Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm xoang mãn tính là một bệnh lý phức tạp, gây ra nhiều triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị rất quan trọng để quản lý bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Cùng Trung Tâm Đông Y Việt Nam chúng tôi tìm hiểu toàn bộ kiến thức này trong bài viết dưới đây.
Bác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?
Viêm xoang mãn tính là tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy kéo dài của niêm mạc lót bên trong các xoang, thường kéo dài hơn 12 tuần.
Tình trạng này gây cản trở sự lưu thông không khí và dịch nhầy trong xoang, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đau nhức vùng mặt, giảm khứu giác và đôi khi kèm theo sốt hoặc mệt mỏi.
Bệnh được phân loại theo vị trí xoang bao gồm:
- Viêm xoang hàm mạn tính.
- Viêm xoang trán mạn tính.
- Viêm xoang bướm mãn tính.
- Viêm xoang sàng mãn tính.
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tính bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
Nhiễm trùng:
- Vi khuẩn và virus: Khi hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc xoang bị tắc nghẽn do các yếu tố khác, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm kéo dài.
- Nấm: Trong một số trường hợp, nhiễm nấm cũng có thể gây viêm xoang mãn tính, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Dị ứng:
- Viêm mũi dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy cơ cao bị viêm xoang mãn tính do tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc mũi và xoang.
- Các tác nhân gây dị ứng: Phấn hoa, bụi, lông động vật, nấm mốc,… kích thích niêm mạc xoang, gây viêm và phù nề, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bất thường cấu trúc mũi xoang:
- Vẹo vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi bị lệch làm cản trở dòng chảy của không khí và dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm xoang.
- Polyp mũi: Đây là những khối u lành tính trong mũi hoặc xoang, chúng chặn đường thoát dịch nhầy, gây ứ đọng và viêm nhiễm.
- Các bất thường khác: Quá phát cuốn mũi, hẹp đường thở mũi cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang mãn tính.
Các yếu tố khác:
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh lý (HIV/AIDS, ung thư,…) hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm xoang thể mãn tính.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích niêm mạc mũi xoang, gây viêm nhiễm.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động làm tổn thương niêm mạc mũi xoang múi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.
Các triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hình
Khi bị viêm xoang thể mãn tính, người bệnh sẽ đối diện với những triệu chứng như sau:
Triệu chứng tại vùng mũi và xoang
- Nghẹt mũi: Nghẹt mũi xảy ra ở một hoặc cả hai bên mũi, gây khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống hoặc thay đổi tư thế.
- Chảy nước mũi: Dịch mũi có thể đặc hoặc loãng, có màu trong, vàng hoặc xanh, đôi khi kèm mùi hôi khó chịu.
- Đau hoặc nặng vùng mặt: Cơn đau tập trung ở vùng trán, má,hoặc quanh mắt, nơi các xoang bị viêm..
- Đau đầu: Đau đầu kèm theo nghẹt mũi và đau mặt, nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi thay đổi tư thế.
- Giảm hoặc mất khứu giác: Người bệnh làm giảm khả năng ngửi mùi, thậm chí mất hoàn toàn khứu giác.
- Hắt hơi: Người bệnh hắt hơi thường xuyên, đặc biệt khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Chảy dịch mũi xuống họng: Dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng có thể gây ho, đau họng, khàn tiếng hoặc cảm giác vướng víu ở cổ họng.
Dấu hiệu viêm xoang mãn tính khác:
- Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và giảm năng suất làm việc.
- Sốt: Sốt nhẹ xảy ra trong trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng.
- Ho: Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm do dịch nhầy chảy xuống họng kích thích đường hô hấp.
- Đau tai hoặc ù tai: Viêm xoang lan đến tai giữa, gây đau tai, ù tai hoặc cảm giác đầy tai.
- Hơi thở hôi: Dịch nhầy ứ đọng trong xoang gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Biến chứng của viêm xoang mãn tính gây ra
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như sau”
Biến chứng tại vùng tai mũi họng:
- Viêm tai giữa: Viêm nhiễm lan từ xoang đến tai giữa qua vòi nhĩ, gây viêm tai giữa với các triệu chứng như đau tai, ù tai, chảy mủ tai, giảm thính lực.
- Polyp mũi: Tình trạng viêm nhiễm mãn tính kích thích sự phát triển của polyp mũi, là những khối u lành tính trong mũi hoặc xoang.
- Áp xe quanh mắt: Viêm xoang lan sang các mô xung quanh mắt, gây áp xe, sưng đau, đỏ mắt và ảnh hưởng đến thị lực.
- Viêm họng mãn tính: Dịch nhầy chảy xuống họng từ xoang sau có thể gây kích ứng và viêm họng mãn tính, dẫn đến ho, đau họng và khàn tiếng.
