxim hoặc cefdinir.
4. Với những người bệnh viêm xoang đã sử dụng thuốc kháng sinh gần đây hoặc bệnh chưa ở mức nguy hiểm, việc lựa chọn kháng sinh ưu tiên thuốc quinolon đường hô hấp, amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone hoặc kết hợp với kháng sinh phổ rộng đối với người lớn và amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone đối với trẻ em.
5. Thời gian dùng kháng sinh trung bình từ 5 – 7 ngày. Cụ thể:
- Amoxicillin 500 mg, uống 3 lần/ngày
- Amoxicillin/clavulanate, 500 mg/125 mg, uống 3 lần/ngày
- Amoxicillin/clavulanate, 875 mg/125 mg, 2 lần/ngày
- Doxycycline, 100 mg 2 lần/ngày hoặc 200mg 1 lần/ngày
- Levofloxacin 500-750 mg 1 lần/ngày
- Moxifloxacin 400 mg 1 lần/ngày
6. Đối với thể viêm xoang nặng, viêm xoang có biến chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày.
7. Trong trường hợp phác đồ điều trị kháng sinh ban đầu thất bại, cần đánh giá, thay đổi phương pháp hoặc cân nhắc thực hiện CT Scanner, nội soi mũi và nuôi cấy vi khuẩn.
Bị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến
Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn và mức độ trầm trọng của bệnh lý, các bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn 1 số thuốc kháng sinh trị viêm xoang sau:
1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin
Là nhóm kháng sinh tiêu biểu, được ưu tiên sử dụng hàng đầu trong điều trị viêm xoang. Cơ chế tác dụng của nhóm này là tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này rất dễ gây dị ứng.
Các kháng sinh nhóm Penicillin được sử dụng trong điều trị viêm xoang gồm:
Penicillin G
Penicillin G nhạy cảm với hầu hết các cầu khuẩn gram (+), liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu và các trực khuẩn ái khí và yếm khí gram (+).
Penicillin G rất ít độc, nhưng so với thuốc kháng sinh khác, tỷ lệ gây dị ứng của thuốc khá cao (1 – 10%), từ phản ứng rất nhẹ đến tử vong do sốc phản vệ. Bên cạnh đó, loại kháng sinh này dễ bị phân hủy bởi dịch vị đường tiêu hóa nên không uống được.
Liều lượng:
- Người lớn: 1 triệu đến 50 triệu UI/ 24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (pH dịch truyền 6- 7).
- Trẻ em trung bình cho 100.000 UI/ kg/ 24h.
Amoxicillin (+ Acid clavulanic/clavulanate)
Là kháng sinh nhóm Penicillin bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với hầu hết các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trong đó có vi khuẩn gây bệnh viêm xoang. Loại kháng sinh này không bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày nên thường dùng đường uống. Tỷ lệ hấp thu thuốc qua đường uống lên tới 90%. Tuy nhiên, Amoxicillin lại dễ bị phá hủy bởi men beta – lactamase.
Liều lượng:
- Người lớn: 2- 4g/ ngày.
- Trẻ em 50 mg/ kg/ ngày.
- Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
Amoxicillin được xem là loại kháng sinh khá an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm. Các tác dụng phụ thường gặp của Amoxicillin là phát ban, chóng mặt, mất ngủ…
Hiện nay, để nâng cao hiệu quả của Amoxicillin trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bác sĩ thường kê dạng kết hợp với Acid clavulanic/clavulanate. Acid clavulanic có tác dụng ức chế men beta – lactamase do các chủng khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn sản sinh ra.
Liều dùng thông thường của dạng kết hợp chứa 500 mg Amoxicillin và 125mg Acid clavulanic là:
- Người lớn và trẻ em > 40 kg: Dùng 1 viên/lần, lặp lại sau mỗi 8 giờ, uống ngày 3 lần.
- Trẻ em < 40kg: Dùng 20mg/kg/ngày, chia 3 lần.
2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin
Trong điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường lựa chọn các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2, 3, 4. Nhóm kháng sinh thế hệ 1như cefalotin và cefazolin ít được sử dụng trong điều trị do ít có tác dụng chống vi khuẩn Gram âm và hầu như đã bị kháng thuốc.
Các Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn và hoạt động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn, tương tự như Penicillin. Trong đó, các kháng sinh thế hệ 4 còn có độ bền vững cao đối với sự thủy phân bởi các beta – lactamase.
