Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết và điều trị dứt điểm
Viêm xoang mũi dị ứng có xu hướng diễn tiến thành mãn tính và rất khó để điều trị. Nếu người bệnh không tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh, bệnh sẽ tái phát trở lại nhanh chóng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về viêm xoang dị ứng trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Viêm xoang mũi dị ứng là thuật ngữ để chỉ những trường hợp bị viêm xoang diễn tiến từ viêm mũi dị ứng. Trên thực tế, viêm mũi dị ứng là căn bệnh khác viêm xoang nhưng có mối liên hệ mật thiết và các biểu hiện khá tương đồng. Vậy viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào? Tại sao xuất hiện bệnh viêm xoang dị ứng?
Trước hết, viêm mũi dị ứng là tình trạng sưng nề niêm mạc mũi xoang khi gặp các tác nhân kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể. Các tác nhân có thể là phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn… khiến cơ thể giải phóng histamin với số lượng lớn. Từ đó dẫn đến các triệu chứng dị ứng tại mũi.
Trong khi đó viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng sưng nề tại lớp lót niêm mạc do nhiễm trùng gây ra. Tác nhân gây bệnh thường là các vi khuẩn, virus, nấm…và bệnh diễn tiến phức tạp, có khả năng gây biến chứng cao hơn so với viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng nhiễm trùng xoang ở những người bệnh có cơ địa mẫn cảm và tiền sử mắc viêm mũi dị ứng. Do bị viêm mũi dị ứng lâu ngày, hệ miễn dịch suy yếu nên các vi sinh thừa cơ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do:
- Người bị viêm mũi dị ứng nhiễm siêu vi nên các virus tấn công và gây nhiễm trùng, thường là sau một đợt cảm cúm.
- Người bị viêm mũi dị ứng sinh sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.
- Người bị viêm mũi dị ứng mãn tính, điều trị không hiệu quả hoặc lạm dụng thuốc xịt mũi.
Triệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứng
Viêm xoang mũi dị ứng là căn bệnh có những biểu hiện chồng chéo của bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Cơ địa mẫn cảm, dễ bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc thời tiết chuyển mùa.
- Tình trạng tắc nghẽn mũi do chảy nhiều dịch thường xuyên xảy ra, có thể chảy dịch mũi xuống họng nếu bị viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm.
- Dịch mũi từ dịch trong chuyển sang dịch đặc hơn, có mủ và chuyển sang màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.
- Sốt, mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác đau nhức ở mặt, mũi, đầu, thái dương, hốc mắt hoặc sau gáy, răng hàm.
Như đã nói, viêm xoang và viêm mũi dị ứng là hai căn bệnh khác biệt. Nếu bạn chỉ có các triệu chứng như ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy dịch trong thì đó là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng.
Còn khi có hiện tượng đau nhức, sốt, dịch mũi đặc, có màu và mùi hôi thì đó là biểu hiện của bệnh viêm xoang. Người bệnh cần nhận biết được sự khác nhau giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng để có hướng điều trị đúng đắn.
Viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Phương, bệnh có xu hướng diễn tiến thành mãn tính và tương đối khó điều trị. Cho nên người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Các bệnh viêm đường hô hấp mãn tính: Tai mũi họng là những cơ quan nối thông nhau nên các virus, vi khuẩn có thể nhanh chóng lây lan và gây nhiễm trùng lẫn nhau. Người bị viêm xoang thường dễ bị viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, hen suyễn và ngược lại.
- Các biến chứng tại mắt gây mù lòa: Do hệ thống xoang nằm bao quanh mắt và các dây thần kinh nên viêm xoang có thể gây biến chứng tại mắt nhanh chóng. Các chuyên gia ước tính tỷ lệ bị nhiễm trùng mắt do viêm xoang có thể lên đến 85%, ngay cả ở giai đoạn viêm xoang cấp. Người bệnh dễ gặp các bệnh như viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ…
- Biến chứng tại não ảnh hưởng đến tính mạng: Người bệnh bị viêm xoang sàng, viêm xoang bướm có khả năng gặp biến chứng tại não cao hơn so với các dạng viêm xoang khác. Các biến chứng thường gặp bao gồm viêm màng não, áp xe não, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch hang…
Do đó, người bệnh cần điều trị viêm mũi xoang dị ứng càng nhanh chóng để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách điều trị viêm xoang dị ứng
Về bản chất, viêm xoang mũi dị ứng là căn bệnh có sự chồng chéo của viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Cho nên quá trình điều trị cũng cần kết hợp phương pháp chữa viêm xoang và tình trạng viêm mũi dị ứng của hai căn bệnh này.
Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoang
Bệnh có xu hướng diễn tiến mãn tính cho nên các chuyên gia không khuyến khích việc sử dụng bài thuốc dân gian như một phương pháp điều trị chính. Người bệnh chỉ dùng mẹo dân gian để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, chảy nhiều dịch.
Khi chọn bài thuốc để điều trị, người bệnh cũng nên chọn các cây thuốc nam có đặc tính vừa diệt khuẩn, kháng viêm vừa hỗ trợ điều trị dị ứng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian tương đối an toàn và lành tính mà người bệnh có thể tham khảo:
- Hoa ngũ sắc: Lấy một nắm cây ngũ sắc (bỏ phần rễ) đem rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó bỏ phần bã và chỉ chắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa vào niêm mạc mũi. Khi dịch xuất tiết dễ hơn thì xì nhẹ nhàng để thải hết dịch viêm ra ngoài.
- Mướp: Lấy rễ và thân mướp già đem rửa sạch, cho vào nồi và sắc cùng 500ml nước trong khoảng 30 phút. Khi cạn còn 200ml thì đem dùng.