Biến chứng đường hô hấp dưới:
- Viêm phế quản: Bệnh làm tăng nguy cơ viêm phế quản, đặc biệt ở những người có bệnh lý hô hấp nền như hen suyễn hoặc mắc hội chứng COPD.
- Viêm phổi: Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm xoang lan xuống phổi và gây viêm phổi.
Hệ thần kinh trung ương:
- Viêm màng não: Xảy ra khi vi khuẩn từ xoang xâm nhập vào màng não và gây viêm nhiễm. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn và nôn.
- Áp xe não: Viêm xoang có thể dẫn đến áp xe não, gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong.
Biến chứng khác:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng dai dẳng của bệnh ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ, công việc và các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Mất ngủ: Khó thở và nghẹt mũi do viêm xoang gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, dẫn đến mệt mỏi và suy giảm sức khỏe.
- Trầm cảm và lo âu: Viêm xoang mãn tính kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra cảm giác chán nản, lo âu và giảm tự tin.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi:
- Các biểu hiện viêm xoang mãn tính kéo dài hơn 12 tuần.
- Triệu chứng không cải thiện sau khi thử các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.
- Nếu các triệu chứng viêm xoang trở nên nặng hơn, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng mới hoặc bất thường như sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ, thay đổi thị lực,…
- Nghi ngờ có polyp mũi hoặc các bất thường cấu trúc mũi xoang.
- Có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD, suy giảm miễn dịch hoặc đang mang thai,…
Phương pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán viêm xoang mãn tính đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
Khám lâm sàng và hỏi bệnh:
- Bác sĩ hỏi về triệu chứng: Bao gồm thời gian, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố làm triệu chứng nặng hơn, tiền sử dị ứng, bệnh lý nền,…
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra mũi, xoang, họng và tai để tìm dấu hiệu viêm nhiễm, phù nề, chảy dịch,…
Khám cận lâm sàng:
- Nội soi mũi: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ, có gắn đèn và camera, vào mũi để quan sát trực tiếp bên trong các xoang giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Chụp CT scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc của xoang, giúp phát hiện các bất thường như viêm nhiễm, tắc nghẽn, polyp hoặc khối u.
- Xét nghiệm dị ứng: Nếu nghi ngờ viêm xoang do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm dị ứng để xác định tác nhân gây dị ứng cụ thể.
- Nuôi cấy dịch xoang: Lấy mẫu dịch từ xoang để nuôi cấy và xác định vi khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch, dị ứng hoặc các bệnh lý tự miễn có thể liên quan đến viêm xoang mãn tính.
3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quả
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị viêm xoang mãn tính phù hợp:
Dùng nguyên liệu tự nhiên
Những trường hợp bệnh mức độ nhẹ có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Sử dụng gừng tươi
- Tác dụng: Gừng chứa các hợp chất gingerol và shogaol có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm viêm ở niêm mạc xoang và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Cách dùng: Đun sôi vài lát gừng tươi với nước, sau đó uống như trà.
Dùng tỏi giảm triệu chứng bệnh
- Tác dụng: Tỏi chứa allicin, một hợp chất có tính kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng xoang.
- Cách dùng: Giã nát vài tép tỏi, cho vào nước sôi và xông mũi bằng hơi nước từ hỗn hợp này.
Nghệ cải thiện viêm xoang
- Tác dụng: Curcumin trong nghệ có tác dụng mạnh mẽ, chống oxy hóa, giúp giảm sưng nề ở xoang và cải thiện sức khỏe tổng thể của niêm mạc xoang.
- Cách dùng: Pha bột nghệ với nước ấm và mật ong để uống hàng ngày.
Dầu khuynh diệp
- Tác dụng: Dầu khuynh diệp có mùi hương mạnh, giúp thông mũi, làm loãng dịch nhầy và có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang.
- Cách dùng: Thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào nước sôi, sau đó xông mũi bằng hơi nước này. Hơi nước khuynh diệp giúp làm thông thoáng đường hô hấp và giảm nghẹt mũi.
Mật ong
- Tác dụng: Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang, đồng thời làm dịu và dưỡng ẩm niêm mạc xoang.
- Cách dùng: Hòa 1 – 2 thìa mật ong vào nước ấm, uống vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng viêm xoang.
Sử dụng thuốc Tây
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong phác đồ trị bệnh:
Corticosteroid dạng xịt mũi:
- Tác dụng: Là thuốc kháng viêm mạnh, được sử dụng để giảm viêm xoang, giảm sưng nề niêm mạc và cải thiện dòng chảy của dịch nhầy trong xoang.
- Các loại thuốc: Thuốc xịt mũi (Dexamethasone, Fluticasone và Budesonide), thuốc uống (Prednisone).
Kháng sinh:
- Tác dụng: Điều trị các nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, giúp giảm viêm xoang mãn tính đợt cấp tính và mãn tính.