Các kháng sinh nhóm Cephalosporin được sử dụng trong điều trị viêm xoang là:
- Thế hệ 2: Cefoxitin, Cefaclor, Cefuroxim…
- Thế hệ 3: Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir, Ceftriaxone, Ceftazidime…
- Thế hệ 4: Cefixim và Cefpirome
Nhóm kháng sinh này thường không được sử dụng khi viêm xoang do các vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus pneumonia kháng penicillin, Staphylococcus epidermidis kháng methicillin, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Staphylococcus coagulase âm tính,…
Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: Sốt, phát ban, nổi mề đay, co thắt phế quản do phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ái toan…
3/ Kháng sinh nhóm Macrolid
Erythromycin và Azithromycin là hai loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn xoang. Đặc điểm của các kháng sinh này phân bố tốt trong xương và dịch đường hô hấp. Vì vậy chúng thường được sử dụng thay thế trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Beta Lactam (gồm các penicillin và các cephalosporin) khi nhiễm tụ cầu, phế cầu và liên cầu.
Cơ chế tác dụng của các Macrolid là ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn gây bệnh, từ đó kìm hãm sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Macrolid chủ yếu nhạy cảm với một số chủng vi khuẩn Gram(+), một số vi khuẩn không điển hình (Clostridium Perfringens, Corynebacterium Diphtheriae, Listeria Monocytogenes) và các vi khuẩn nội bào như Mycobacteria…
Thuốc chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis.
Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc kháng sinh này là gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối (trường hợp tiêm tĩnh mạch). Đặc biệt, nhóm thuốc kháng sinh này bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Những tác dụng phụ khác như gây dị ứng da (ban đỏ, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn….
Erythromycin
Là thuốc đầu tiên trong nhóm macrolid có thời gian bán thải ngắn nên phải uống nhiều lần trong ngày. Thuốc dung nạp tốt đường uống, có thể dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và bệnh nhân AIDS để điều trị nhiễm khuẩn xoang và các nhiễm khuẩn cơ hội khác.
Liều dùng:
- Người lớn: 1 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 lần, khi nhiễm khuẩn nặng. Có thể tăng đến 4g/ngày, chia nhiều lần.
- Trẻ em: 30 – 50 mg/kg/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên gấp đôi. Trẻ em từ 2 – 8 tuổi dùng liều 1g/ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng 500 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
- Với các trường hợp người bệnh không có khả năng uống, hoặc bệnh nặng, có thể tiêm tĩnh mạch với liều lượng tương đương với liều dùng đường uống.
Azithromycin
Azithromycin có phổ diệt khuẩn rất rộng, thời gian bán thải dài (hơn 70 giờ) nên chỉ cần dùng một lần trong ngày.
Loại kháng sinh này nhạy cảm với hầu hết các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng đường hô hấp trên như Staphylococcus aureus, Streptococcus, Pneumococcus và các vi khuẩn gram âm như Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium, Chlamydia pneumonia,…
Liều dùng:
- Người lớn: Liều tấn công 500mg/lần, sau đó duy trì với liều 250mg/ngày trong 4 ngày.
- Trẻ em: Tấn công với liều 10mg/kg và duy trì 5mg/kg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.
Spiramycin
Ngoài Erythromycin và Azithromycin được sử dụng phổ biến thì Spiramycin đôi khi cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn răng hàm mặt, nhiễm trùng hô hấp, da và bộ phận sinh dục.
4/ Co-Trimoxazol (Biseptol)
Là chế phẩm phối hợp giữa Trimethoprim + Sulfamethoxazol được phối hợp theo tỷ lệ tối ưu 1:5. Khi vào cơ thể, Sulfamethoxazol ức chế sự hình thành và chuyển hóa axit folic, từ đó gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn. Trong khi trimethoprim lại ức chế tổng hợp enzyme dihydrofolate reductase (DHFR)của khuẩn gây bệnh, ngăn chặn hiệu quả sự tổng hợp các tiền chất nucleotide, ức chế DNA, RNA và tổng hợp protein của vi khuẩn. Vì có sự phối hợp 2 loại dược chất này tạo nên tác dụng hiệp đồng, tăng cường làm tăng hiệu quả diệt khuẩn và làm giảm tình trạng kháng thuốc.
Cotrimoxazol thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn trong các trường hợp:
- Nguy cơ kháng thuốc cao hoặc đã kháng một trong hai loại kháng sinh này.