- Kim ngân hoa: Lấy 12g kim ngân hoa sắc cùng 100ml nước với lửa nhỏ. Khi cạn còn 10ml thì đem dùng, có thể cho thêm một ít đường để dễ uống hơn.
Hiệu quả của các bài thuốc này phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh cho nên ở mỗi người sẽ có kết quả khác nhau. Khi kết hợp mẹo dân gian cùng với phương pháp khác, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?
Nguyên tắc điều trị của tây y đối với bệnh viêm xoang dị ứng là kiểm soát nguyên nhân dẫn đến bệnh và dùng thuốc thuyên giảm triệu chứng. Cho nên thuốc điều trị chủ yếu là kháng sinh kháng histamin H1, kháng sinh diệt khuẩn và thuốc xịt mũi, thuốc làm tan nhầy.
- Thuốc kháng histamin H1: Các loại thuốc như cetirizine, loratadin, cycloheptadin, terfenadin… có tác dụng làm giảm các phản ứng sinh học do histamin gây ra. Bao gồm giảm ngứa mũi, phù nề và xuất tiết dịch.
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Amoxicillin/clavulanate, Levofloxacin, Moxifloxacin…sẽ có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, ước tính các trường hợp do vi khuẩn gây ra thường khá hiếm, chủ yếu là do virus đường hô hấp.
- Thuốc xịt mũi: Coldi-B, Otrivin 0.05 – 0.1%, Hadocort, Flixonase…là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Chúng có tác dụng giảm triệu chứng sưng nề, căng mũi, đau nhức, hạn chế tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn mũi.
Các loại thuốc này đều có tác dụng phụ nên cần kiểm soát chặt chẽ về liều lượng, cách dùng. Người bệnh chưa thăm khám tại bệnh viện, không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tuyệt đối không được mua thuốc về điều trị.
Thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận, dạ dày, hệ miễn dịch… Còn các loại thuốc xịt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn.
Ngoài dùng thuốc điều trị, bác sĩ có thể dùng thêm thủ thuật Proetz để rửa xoang cho những bệnh nhân có mủ đặc và nhiều. Trong trường hợp bệnh nhân có sự bất thường về mặt cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn, có polyp mũi thì người bệnh có thể cần phẫu thuật dẫn lưu xoang. Các phương pháp phẫu thuật bảo tồn được khuyến khích sử dụng hơn là các phương pháp phẫu thuật tiệt căn.
Chữa viêm xoang dị ứng theo Đông y
Hiện nay, đông y là phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng vì đem lại hiệu quả cao và tác động vào tận gốc bệnh. Dị ứng là một trong những phản ứng cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu và rối loạn. Cho nên nguyên tắc điều trị của đông y đối với viêm mũi xoang dị ứng là nâng cao hệ miễn dịch kết hợp triệt tiêu viêm nhiễm.
Theo quan điểm của đông y, viêm mũi xoang dị ứng xảy ra do phế khí không đủ mạnh, không thể chống lại các tác nhân xấu từ môi trường. Tỳ Vị bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng thăng thanh giáng trọc qua đó thấp trọc với đọng tại mũi. Vì vậy đông y thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng tăng cường Phế khí, bồi dưỡng Can, Thận, Tỳ, nâng cao chính khí để trị viêm mũi xoang dị ứng như bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, kỷ tử, tang diệp…
Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc cổ phương hiện nay chỉ tập trung vào tạng phế, bổ sung phế khí để tiêu viêm, trừ mủ, bài nùng, cải thiện các triệu chứng viêm xoang mũi bên ngoài và chỉ phù hợp với một số đối tượng người bệnh nhất định. Không phải ai dùng cũng mang lại hiệu quả tốt, đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh lâu năm, nhiều bệnh lý nền…
Chuyên gia khuyên cách chăm sóc và phòng tránh viêm xoang dị ứng
Theo bác sĩ Lê Phương, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị viêm mũi xoang dị ứng. Không chỉ làm tăng hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh, một quá trình điều dưỡng tốt còn giúp hệ miễn dịch được tăng cường và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho người bị viêm xoang dị ứng: cá thu, cá hồi hay cá ngừ, sữa chua, súp lơ, ớt chuông, các loại rau lá xanh…
- Hạn chế ăn các thực phẩm như hải sản, đậu phộng, thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
- Sử dụng các loại trà giúp thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, chống dị ứng tốt như trà hoa cúc, trà tía tô, trà gừng, trà bạch đàn.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên dễ kích hoạt dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm, hóa chất…
- Rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để diệt khuẩn mũi họng tốt hơn trong suốt quá trình chữa trị.
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của mạt bụi.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch
- Uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng dịch nhầy giúp xoang mũi đào thải dịch dễ dàng hơn, làm giảm tình trạng tắc nghẽn.
- Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, lá thuốc lào…
Như vậy, viêm xoang mũi dị ứng thực chất là tình trạng nhiễm trùng xoang do bị viêm mũi dị ứng lâu ngày. Người bệnh cần nhanh chóng điều trị khi thấy các biểu hiện của bệnh. Đồng thời sử dụng các phương pháp đặc trị chuyên sâu thay vì dùng bài thuốc dân gian ngay từ đầu.
Nội dung chínhViêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứngViêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?Cách điều trị viêm xoang dị ứng Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoangTây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?Chữa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứngViêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?Cách điều trị viêm xoang dị ứng Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoangTây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?Chữa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứngViêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?Cách điều trị viêm xoang dị ứng Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoangTây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?Chữa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứngViêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?Cách điều trị viêm xoang dị ứng Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoangTây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?Chữa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết viêm xoang mũi dị ứngViêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?Cách điều trị viêm xoang dị ứng Mẹo dân gian chữa dị ứng mũi gây viêm xoangTây y chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?Chữa […]
Xem chi tiết