- Các loại thuốc: Amoxicillin, Augmentin, Doxycycline.
Nhóm thuốc kháng Histamin:
- Tác dụng: Được sử dụng để giảm triệu chứng của viêm xoang do dị ứng, như nghẹt mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi.
- Các loại thuốc: Loratadine, Cetirizine và Fexofenadine.
Nhóm thuốc co mạch:
- Tác dụng: Giúp co mạch máu trong niêm mạc mũi, từ đó giảm sưng và nghẹt mũi.
- Các loại thuốc: Pseudoephedrine và Phenylephrine.
Phương pháp phẫu thuật
Khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, một số phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định như sau:
Phẫu thuật nội soi xoang
- Mục đích: Mở rộng các lỗ xoang bị tắc nghẽn, loại bỏ polyp mũi và cải thiện dòng chảy của dịch nhầy, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
- Quy trình: Bác sĩ sử dụng ống nội soi nhỏ có gắn camera để quan sát chi tiết các xoang và thực hiện các thao tác cắt bỏ hoặc mở rộng cần thiết.
Chỉnh hình vách ngăn mũi
- Mục đích: Là phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi bị lệch, giúp cải thiện dòng chảy của không khí và dịch nhầy trong mũi, từ đó giảm nguy cơ viêm xoang mãn tính.
- Quy trình: Bác sĩ sẽ nắn chỉnh vách ngăn mũi bị lệch trở về vị trí thẳng và cân đối, giúp thông thoáng các xoang.
Phẫu thuật mở xoang hàm:
- Mục đích: Loại bỏ các khối u hoặc tổ chức nhiễm trùng trong xoang hàm mà không thể tiếp cận được qua nội soi.
- Quy trình: Bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ ở phía trong miệng (trên lợi) để tiếp cận xoang hàm, sau đó loại bỏ các tổ chức nhiễm trùng hoặc khối u.
Phẫu thuật nâng xoang:
- Mục đích: Nâng cao cấu trúc xoang và mở rộng lỗ thông của xoang trán để cải thiện dẫn lưu và giảm triệu chứng.
- Quy trình: Bác sĩ sẽ tạo đường mổ nhỏ ở khu vực trán hoặc mũi để tiếp cận và nâng cấu trúc xoang, giúp cải thiện dẫn lưu dịch nhầy.
Phòng ngừa viêm xoang mãn tính
Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải hoặc tái phát bệnh.
Vệ sinh mũi xoang đúng cách:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Thực hiện rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch xoang, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng.
- Tránh ngoáy mũi: Ngoáy mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Hạn chế sử dụng thuốc xịt mũi: Sử dụng thuốc xịt mũi quá nhiều có thể gây lệ thuộc và làm tổn thương niêm mạc mũi.
Tránh tác nhân gây dị ứng – kích ứng:
- Xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng: Nếu bạn biết mình bị dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc các chất khác, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chúng.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ, để giảm thiểu bụi bẩn và nấm mốc.
- Sử dụng máy lọc không khí: Máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ các hạt bụi mịn và các tác nhân gây dị ứng khác trong không khí.
- Tránh tiếp xúc khói thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc khói thuốc lá thụ động có thể kích thích niêm mạc mũi xoang và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Điều trị kịp thời bệnh lý liên quan:
- Viêm mũi dị ứng: Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng thành viêm xoang mãn tính.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, hãy điều trị để giảm thiểu nguy cơ kích ứng niêm mạc mũi xoang.
- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch: Nếu bạn có bệnh lý suy giảm miễn dịch, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Khám tai mũi họng định kỳ: Đến khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để kiểm tra sức khỏe mũi xoang và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Tăng cường sức đề kháng:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể được phục hồi và tăng cường đề kháng.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, hãy tìm cách thư giãn và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Bài viết đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về viêm xoang mãn tính. Việc nắm vững những thông tin này giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả. Hãy áp dụng những kiến thức này để quản lý bệnh một cách tối ưu, cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nội dung chínhBác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tínhCác triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hìnhBiến chứng của viêm xoang mãn tính gây raKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quảDùng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tínhCác triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hìnhBiến chứng của viêm xoang mãn tính gây raKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quảDùng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tínhCác triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hìnhBiến chứng của viêm xoang mãn tính gây raKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quảDùng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tínhCác triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hìnhBiến chứng của viêm xoang mãn tính gây raKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quảDùng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBác sĩ phân tích viêm xoang mãn tính là gì?Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang mãn tínhCác triệu chứng viêm xoang mãn tính điển hìnhBiến chứng của viêm xoang mãn tính gây raKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán3 cách điều trị bệnh viêm xoang thể mãn tính hiệu quảDùng […]
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Comments are closed.