- Biến chứng viêm tai giữa do streptococcus pneumoniae (phế cầu) and H. influenzae.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: sốt, nôn, buồn nôn, viêm lưỡi, tiêu chảy…
Liều dùng: Thường dùng 48 mg/kg/ngày, chia 2 lần.
6/ Kháng sinh nhóm Tetracyclin
Thường dùng là Doxycyclin.
Loại kháng sinh này thường chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn xoang nặng hoặc vi khuẩn kháng thuốc ở người lớn. Trẻ em thường không được khuyến cáo sử dụng kháng sinh nhóm Tetracyclin vì có nguy cơ cao gây giảm sản xuất men răng, gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm tốc độ phát triển chiều dài của xương.
7/ Kháng sinh nhóm Quinolon
Thường dùng các Fluoroquinolon mới như levofloxacin, trovafloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin.
Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng, được sử dụng hiệu quả trong điều trị các nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, hô hấp, trong đó có viêm xoang. Nhóm thuốc này có phổ kháng mở rộng trên gram (+), nhất là các nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ở các fluoroquinolon cũng thấp hơn.
Thuốc có sinh khả dụng đường uống cao (lên tới 95%), thời gian bán thải dài (4 – 12 giờ), thải trừ chủ yếu qua thận nên cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận.
Tuy nhiên, các Quinolon có thể gây ra những những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, không hồi phục như như đứt gân Achille. Các tác dụng phụ ban đầu có thể gồm đau gân, đau cơ bất thường, yếu cơ, cảm giác tê rần như kiến bò hoặc cảm giác đau nhói như kim châm, tê hoặc liệt tay, chân, lú lẫn và ảo giác. Ngoài ra thuốc còn gây một số tác dụng phụ lên chuyển hóa, rối loạn đường huyết, rối loạn thị lực, phản ứng tan máu…
Do những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng các fluoroquinolon trên các bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn không có lựa chọn điều trị khác. Đặc biệt, không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có mang hoặc đang nuôi con bú.
Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm xoang
Mặc dù kháng sinh là ưu tiên hàng đầu trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nhưng cần lưu ý rằng, sử dụng sai loại và sai cách kháng sinh sẽ làm tăng các tác dụng phụ, nguy cơ nhiễm khuẩn ngược và tỷ lệ kháng kháng sinh ở bệnh nhân và cộng đồng.
Do vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm xoang, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có yêu cầu và chỉ định từ bác sĩ
- Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị về liều lượng, thời gian khi sử dụng kháng sinh hoặc bất kỳ các loại thuốc khác. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột trong thời gian điều trị.
- Mục đích của kháng sinh là tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, nhằm cải thiện các triệu chứng do nhiễm trùng gây nên. Để điều trị triệt để và toàn viêm xoang, người bệnh cần kết hợp thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác sao cho phù hợp.
- Không sử dụng lại đơn thuốc kháng sinh cũ nếu bệnh viêm xoang tái phát. Không sử dụng đơn thuốc kháng sinh của người bệnh khác dù cũng bệnh, cũng triệu chứng vì cơ địa và tình trạng kháng thuốc của mỗi người là khác nhau.
- Tham vấn hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu gặp tác dụng phụ hoặc các bất thường khác trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang.
- Trong trường hợp dị ứng kháng sinh (chủ yếu ở bệnh nhân sử dụng nhóm Penicilin), người bệnh cần ngừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh để dẫn tới sốc phản vệ.
- Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt đồng thời cả các lợi khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh nên tham vấn bác sĩ về các biện pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột như sử dụng men vi sinh hoặc các thực phẩm giàu lợi khuẩn….
- Kháng sinh có thể tương tác hiệp đồng, tăng tác dụng hoặc tương tác đối lập, giảm tác dụng với một số loại thuốc hoặc thực phẩm khác. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng và những thực phẩm cần tránh trong thời gian điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh.
- Sau 1 liệu trình sử dụng kháng sinh, người bệnh nên đi khám để các bác sĩ đánh giá lại hiệu quả điều trị và điều chỉnh thuốc nếu cần.
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm, đồng thời giúp làm giảm triệu chứng như đau đầu, đau mắt, và đau nặng ở vùng mặt và trán. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải được hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng kháng thuốc.
Nội dung chínhBị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoangBị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin3/ Kháng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoangBị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin3/ Kháng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoangBị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin3/ Kháng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoangBị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin3/ Kháng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoangBị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin3/ Kháng […]
Xem chi tiết